Không phải tôn giáo, không phải thể dục: Pháp Luân Đại Pháp là môn tu luyện giữa đời thường, mang lại sức khỏe và an lành cho hàng triệu người trên thế giới.

Có thể nhiều người trong chúng ta đã nghe nói đến Pháp Luân Đại Pháp hay Pháp Luân Công; môn khí công áp dụng nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn vào cuộc sống thường ngày; cùng 5 bài tập nhẹ nhàng, ai cũng có thể luyện.

“Pháp Luân Đại Pháp là một môn tập đem lại sức khỏe tốt hơn và nội tâm an hòa cho hàng triệu người trên khắp thế giới.”

Tuyên bố J1432 của Thượng viện New York năm 2017 nhân ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới.

Các bài giảng và hướng dẫn tập trong Pháp Luân Đại Pháp được đăng tải công khai, miễn phí. Nhiều học viên chia sẻ trên các phương tiện truyền thông xã hội về những lợi ích; mà họ có được từ việc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Nhiều nhân sỹ cũng ghi nhận những đóng góp tích cực của Pháp Luân Đại Pháp đối với xã hội.

Dù vậy, nhiều người không biết đến những thông tin như thế. Một số người chỉ biết đến các thông tin bôi nhọ môn tập từ chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Trong hơn 100 quốc gia có học viên Pháp Luân Đại Pháp, chỉ riêng Trung Quốc liên tục cấm đoán; đàn áp và giết hại những người tập Pháp Luân Công từ năm 1999 đến nay. 

Vì sao chính quyền Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công? Bắc Kinh gây áp lực như thế nào nhằm yêu cầu các nước khác làm điều tương tự? Những điều này có liên quan gì đến người Việt Nam chúng ta?…. Bài tổng hợp dưới đây hy vọng đem tới cho bạn thông tin về những điều này.

Nội dung chính

1. Pháp Luân Đại Pháp là gì?

Pháp Luân Đại Pháp, còn gọi là Pháp Luân Công, là một môn khí công tu luyện theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.

Pháp môn này gồm bộ phận tu sửa tâm tính theo tiêu chuẩn Chân thành, Thiện lương, Nhẫn nại; và nội hàm rộng lớn hơn nữa của nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Bên cạnh đó là việc rèn luyện 5 bài công pháp nhẹ nhàng; gồm 4 bài đứng và 1 bài thiền định.

Thông qua việc vừa tu tâm tính, vừa luyện động tác, không ngừng đề cao tiêu chuẩn tâm tính cho bản thân; người học có thể đạt đến trạng thái khỏe mạnh, không còn bệnh tật, tinh thần an hòa và thăng hoa về cảnh giới sinh mệnh.

Tu tâm tính theo Chân-Thiện-Nhẫn:

Các bài giảng trong Pháp Luân Đại Pháp giúp người tập hiểu về nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn; dần dần đề cao tâm tính của mình; có thể buông bỏ các thói hư tật xấu như giả dối, nóng giận, thiếu kiên nhẫn, ghen tị, khoe khoang…

Cuốn sách chủ đạo nhất trong Pháp Luân Đại Pháp là cuốn “Chuyển Pháp Luân”.

Luyện 5 bài công pháp:

Cùng với việc tu tâm tính theo Chân- Thiện-Nhẫn, người tập cần luyện 5 bài công pháp. Người tập có thể sắp xếp thời gian tập hợp lý; tùy theo điều kiện công tác, sinh hoạt của mỗi người.

Người mới học có thể tự luyện tập theo video hướng dẫn; hoặc ra các điểm luyện công chung ở các công viên; để nhờ học viên hướng dẫn miễn phí. Cuốn “Đại Viên Mãn Pháp” có giải thích chi tiết từng động tác, đặc điểm và cơ lý của các bài công pháp.

Điểm cốt lõi trong tu luyện Pháp Luân Đại Pháp là tu tâm tính theo Chân-Thiện-Nhẫn. Nếu một người chỉ tập động tác, không tu tâm tính thì không có tác dụng; và cũng không phải học viên Pháp Luân Đại Pháp.

2. Sự phổ truyền của Pháp Luân Đại Pháp trên thế giới

Số lượng học viên Pháp Luân Đại Pháp trên thế giới

Do Pháp Luân Đại Pháp là môn tập miễn phí, không cần đăng ký, không cần ghi danh; nên khó có thể xác định chính xác số lượng người tập trên tế giới. Một số thống kê sơ bộ ước tính có hơn 100 triệu người tập Pháp Luân Công tại nhiều quốc gia; như MỹCanadaĐứcAnhPhápAustraliaNhật BảnHàn QuốcSingaporeViệt Nam

Những người tập Pháp Luân Đại Pháp đến từ mọi bối cảnh, lứa tuổi, tôn giáo, học vấn trong xã hội.

“Tôi biết về môn tu luyện này khi đang ở giữa những cánh rừng già Thụy Điển năm 1998. Như vậy, Pháp Luân Công đã phổ biến trên toàn thế giới trong một thời gian rất ngắn.”

Ông Werner Kleinert, giám đốc quản lý cơ sở hạ tầng cho Đại học Nghệ thuật Stockholm, Thụy Điển.

Các giải thưởng và danh hiệu dành cho Pháp Luân Đại Pháp

Tại Trung Quốc, trong hai lần “Hội Sức khỏe Đông phương” năm 1992 và 1993, Pháp Luân Đại Pháp liên tiếp giành được các danh hiệu cao quý nhất; như “Minh Tinh Công phái”, “Giải Vàng Đặc biệt”, giải thưởng “Thúc đẩy Tiến bộ Khoa học”. Nhà sáng lập Pháp Luân Công – Đại sư Lý Hồng Chí được trao giải thưởng “Khí công Sư được yêu thích nhất”.

Trên toàn thế giới, Pháp Luân Đại Pháp đã nhận được hơn 3.000 giải thưởng và giấy khen từ các quốc gia; để ghi nhận những lợi ích về tinh thần, đạo đức và sức khỏe của môn tập.

Đại sư Lý Hồng Chí đã 4 lần được đề cử giải Nobel Hòa bình. Ông từng được Nghị viện Châu Âu đề cử giải thưởng Tự do Tư tưởng Sakharov. Đại sư Lý Hồng Chí cũng từng được trao tặng giải “Tự do Tín ngưỡng Quốc tế” của tổ chức Freedom House.

3. Chia sẻ của các học viên Pháp Luân Đại Pháp người Việt Nam (Xem toàn bộ)

Cô Lưu Thị Mây

“Trước đây cô Mây từng nghe nói “Đời là bể khổ”, lúc đó cũng không nghĩ gì nhiều. Đến khi bệnh tật đầy thân, muốn chết để chấm dứt sự hành hạ thân thể mà không dám chết. Lúc đó ngẫm thấy người xưa nói không sai. Thế rồi, may mắn xuất hiện khi cô biết đến một môn tu luyện theo Phật Pháp. Cô đã hiểu được bệnh tật đến từ đâu, làm sao có thể sống khoẻ tự nhiên được. Cô hiểu rằng cần thay đổi bản thân mình, như thế bệnh tật mới rời xa.” (Đọc tiếp)

Cơ trưởng Nguyễn Tuấn Dũng

“Cuốn sách Chuyển Pháp Luân đã khiến tôi chấn động tới tận tâm can; bởi đó chính là điều mà tôi tìm kiếm bấy lâu…” (Đọc tiếp)

Võ sư Đào Huy Sự

“Gần 20 năm thực hành võ thuật, nhưng chỉ đến khi tu luyện Pháp Luân Công tôi mới hiểu rằng; để đạt được cảnh giới cao, người ta phải chú trọng Tu hơn là Luyện. Khi tâm tính, đạo đức thăng hoa lên thì công lực cũng sẽ thâm hậu hơn.” (Đọc tiếp)

Nghệ sĩ múa Lê Vi

“Đến khi tôi có duyên đọc cuốn “Chuyển Pháp Luân”. Rất tự nhiên, tôi tự biết kiểm soát hành vi, lời ăn, tiếng nói và cả suy nghĩ của mình. Chiểu theo theo lời Sư Phụ dạy tôi hành xử thật thuần thiện”.(Đọc tiếp)

4. Chia sẻ của các học viên Pháp Luân Đại Pháp trên thế giới (Xem toàn bộ)

Giáo sư Mỹ Lucia Dunn

“Khi tôi bắt đầu sống theo Chân – Thiện – Nhẫn; mọi thứ xung quanh tôi đều thay đổi”, giáo sư nói. “Gia đình tôi trở nên hạnh phúc hơn, hòa thuận hơn”. (Đọc và xem video)

Ca sỹ Phần Lan Anna Kokkonen

“Là một ca sỹ kiêm nhạc sỹ, tôi cũng được khơi nguồn cảm hứng từ Pháp Luân Đại Pháp”. (Đọc và xem video)

Doanh nhân Thụy Điển Vasilios Zouponidis

“Nếu tôi không tu luyện Pháp Luân Công, tôi hoàn toàn sẽ không thể thực hiện công việc hiện tại của mình. Công ty tôi thành công vì tôi là một học viên Pháp Luân Công hành xử theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.” (Đọc tiếp)

Huấn luyện viên Latvia Martins Rubenis

Rubenis, huấn luyện viên đội tuyển Olympic trượt băng nằm của Cộng hòa Latvia tập Pháp Luân Công từ năm 2005. Anh cho biết anh thu được nhiều lợi ích về sức khỏe và tinh thần kể từ khi tập Pháp Luân Công.

Huấn luyện viên Martins Rubenis luyện bài thiền định trong Pháp Luân Công
Huấn luyện viên Martins Rubenis luyện bài thiền định trong Pháp Luân Công (ảnh chụp màn hình video).

“Trong khoảng 1 tháng rưỡi, tất cả đau đớn của tôi ở lưng và thân thể đã hoàn toàn biến mất”, Rubenis cho biết. (Đọc và xem video)

Bác sỹ G.Weldon Gilcrease, chuyên khoa Ung thư tại Trường Y, Đại học Utah (Mỹ)

“Ngay khi tôi đọc Chuyển Pháp Luân [cuốn sách chính của Pháp Luân Công], tôi biết rằng mọi câu hỏi thâm sâu nhất mà tôi từng trăn trở đều có thể tìm thấy câu trả lời trong cuốn sách này”, bác sĩ Gilcrease nói.

“Pháp môn này giúp tôi trở thành một bác sỹ tận tụy hơn; biết quan tâm tới bệnh nhân hơn và dành nhiều thời gian, công sức hơn vào công việc. Nó còn khiến tôi trở thành người cha tốt hơn”, bác sỹ Gilcrease nói với NTD vào tháng 10/2015. (Xem video)

5. Vì sao chính quyền Trung Quốc bức hại Pháp Luân Đại Pháp?

Lòng đố kỵ của Giang Trạch Dân

“Các bài tập của Pháp Luân Công, thực ra, ban đầu còn được chính quyền Trung Quốc khuyến khích vì đem lại lợi ích sức khỏe và giúp giảm chi phí y tế cho chính phủ”; luật sư nhân quyền Canada David Matas cho biết trong cuộc phỏng vấn với Tiến sỹ Robert Donmoyer, Đại học San Diego, Mỹ.

Chỉ vài năm kể từ khi được giới thiệu ra công chúng vào năm 1992, Pháp Luân Công đã thu hút lượng lớn dân số Trung Quốc tập luyện hàng ngày. Có khoảng 70-100 triệu người tập Pháp Luân Công ở Trung Quốc vào cuối những năm 90. Như vậy, cứ khoảng hơn 10 người Trung Quốc thì có 1 người tập Pháp Luân Công.

Trước năm 1999, chính phủ Trung Quốc khuyến khích tập Pháp Luân Công vì lợi ích sức khỏe đối với dân chúng. Ảnh chụp một cảnh luyện Pháp Luân Công thường thấy ở Trung Quốc trước năm 1999 (ảnh: Faluninfo.net).
Trước năm 1999, chính phủ Trung Quốc khuyến khích tập Pháp Luân Công vì lợi ích sức khỏe đối với dân chúng. Ảnh chụp một cảnh luyện Pháp Luân Công thường thấy ở Trung Quốc trước năm 1999 (ảnh: Faluninfo.net).

Những người tập Pháp Luân Đại Pháp đến từ mọi bối cảnh trong xã hội Trung Quốc: Từ các đảng viên; các quan chức trong bộ chính trị; các giảng viên đại học; quân nhân; bác sỹ; sinh viên; nông dân; trẻ nhỏ; người cao tuổi…

Sự phổ biến của Pháp Luân Đại Pháp đã khiến lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ghen tỵ. Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Giang Trạch Dân có trong tay mọi quyền lực; nhưng số lượng đảng viên khi đó cũng chỉ 60 triệu người.

Toan tính quyền lực của Giang Trạch Dân

Bên cạnh lòng đố kỵ, các nhà phân tích cho biết Giang Trạch Dân muốn thông qua cuộc đàn áp Pháp Luân Công để củng cố quyền lực.

“Với việc khăng khăng đòi đàn áp quyết liệt, Giang có thể hoàn thành hai mục đích: một là thể hiện khả năng khống chế Đảng theo ý muốn của ông ta và hai là loại bỏ điều mà ông ta coi là mối đe dọa tiềm tàng đối với sự cai trị và chế độ của ông ta”, theo Spiegel.

Giang Trạch Dân thiết lập một bộ máy đàn áp Pháp Luân Công sử dụng đến toàn bộ hệ thống quyền lực của ĐCSTQ: Từ công an, cảnh sát, lực lượng tuyên truyền, ngoại giao, truyền thông, y tế, các cơ quan đoàn thể,… Những quan chức tham gia ủng hộ cuộc đàn áp thì được thăng quan tiến chức.

ĐCSTQ cứ khoảng 10 năm lại đàn áp một nhóm người

Toan tính của Giang Trạch Dân vừa khớp phù hợp với cách cai trị của ĐCSTQ. Đó là cứ khoảng 10 năm, ĐCSTQ lại đàn áp một nhóm người; nhằm duy trì sự sợ hãi của người dân với chính quyền, theo cựu Quốc vụ khanh Canada David Kilgour.

“Cứ khoảng 10 năm, ĐCSTQ lại tiến hành đàn áp một nhóm người thiểu số; tôi nghĩ mục đích chính là để gieo rắc nỗi sợ hãi cho phần đông dân chúng”; ông Kilgour cho biết tại diễn đàn TEDxMünchen 2015.

Ông Kilgour liệt kê 3 chiến dịch đàn áp của ĐCSTQ kể từ năm 1950. Trong đó có Đại Nhảy Vọt (1958-1962) làm khoảng 40 triệu người chết đói; Đại Cách mạng Văn hóa (1966-1976) khiến 2 triệu người bị giết hại; Thảm sát Thiên An Môn năm 1989 giết hại hàng trăm; thậm chí hàng ngàn sinh viên kêu gọi dân chủ.

Đúng 10 năm sau Thảm sát Thiên An Môn, vào ngày 20/7/1999, Giang Trạch Dân chỉ lệnh ĐCSTQ bắt đầu chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công. Cuộc đàn áp kéo dài đến ngày nay; một phần vì nó đem lại nguồn lợi khổng lồ cho chính quyền Trung Quốc thông qua hệ thống mổ cướp nội tạng từ các học viên vô tội.

6. Thế giới khen, Trung Quốc cấm: Rốt cuộc Pháp Luân Công là như thế nào?

Trong khi đó, ĐCSTQ liên tục bôi nhọ môn tập ở khắp Trung Quốc và trên thế giới. Hàng loạt cáo buộc vô lý lan truyền từ bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc; như “làm mê tín”, “tà đạo”, “làm chính trị”, “giết người”, “tự sát”,… Một số báo chí nước ngoài do không nắm được thông tin, hoặc do chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc, cũng đưa tin theo hướng phù hợp với chỉ đạo từ Bắc Kinh.

Nhưng thực tế không giống như những gì tuyên truyền của chính quyền Trung Quốc:

Nhiều nước ghi nhận: Pháp Luân Đại Pháp ôn hòa, tốt cho sức khỏe, tốt cho xã hội (Xem toàn bộ)

“Thật may mắn khi ở Australia, chúng tôi có rất nhiều học viên Pháp Luân Đại Pháp. Họ có ảnh hưởng tích cực đối với xã hội chúng ta. Tôi rất cảm kích sự tận tụy của các học viên trong việc giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho người dân thế giới”.

Nghị sỹ Australia Robin Scott.

“Các bạn đã dạy cho người Canada biết làm sao để khỏe mạnh; làm sao để tất cả chúng ta ít phải gặp bác sỹ hơnThông qua Pháp Luân Đại Pháp, người Canada chúng ta trở nên khỏe mạnh hơn; điều đó dĩ nhiên góp phần vào việc xây dựng đất nước Canada vĩ đại”.

Nghị sỹ Canada Judy Sgro.

“Các học viên Pháp Luân Công rất ôn hòa. Họ ủng hộ Chân – Thiện – Nhẫn, đó chính là điều mà thế giới cần có vào lúc này.”

Đại biểu Quốc hội Thụy Điển Ann-Sofie Alm nói với NTD.

“Các bài tập thiền định và nguyên tắc đạo đức trong Pháp Luân Công tốt cho sức khỏe, cả về thể chất lẫn tinh thần… Mặc dù Pháp Luân Công không phải là môn tập chuyên trị các bệnh tinh thần và trầm cảm, các bài thiền định của Pháp Luân Công được ghi nhận là có hiệu quả và có thể thay thế các loại thuốc trị liệu nguy hiểm.”

Tiến sỹ Linda Lagemann, Ủy ban Công dân về Nhân quyền Hoa Kỳ. (Đọc và xem video)

Pháp Luân Đại Pháp không phải thể dục, mà là tu luyện

Cuốn “Chuyển Pháp Luân”, cuốn sách chính trong Pháp Luân Đại Pháp, có chỉ rõ sự khác biệt giữa khí công và thể dục. Thể dục có thể giúp con người đạt được mức độ khỏe mạnh nhất định; nhưng không giúp con người trẻ hóa, kéo dài tuổi thọ, khỏi bệnh… như khí công.

Pháp Luân Đại Pháp là môn khí công cao tầng; do vậy có những điểm khác biệt so với các môn khí công thông thường. Các môn khí công thông thường chỉ có bộ phận động tác, hầu như không có hệ thống chỉ đạo rõ ràng về tu tâm tính. Trong khi đó, Pháp Luân Công có hệ thống bài giảng chi tiết về nguyên lý tu luyện theo Chân, Thiện, Nhẫn.

Các học viên Pháp Luân Công Việt Nam tham gia đoàn diễu hành mừng ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới 2019 tại Manhattan, thành phố New York, Mỹ vào ngày 16/5/2019 (ảnh: The Epoch Times).
Các học viên Pháp Luân Công Việt Nam tham gia đoàn diễu hành mừng ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới 2019 tại Manhattan, thành phố New York, Mỹ vào ngày 16/5/2019 (ảnh: The Epoch Times).

Hơn nữa, Pháp Luân Đại Pháp nhấn mạnh vào việc cải biến tâm tính, đồng hóa theo tiêu chuẩn Chân, Thiện, Nhẫn. Người học vừa tu tâm tính, vừa luyện luyện động tác mới có tác dụng. Vì vậy, trong Pháp Luân Đại Pháp có rất nhiều học viên khỏi bệnh thần kỳ; đó là từ việc hiểu thấu Pháp lý và đề cao tiêu chuẩn tâm tính.

Nếu chỉ tập động tác, không học các bài giảng, không tu tâm tính thì không có tác dụng; và cũng không phải là học viên Pháp Luân Đại Pháp.

Pháp Luân Đại Pháp không phải tôn giáo

Các sách trong Pháp Luân Đại Pháp nêu rõ Pháp Luân Đại Pháp không phải là tôn giáo: không có giáo đường, không có nghi thức nhập môn, không có nghi lễ thờ phụng…

Trên thực tế, người tập Pháp Luân Đại Pháp đến từ mọi bối cảnh, chủng tộc, tôn giáo, quốc gia, trình độ học vấn, lứa tuổi.

“Môn tu luyện này thực đặc biệt và mạnh mẽ phi thường. Đơn giản và ai ai cũng có thể luyện tập, dù là người đã tập qua môn khác, già trẻ lớn bé, hay người theo tôn giáo”.

Ông Werner Kleinert, giám đốc quản lý cơ sở hạ tầng cho Đại học Nghệ thuật Stockholm, Thụy Điển (Đọc và xem video)

Pháp Luân Đại Pháp không phải tổ chức, không cần đăng ký, không có người đứng đầu

Pháp Luân Đại Pháp là môn tập tự nguyện, miễn phí, ai muốn tập thì tập, không cần ghi danh, không có cơ cấu tổ chức, không có người đứng đầu quản lý. Người học có thể tập ở nhà cũng được, ra ngoài tập cũng được.

Pháp Luân Công
Các học viên Pháp Luân Công từ các quốc gia khác nhau tập công buổi sáng tại Quảng trường Union ở Hạ Manhattan, New York, Mỹ, vào ngày 13 tháng 5 năm 2014 (ảnh: Minh Huệ net).

“Pháp Luân Công thậm chí còn không phải là một tổ chức, vì đó chỉ là một bộ các bài tập với nền tảng về tinh thần. Mọi thứ đều có trên mạng internet, bạn không phải trả chút tiền nào, bạn không phải đăng ký gì cả. Bạn có thể bắt đầu tập bất cứ khi nào bạn muốn, bỏ tập bất cứ khi nào bạn muốn. Bạn không phải nói với ai là bạn đang tập. Các nguyên tắc của họ rất đơn giản và đạo đức, tất cả những điều đó là sự thực”.

Luật sư nhân quyền David Matas tại Hội nghị Bàn tròn 2017.

Pháp Luân Công không làm chính trị, không phải tà đạo

Đó chỉ là tuyên truyền của chính quyền Trung Quốc nhằm lấy cớ đàn áp Pháp Luân Công và ngăn cản sự phổ biến của môn tập.

Thực tế, Pháp Luân Đại Pháp không phải tôn giáo, càng không phải tà giáo. Các sách của Pháp Luân Đại Pháp cũng nêu rõ các học viên không được có ham muốn đấu tranh, làm chính trị.

“Tôi đã gặp hàng trăm học viên Pháp Luân Công. Họ không phải giáo phái, không phải tà giáo, không thu tiền, không tẩy não… không có bất cứ đặc điểm nào của tà giáo”.

 Ông Edward McMillan-Scott, Phó Chủ tịch Nghị viện Châu Âu (nhiệm kỳ 2004-2014), phát biểu tại Hội nghị toàn thể cấy ghép Châu Âu năm 2010.

“Không có bằng chứng nào cho thấy Pháp Luân Công là tà đạo. Không có bằng chứng nào cho thấy họ có động thái chính trị nhằm lật đổ chính quyền Trung Quốc. Không có bằng chứng nào cho thấy điều gì; ngoài việc họ có mong muốn sâu sắc là được làm theo đức tin của mình trong hòa bình mà không bị giam giữ và giết hại”.

Giáo sư Wendy Rogers, Phó Giám đốc, Trung tâm Nghiên cứu Giá trị và Đạo đức Đại học Macquarie, Australia.

Pháp Luân Đại Pháp không phải mê tín

Là môn khí công thượng thừa thuộc trường phái Phật gia, Pháp Luân Đại Pháp có đề cập đến các khái niệm như Phật, Đạo, Thần; nguồn gốc của sinh mệnh, vũ trụ. Những điều này không phải mê tín.

Khí công là khoa học, là khoa học cấp cao; nó có những điều khác với khoa học thực chứng của phương Tây. Các nhà khoa học phương Tây thừa nhận rằng xung quanh người luyện khí công có trường năng lượng mạnh mẽ; mà người bình thường không có được.

Theo IntechOpen, hai nhà nghiên cứu Jason Liu và Gwendalle Cooper đã thực hiện cuộc “Nghiên cứu ở cấp độ tế bào; về tác dụng chữa bệnh tâm lý và thể chất của thiền định trong Pháp Luân Đại Pháp”. Kết quả nghiên cứu đã được trình bày tại Hội nghị thường niên lần thứ 65 của Hội đồng các nhà tâm lý học quốc tế (ICP); được tổ chức tại San Diego vào tháng 8 năm 2007.

Tiến sĩ Liu trình bày nghiên cứu cho thấy cách Pháp Luân Đại Pháp cải thiện tình hình sức khỏe của các học viên ở cấp độ tế bào, tâm lý và năng lượng. Dữ liệu của ông cho thấy việc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đã giúp giảm đáng kể căng thẳng tinh thần; cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất của học viên; chữa lành bệnh tật; nâng cao tinh thần và đạo đức; cũng như phát triển tiềm năng và trí thông minh của con người.

7. Những điều này liên quan gì đến người Việt Nam?

Người Việt Nam thật may mắn!

Theo cô Hélène Tong, Giám đốc Kinh doanh của Tạp chí “Taste of Life”, Cộng hòa Pháp, cho rằng: “Người Việt Nam thật may mắn”.

Người Việt Nam thừa hưởng nền văn minh Á đông, khá quen thuộc với văn hóa tu luyện, các khái niệm Phật, Đạo, Thần, nhân quả, đức, nghiệp… Một phần vì vậy mà rất nhiều người Việt Nam nhanh chóng bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Theo cô Tong, đó là một điều rất may mắn.

Cô Hélène Tong, Giám đốc Kinh doanh của Tạp chí “Taste of Life”, là một học viên Pháp Luân Công tại Cộng hòa Pháp
Cô Hélène Tong, Giám đốc Kinh doanh của Tạp chí “Taste of Life”, là một học viên Pháp Luân Công tại Cộng hòa Pháp (ảnh chụp màn hình video).

“Là một người Pháp, tôi rất vui khi được biết ở Việt Nam ngày càng có nhiều người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Đó là một tin rất tốt lành. Các bạn thật may mắn được sống ở châu Á, với nền văn hoá truyền thống hoà bình lâu đời, tươi đẹp; và còn may mắn hơn khi các bạn đã được học Pháp Luân Công. (…) Đó là điều tốt cho hoà bình của một đất nước, cho tương lai và cho hạnh phúc của nhân dân. Tôi hy vọng một ngày được đến Việt Nam; được cùng tập Pháp Luân Công với các học viên Việt Nam”.

Hélène Tong, Giám đốc Kinh doanh của Tạp chí “Taste of Life”, Cộng hòa Pháp.

Áp lực từ Trung Quốc có lan sang Việt Nam?

Trong nhiều năm qua, chính quyền Trung Quốc gây áp lực ngoại giao với các nước; nhằm khiến các nước ngăn cản sự phổ truyền của Pháp Luân Đại Pháp. Báo cáo ngày 7/2/2002 của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết; Bắc Kinh cảnh báo các nước rằng việc thừa nhận Pháp Luân Công có thể đe dọa đến mối quan hệ song phương với Trung Quốc.

Do vị trí địa lý gần Trung Quốc, không khó hiểu khi những lời tuyên truyền và áp lực từ Bắc Kinh lan tới Việt Nam. Đây có thể là nguyên nhân khiến một số người cảm thấy ngần ngại, lo lắng; không dám tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp. Hoặc có người không tìm hiểu gì thêm, mặc nhiên cho rằng những tuyên truyền bôi nhọ là đúng đắn…

Người Trung Quốc cũng có phản ứng tương tự. Một số người sửng sốt khi ra nước ngoài và nhìn thấy những người phương Tây đang tập Pháp Luân Công. Các học viên phương Tây cho biết: Một số người Trung Quốc nổi giận; một số còn bỏ chạy không dám nghe tiếp về Pháp Luân Đại Pháp.

Bạn có vô tình chịu nhận tuyên truyền từ ĐCSTQ?

Nếu người Việt Nam chúng ta có phản ứng như trên; thì liệu có phải chúng ta đã vô tình chịu nhận tuyên truyền của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc?

Nếu là vậy thì thật đáng tiếc… Pháp Luân Đại Pháp đang phổ truyền khắp khắp thế giới… Nhưng đắc được hay không, gần hay xa, chỉ ở một niệm: Pháp Luân Công là tốt hay xấu?

“Nếu bạn biết Pháp Luân Đại Pháp là tốt, bạn sẽ thu được nhiều lợi ích”, theo ông Gaï Mizrahi, kỹ sư tin học, cựu quân nhân Israel. Ông nói: “Bạn có thể giới thiệu môn tập với gia đình. Pháp môn này hoàn toàn miễn phí. Bạn có thể lên internet để học các bài công pháp, đọc sách; và sống theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn”.

8. Bạn hãy nhớ 9 chữ chân ngôn

Tiến sỹ người Úc Margaret Trey đã có công trình nghiên cứu về tác dụng của 9 chữ chân ngôn; trong việc cải thiện hoặc phục hồi sức khỏe của các bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2.

Chín chữ đó là: “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo“.

Một số người Việt Nam đã có trải nghiệm thực tế về điều này.

Việt kiều Mỹ vượt qua Covid-19 nhờ niệm ‘9 chữ chân ngôn’

Ông Đỗ Minh Quân sinh năm 1956, người Mỹ gốc Việt sống ở thành phố Dyersburg Tennessee miền Trung nước Mỹ; đã vượt qua dịch bệnh Covid-19 sau khi thành tâm niệm 9 chữ chân ngôn. “Tôi biết Pháp Luân Công là Phật Pháp cao đức, cho nên kỳ tích đã xảy ra”, ông Quân chia sẻ (Đọc tiếp).

9 ngày sinh tử của một thầy thuốc Đông y bị nhiễm Covid-19

Ông Nguyễn Đồng, một thầy thuốc Đông y người Việt đến từ tiểu bang Texas, Mỹ cũng có trải nghiệm tương tự. Ông nói: “Trong những tháng ngày lịch sử này, khi đại dịch bùng phát; tôi muốn viết ra câu chuyện của bản thân đã trải qua. Tôi hy vọng bài viết sẽ giúp nhiều người vượt qua được đại nạn như tôi. Pháp Luân Công thực sự vi diệu. Tôi xin tặng các bạn một cơ hội có thể đối kháng với Covid-19.” (Đọc tiếp)

Trong khi thế giới đang đối mặt với kiếp nạn to lớn, ban biên tập Nguyện Ước thành tâm mong rằng quý độc giả gần xa đều được bình an. Mong mọi người nhớ 9 chữ chân ngôn: Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân Thiện Nhẫn hảo!