Ba dị tượng ở Trung Quốc, cái này chưa qua cái khác đã tới
Người xưa quan niệm ‘thiên nhân cảm ứng’, vậy nên các dị tượng ở Trung Quốc xảy ra trong thời gian gần đây cũng có thể là báo hiệu cho đại nạn sắp đến.
Người Trung Quốc quan niệm “Thiên nhân hợp nhất”, “Quân quyền Thần thụ” (quyền lực của vua do Thần trao cho). Người ta coi vua là Thiên tử, chính là con Trời, là thụ mệnh Trời mà cai trị nhân gian. Vậy nên một vị chân mệnh thiên tử phải có trí tuệ và thuận theo ý Trời thì mới có thể giữ cho triều đại của mình thịnh trị lâu dài.
Khi Thiên thượng hài lòng với những sự việc ở nhân gian thì sẽ cho mưa thuận gió hòa, và những con vật mang biểu tượng cát tường như ý sẽ xuất hiện như phượng hoàng, kỳ lân… Nếu Thiên thượng muốn bày tỏ sự không hài lòng thì sẽ giáng thiên tai, nhân họa, nhật thực, nguyệt thực, lũ lụt hạn hán… Những dị tướng mới đây ở Trung Quốc liệu có phải là dự báo cho một đại nạn sắp xảy ra?
Nội dung chính
Trăng máu
Ngày 24 tháng 7, một cư dân mạng đã quay được một đoạn video cho thấy trăng máu xuất hiện tại các thành phố Hạc Bích, Tân Mật của tỉnh Hà Nam – nơi đang chịu thiệt hại nặng nề bởi lũ lụt.
Một ngày trước đó, ngày 23 tháng 7, đoạn sông Vệ tại Hạc Bích cũng bị vỡ đê; nhấn chìm lượng lớn các thôn làng, đồng ruộng, gây tổn thất nặng nề. Tại thành phố Tân Mật, tình trạng lũ lụt nghiêm trọng cũng xảy ra khiến nhiều người thiệt mạng.
Nghiêm trọng nhất là Trịnh Châu, thủ phủ tỉnh Hà Nam, trong đường hầm bị ngập nước Quang Kinh Quảng, một tài xế xe đầu kéo chở xác chết tại hiện trường cho biết có ít nhất 6.000 xác chết đã được kéo ra ngoài. Tuy nhiên, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lại cố hết sức để che giấu, nói rằng chỉ có bốn người đã chết. Liệu có ai tin được điều này không?
Sau khi trận lụt qua đi, người dân nơi đây đều nhà tan cửa nát, tử vong vô số. Tuy nhiên, điều ĐCSTQ làm không phải là cứu tế, an ủi dân chúng, mà là điều động quân đội để phong tỏa và che giấu sự thật; không để thế giới biết được tình hình thực sự của thảm họa.
Trận lụt này vốn là do mở hồ chứa và đập để xả lũ nhưng không thông báo trước cho người dân; dẫn tới tai nạn nghiêm trọng cho dân chúng Trịnh Châu.
Trăng máu xuất hiện báo hiệu hoàng đế sắp băng hà
Hãy tiếp tục tìm hiểu về dị tượng trăng máu. Đoạn video được một cư dân mạng chia sẻ vào tối 24 tháng 07 cho thấy, tại các thành phố Tân Mật, Hạc Bích… xuất hiện hình mặt trăng đỏ rực như màu máu; đỏ tới mức khiến người ta sợ hãi.
河南 新密市及鹤壁市 从东边升起的血月 2021年7月24日 pic.twitter.com/XgYFK8ah9L
— 白7️⃣ (@tw_tomy_) July 25, 2021
Trong tác phẩm “Kinh Châu Chiêm” của tác giả Lưu Duệ vào thời Đông Hán có viết rằng: “Nguyệt xích như giả, đại tướng tử vu dã; hựu viết nguyệt xích như huyết, hữu tử vương”.
Đại ý là khi mặt trăng có màu đỏ như máu thì có thể là dấu hiệu dự báo hoàng đế sắp băng hà. Ví dụ, khi hoàng đế Sùng Trinh triều nhà Minh treo cổ tự sát trên Môi Sơn, trên bầu trời xuất hiện mặt trăng màu đỏ như máu.
Trên mạng từng lan truyền một bài báo so sánh ông Tập Cận Bình (lãnh đạo tối cao của ĐCSTQ) với hoàng đế Sùng Trinh; cả hai đều được đặt biệt danh là “Tổng gia tốc sư” (người thúc đẩy chính – ý là tác nhân chính làm cho ĐCSTQ sụp đổ). Khi Sùng Trinh treo cổ trên cây, trên bầu trời xuất hiện trăng máu; giờ đây trên bầu trời Hà Nam lại xuất hiện dị tượng này, không biết đó có phải dự báo sẽ có điều gì đó xảy ra với ông Tập Cận Bình hay không?
Ông Tập Cận Bình dường như đang đi dự ‘lễ tang’ của mình
Ngoài ra, khi lũ lụt bùng phát tại Hà Nam khiến vô số người bị ảnh hưởng, lượng lớn người dân bị tan cửa nát nhà, thì cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ đưa tin, ông Tập đã chạy tới thăm Tây Tạng vào thời gian này.
Video được chia sẻ trực tuyến cho thấy, trong chuyến thăm, ông Tập đã ngồi trong một đội xe diễu hành trên đường phố. “Người dân Tây Tạng” được sắp xếp từ trước đứng thành hai hàng dọc bên đường, khuất tầm nhìn. Họ đều mặc quần áo màu đen, tay cầm khăn Khata màu trắng; gần giống trang phục của người tham dự tang lễ. Xe ông Tập ngồi được trang trí bằng những đồ giống như vòng hoa, và phủ rất nhiều khăn Khata.
Khi đoàn xe chầm chậm tiến về phía trước, người dân hai bên đường ném những chiếc khăn trong tay về phía xe của ông để thể hiện sự “kính trọng và chúc mừng”. Tình huống giống hệt như cảnh tượng ở một đám tang và xe tang.
Cư dân mạng bình luận rằng, đây đúng thật là cảnh tượng “Mười dặm đường dài tiễn xe tang”; “chẳng lẽ muốn đi tới Bát Bảo Sơn (một nghĩa trang ở Thạch Cảnh Sơn; một quận phía Tây của thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc) sao? Xem ra lành ít dữ nhiều rồi”.
Nước sông Trường Giang chảy ngược
Sông Kim Sa là dòng sông cái tại thượng nguồn sông Trường Giang. Ngày 24/7, một cư dân mạng ở Tứ Xuyên đã đăng một đoạn video cho thấy, dưới cầu Trung Bá trên sông Kim Sa ở đầu nguồn sông Trường Giang, nước sông xuất hiện hiện tượng chảy ngược.
Trong video truyền ra giọng nói của một người đàn ông, một phụ nữ và một bé gái; họ vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy dị tượng này. Cư dân mạng với giọng Tứ Xuyên nói rằng: “Mọi người hãy nhìn xem, nước dưới cầu Trung Bá đã chảy ngược, chảy lên trên rồi. Mấy chục năm sống trên đời, đây là lần đầu tiên nhìn thấy. Đáng sợ quá! Mọi người hãy nhìn xem! Không nhìn thấy cầu nữa rồi, là nguyên nhân gì vậy nhỉ?”
Trên diễn đàn địa phương tại Nghi Tân, Tứ Xuyên cũng có cư dân mạng đăng video và hình ảnh về hiện tượng này. Trong video, vì nước chảy ngược hình thành hơi nước, nên dần bao phủ che lấp cầu Trung Bá.
Nước sông chảy ngược, Trung Quốc sắp có biến cố lớn?
Ngày 30 tháng 6, một hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ “Tuyết rơi tháng 6” đã xuất hiện ở Tân Hương, Hà Nam; sau đó ở đây xảy ra lũ lụt lớn khiến nhiều người thiệt mạng. Nước sông Kim Sa tại đầu nguồn sông Trường Giang chảy ngược, đây liệu có phải là một dấu hiệu khác của một thảm họa?
Trường Giang và Hoàng Hà đều được mệnh danh là sông mẹ của nền văn minh Trung Hoa; nuôi dưỡng mảnh đất và bao thế hệ con người nơi đây. Dị tượng nước chảy ngược này khiến người ta không thể không suy nghĩ về vận mệnh tương lai của đất nước này. Có lẽ Trung Quốc sắp xảy ra một biến đổi lớn.
Bão đổi hướng
Cơn bão mạnh In-Fa bắt đầu từ vùng biển phía Tây Bắc Đảo Guam; cường độ yếu đi vào tối ngày 21/7 và tiếp tục hướng đến Đài Loan với tốc độ chậm. Do ảnh hưởng của bão In-Fa, các khu tập trung hồ chứa nước của Đài Loan gặp mưa lớn nên mực nước gần chạm mức đầy. Trong khi trước đó, Đài Loan từng xuất hiện tình trạng hạn hán nghiêm trọng; mực nước hồ chứa gần như thấy đáy.
Trong khi Đài Loan đang quan sát xem thời điểm nào thì cơn bão đổ bộ vào bản địa thì sáng ngày 23/7, cơn bão In-Fa này bất ngờ tăng tốc dịch chuyển về hướng Bắc chếch về phía Tây (hướng Trung Quốc Đại Lục). Theo Đài khí tượng Trung ương Đài Loan công bố thông tin hôm 23/7, gần trung tâm bão In-Fa có gió giật cấp 14 (42 mét / giây); mạnh nhất có thể đạt đến cấp bão mạnh (cấp 16).
Trưa ngày 25 tháng 7, bão In-Fa đổ bộ vào tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc; nhiều nơi xuất hiện gió mạnh, nước lũ dâng cao. Hệ thống giao thông trên biển, bộ, và hàng không tại các khu vực bờ biển phía Đông bị gián đoạn. Hình ảnh chụp được từ vệ tinh về hình ảnh cơn bão vô cùng đáng sợ.
Cơn bão đã gây ra hiện tượng nước sông, nước biển chảy ngược. Một đoạn video do một cư dân mạng quay được cho thấy, trên bờ sông Ninh Ba gần bến phà Tiểu Cảng ở Bắc Luân, Ninh Ba, nước biển bị chảy ngược; có ô tô chìm trong nước. Ở phía tây của Ninh Ba, đã có thể chèo thuyền.
Dị tượng ở Trung Quốc là lời cảnh báo cho chính quyền ĐCSTQ
Ngoài ra còn có video cho thấy biển giống như một ngọn núi vào giữa đêm; sóng biển cuồn cuộn, đập mạnh; mặt biển đã ngang bằng với đường quốc lộ. Cư dân mạng ở Châu Sơn cũng chia sẻ một đoạn video về nước biển chảy ngược; ở đường Hải Châu phía Đông Cảng Phổ Đà, nước biển chảy ngược và các khu dân cư bị ngập lụt.
Ban đầu cơn bão hướng về Đài Loan, nhưng nó đột nhiên thay đổi 90 độ, tránh Đài Loan và hướng đến Chiết Giang. Dường như cơn bão đã nhận được một mệnh lệnh Thần bí nào đó.
Ba dị tượng ở Trung Quốc liên tiếp xảy ra, cái này chưa qua thì cái khác đã tới; đây chẳng phải là lời cảnh báo quá rõ ràng cho chính quyền ĐCSTQ sao?
Theo Vision Times