Cảnh báo “Tre nở hoa” nở rộ ở Trung Quốc, điềm báo gì?
Trong dân gian, sự kiện tre, trúc nở hoa được coi là điềm báo của “tai họa”. Gần đây, dị tượng hiếm gặp tre, trúc nở hoa đã xuất hiện trên diện rộng ở khắp các tỉnh Tế Nam, Sơn Đông, Giang Tô và các khu vực khác ở Trung Quốc.
- Ngũ hành dị tượng: Cổng lớn điện Thái Hòa bị gió thổi đổ – Nhìn lại cảnh báo từ lịch sử
- Ba dị tượng ở Trung Quốc, cái này chưa qua cái khác đã tới
- Dị tượng ‘mặt trời xanh’ và câu chuyện Trụ Vương bị tình làm điên đảo
Nội dung chính
Bạn đã từng nhìn thấy tre ra hoa chưa?
Dị tượng hiếm gặp tre, trúc nở hoa hiện đang xuất hiện trên diện rộng ở khắp các tỉnh Tế Nam, Sơn Đông, Giang Tô và các khu vực khác ở Trung Quốc.
Trong “Sơn Hải Kinh” có ghi chép: “Cây tre cứ sáu mươi năm thay rễ một lần, đốt thì ra hoa, ra hoa sẽ kết quả, khi kết quả sẽ khô héo, quả rụng sau đó lại sống lại”. Cây tre cũng giống như lúa nước, lúa mì, thuộc thực vật họ Hòa thảo, có thể đơm hoa và kết trái. Bông hoa tre có màu trắng, mọng nước, trong tai hoa trắng sẽ có những hạt giống như hạt thóc; người ta gọi là “cơm tre”, tức là “quả tre”. Hoa tre có mùi hương hơi nồng và có màu vàng nhạt như màu cát. Tre nhỏ thì cao khoảng 2-3 mét còn có những cây già có thể cao hơn 5 mét.
Về “cơm tre”, trong “Bản thảo cương mục” có ghi chép như sau: “Cơm tre giúp tinh thần minh mẫn, thân thể nhẹ nhàng, tăng sinh khí”. Tuy nhiên, tre, trúc nở hoa, kết trái là sự việc hiếm gặp. Tre không nở hoa vào những năm bình thường. Tre chỉ nở hoa khi môi trường khí hậu rất phức tạp; chẳng hạn như lũ lụt và hạn hán, khi nạn sâu bệnh sắp xuất hiện. Hơn nữa, một khi nở hoa và kết trái, rừng tre sẽ chết thành từng mảng.
Vì sao tre nở hoa thì phải nhanh chóng chuyển nhà?
Thời gian ra hoa ngắn nhất của cây tre là 30 năm, và dài nhất là 120 năm. Vì vậy, tre nở hoa là sự việc không hề dễ dàng. Hơn nữa, hiện tượng tre, trúc nở hoa cũng sẽ kéo theo một số điều không may mắn xảy ra.
1. Tre, trúc nở hoa là lúc nạn chuột hoành hành
Tứ Xuyên là vùng đất tập trung sinh trưởng của cây tre ở Trung Quốc. Theo ghi chép, lần đó tại Tứ Xuyên, tre nở hoa trên diện rộng; sau đó loạt cây tre ở địa phương bị chết. Khi đó lượng chuột tại đây tăng cao gấp 3 lần, đàn chuột phá hoại nghiêm trọng tại địa phương. Tre, trúc nở hoa, kết trái nhiều khiến chuột có nhiều đồ ăn; tốc độ sinh sôi nảy nở nhanh chóng, gây ra nạn chuột hoành hành.
Ngoài Trung Quốc, Ấn Độ cũng xem tre, trúc nở hoa là điềm xấu. Từ cuối năm 2006 đến năm 2008, những khu rừng tre ở huyện Mizoram ở đông bắc Ấn Độ, gần Myanmar nở rộ trên diện rộng. Trong vòng hai tuần kể từ khi cây tre nở hoa; chuột đã tấn công các cánh đồng lúa, hủy hoại hàng mẫu ruộng.
2. Tre, trúc nở hoa và hạn hán xuất hiện
Trong biên niên sử địa phương của Trung Quốc cổ đại có câu nói: “Năm nào tre nở hoa; năm đó sẽ hạn hán”; điều này cũng được ghi lại trong các tài liệu lịch sử. Ví dụ: Những trận hạn hán năm 1174, 1598, 1709 đều có cảnh tượng “hoa tre nở như bông lúa mì”.
Ngoài ra, vào thời Đông Tấn, hoa tre nở ở khu vực Kinh Tương; ngoài hạn hán còn có trận lạnh chưa từng có. Vào năm Khai Nguyên thời nhà Đường, khi hoa tre nở ở Mộc Châu; nhà Đường đã phải hứng chịu thảm họa “mười lăm hạn hán ở Chư Châu”.
3. Tre, trúc nở hoa, động đất xuất hiện
Theo ghi chép trong các tư liệu lịch sử, bốn lần hiện tượng hoa tre nở trên quy mô lớn ở Tứ Xuyên đều xảy ra động đất lớn.
Cụ thể vào năm 1974, người ta thấy tre ra hoa rồi lần lượt khô chết ở nhiều vùng đồi núi tỉnh Tứ Xuyên. Tháng 5 năm đó, một trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra ở tỉnh Vân Nam khiến khoảng 10.000 người chết.
Sang tháng 2 năm 1975, tức 9 tháng sau sự kiện tang thương ở Vân Nam; khoảng 1.300 người nữa lại chết bi thảm trong trận động đất mạnh 7,3 độ richter tại tỉnh Liêu Ninh.
Chỉ một năm sau đó, người ta lại thấy hiện tượng cây trúc nở hoa tại thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc. Sự việc khiến rất nhiều người hoang mang lo sợ. Nhưng chính quyền đã nhanh chóng quét sạch dư luận bằng cách phê phán mê tín dị đoan trên hệ thống truyền thông quốc gia.
Trớ trêu thay, vào lúc 3h42 phút ngày 28/7/1976, cơn đại địa chấn lịch sử đã giáng xuống người dân nơi đây với tâm chấn tại thành phố Đường Sơn. Sự tang thương với người Trung Quốc năm 1976 vẫn chưa hết. Cũng trong năm này, một trận động đất với cường độ 7,2 độ richter đã xảy giữa 2 huyện Tùng Phan và Bình Vũ thuộc tỉnh Tứ Xuyên. Con số thương vong vẫn chưa được đề cập đến cho tới ngày nay.
Không biết có phải ngẫu nhiên không, khi ba người nắm quyền cao nhất của chính quyền Trung Quốc là Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai và Chu Đức đều qua đời trong năm 1976 đó.
Hàng loạt các trận động đất tiếp diễn trong thời gian tiếp theo
Cũng tại Tứ Xuyên, năm 1985, một lượng lớn hoa tre xuất hiện ở núi Cung Lai. Đến tháng 8/1986, một trận động đất mạnh 5,2 độ richter xảy ra ở huyện Diêm Nguyên, tỉnh Tứ Xuyên.
3 năm sau, vào tháng 11/1988; trận động đất mạnh 7,6 độ richter xảy ra ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc làm khoảng 400.000 ngôi nhà bị phá hủy, 730 người đã chết trong thảm hoạ này.
Lần cuối cùng tính đến nay, những bông hoa tre lại ám ảnh người dân Tứ Xuyên, Trung Quốc. Năm 2005, một diện tích lớn tre ra hoa rồi héo chết ở dãy núi Dân Sơn. Đến cuối năm 2007, tổng diện tích tre ra hoa đã lên tới 24.000 ha. Thảm họa tồi tệ nhất trong lịch sử Trung Quốc kể từ sau cơn đại địa chấn Đường Sơn năm 1976 lại xảy ra. Vào hồi 14h 28 phút ngày 12 tháng 5 năm 2008; trận động đất mạnh 7,8 độ richter làm rung chuyển Tứ Xuyên; gần 70.000 người đã mất đi sinh mạng, 17.000 người mất tích; hơn 5 triệu người mất đi nhà cửa. Số liệu thực tế đến nay vẫn chưa thể thống kê chính xác.
4. Tre, trúc nở hoa, nạn đói sắp ập đến
Sau khi phân tích một số lượng lớn các ví dụ, một số nhà khoa học phát hiện rằng: Trước khi thảm họa xảy ra; ở một số địa khu xuất hiện hiện tượng tre, trúc nở hoa rồi khô héo trên diện rộng.
Trải qua những kinh nghiệm đau thương, nhiều người dân Trung Quốc đã đúc kết ra quy luật kỳ lạ. Họ tin rằng “Hoa tre, hoa trúc” là điềm gở, cảnh báo thế nhân trước khi thiên tai, dị họa ập đến. Hoa tre, hoa trúc thường đi kèm với thảm hoạ trong vùng nên mọi người cần nhanh chóng di dời để thoát hoạ.
Ở Ấn Độ, có cách nói “Khi cây tre nở hoa, sẽ có một nạn đói”. Ở Ấn Độ việc tre ra hoa cũng được xem là điềm gở. Điềm gở này cũng được ghi lại trong bài thơ tự sự bằng tiếng Phạn trong cuốn “Mahabharata” vào năm 500 trước Công nguyên. Điều khiến người dân Ấn Độ kinh hãi là từ năm 1958 đến năm 1959 khi cây tre ra hoa; thì ngay sau đó nạn đói xảy ra đã khiến 10.000 đến 15.000 người chết, và hàng trăm nghìn người phải phiêu bạt tha hương.
Những ghi chép về thảm họa xảy ra sau khi hoa tre xuất hiện trong các sách cổ Trung Quốc.
Theo “Khai Nguyên chiêm kinh” được ghi chép vào đời Đường, phần “Địa kính” nói: “Khi tre kết quả, chim đi lại thành từng đàn; trong vòng hai năm sẽ xảy ra nạn đói lớn”. Cũng có câu nói: “Tre đột nhiên kết quả và chết khô; dễ thay đổi chủ, dân sẽ bị đói khát”. Lại có cách nói: “Tre trong nước đều chết héo, sẽ mất đất”.
“Thái Bình Quảng Ký” trích dẫn “Triều dã thiêm tải” ghi chép, năm Khai Nguyên thứ hai triều nhà Đường; tất cả các cây tre ở núi Chung Nam đột nhiên nở hoa và kết trái, bao phủ toàn bộ thung lũng. Năm đó trong nước xảy ra nạn đói lớn.
Tương Khải, học giả thời Đông Hán từng nói: “Bách thương trúc khô, bất xuất tam niên, thiên tử đương chi”. Nghĩa là, khi cây bách và cây tre của một quốc gia khô héo; trong vòng ba năm, quốc vương của quốc gia đó sẽ chết. Sau khi những cây tre ở núi Chung Nam nở hoa và tàn lụi; hai năm sau, tức là vào năm Khai Nguyên thứ 4, Thái Thượng hoàng Lý Đán băng hà.
Có câu: “Hiểu rõ thế sự tất là người có học vấn”. Quan tâm hơn đến những tình tiết nhỏ bé trong cuộc sống sẽ mang lại cho chúng ta những thu hoạch bất ngờ.
Cũng như câu tục ngữ “Tre nở hoa, nhanh chóng dọn nhà” đó là một kinh nghiệm sống quý báu ông cha để lại cho chúng ta. Nhờ đó, khi phát hiện những dị thường như vậy; ta có thể chuẩn bị sớm để giảm những ảnh hưởng của thiên tai.
Theo Vision times