Mỗi ngày dành ít nhất 4 tiếng đồng hồ để chơi game. Chơi ở nhà, chơi ở lớp, chơi khi rảnh, chơi cả vào thời gian học. Đầu óc suốt ngày chỉ quay cuồng và ám ảnh những trò chơi game. Từ một học sinh giỏi trở thành học sinh trung bình, điểm số ngày một thấp, không còn tập trung vào học tập. Cậu học sinh Nguyễn Trung Nguyên nghiện game lúc nào không hay.

Cậu cũng giống như bao bạn trẻ khác cuốn vào những trò tiêu khiển của điện tử hiện nay và dẫn đến Nguyên nghiện game lúc nào không hay.

Cơ duyên gặp mặt

Trong lần biểu diễn của đoàn nghệ thuật Hồng Ân Hà Nội, tôi gặp em Nguyên. Một cậu thanh niên có dáng cao gầy, khuôn mặt tuấn tú, dễ nhìn. Em mặc bộ quần áo nam nhi cổ điển, toát lên vẻ đẹp thuần thiện, khí phách của một trang nam tử. Em là thành viên trong đội múa nam của đoàn nghệ thuật Hồng Ân. Một đoàn nghệ thuật thiện nguyện không chuyên, chuyên biểu diễn các tiết mục truyền thống phục vụ mọi người.

Nguyên khá rụt rè, trầm tính. Em chia sẻ câu chuyện của mình. Em kể về con người ngày xưa của em. Em là một người nghiện game trong thời gian dài. Điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp lên thân thể Nguyên và tác động xấu đến việc học hành. Nhưng sau đó, chị gái mang về một cuốn sách của Phật Pháp, Nguyên đọc và điều kỳ diệu đã đến. Nguyên không còn nghiện game nữa vì em đã nhận ra sự tác hại của việc nghiện game nhờ vào đọc sách. Em đã tìm thấy niềm vui khác, niềm vui của đọc sách và tu luyện.  

Nguyên không còn nghiện trò chơi điện tử
Nguyên trong bộ quần áo nam nhi cổ điển, toát lên vẻ đẹp thuần thiện (ảnh: Nguyện Ước).

Nghiện game từ thời học sinh trung học cơ sở

Nguyễn Trung Nguyên, sinh năm 2001, quê tại huyện Bắc Quang, Hà Giang. Em vốn là người ít nói, khá ngoan hiền nên gia đình không quá lo lắng về em. Trong những năm học trung học cơ sở, em luôn có thành tích cao trong học tập, luôn là học sinh giỏi. Nhưng sang năm cuối cấp, có chiếc điện thoại thông minh trong tay, Nguyên bắt đầu chơi các trò chơi điện tử. Từ chơi cho biết, dần dần thì chơi liên tục. Chơi vào lúc rảnh chưa đủ, Nguyên chơi cả vào giờ học, rồi mang cả điện thoại đến lớp. Thay vì nhìn lên bảng nghe giảng, thì bàn tay, đầu óc lại tập trung vào gầm bàn, lướt bấm những trò điện tử hấp dẫn.

Cô giáo nhắc nhở nhiều lần, thậm chí thu cả điện thoại nhưng Nguyên vẫn không dừng chơi. Cô nói mãi rồi cũng chán, thôi thì kệ, trò tự làm thì tự chịu. Bố mẹ bận làm ăn nên cũng không theo sát và không có cách nào giúp con dứt khỏi điện thoại. Dần dần, Nguyên bắt đầu chán học, tuy không bỏ học đến các quán Net chơi nhưng sức học của em sa sút. Từ học sinh giỏi hạ xuống trung bình. Lên học trung học phổ thông, Nguyên cũng không gắng sức học, lực học vẫn trung bình.

Cậu thanh niên nghiện game ngày ấy và bây giờ
Nguyên đã từng chơi điện tử mọi nơi, mọi lúc (ảnh: Nguyện Ước).

Tuổi trẻ mắc bệnh mãn tính, hệ lụy của những trò chơi điện tử?

Nguyên nói với tôi: “Khi em chơi điện tử nhiều, thân thể cảm giác như chìm xuống, nặng nề. Tư tưởng không tỉnh táo, rất khó để tập trung vào học nên việc học của em sa sút. Lúc đang chơi như vậy em không nghĩ mình nghiện nó. Sau này khi đã thoát khỏi nó, không nghĩ tới, không hứng thú, mới thấy nó nhàm chán”. Lúc này, Nguyên mới giật mình nhận ra mình đã bị nó khống chế suốt một thời gian dài.

Nguyên kể rằng: “Hồi nhỏ em luôn có ba câu hỏi: Mình là ai? Mình từ đâu đến? Mình sẽ đi về đâu? Câu hỏi về nguồn gốc sinh mệnh luôn đau đáu trong tâm. Nhưng khi lớn lên, tắm trong thùng thuốc nhuộm xã hội, em mất dần bản tính tiên thiên ấy. Khi chơi điện tử nhiều, em luôn rơi vào trạng thái chán nản, cảm thấy mình chẳng là gì trong cuộc đời này…”.

Nguyên mắc căn bệnh viêm xoang dị ứng, suốt ngày sụt sịt. Gia đình đưa em chạy chữa khắp nơi, đi nhiều bệnh viện lớn nhỏ, dùng thuốc Đông – Tây y đều không khỏi. Khỏi một thời gian rồi lại tái phát. Bệnh trên thân, bệnh cả tinh thần khiến Nguyên thiếu tự tin trong cuộc sống và khó kìm chế bản thân. Có lần vì xích mích với bạn bè đăng tin xấu trên facebook mà Nguyên đã đánh nhau với bạn…

Cai nghiện game nhờ vào đọc sách và tu tâm       

Nguyên có người chị gái có tâm cầu đạo và căn duyên tu hành. Một lần chị quyết định lên chùa quy y nhưng dọc đường xe bị hỏng, đành phải quay về. Sau nhờ cơ duyên biết môn tập Pháp Luân Công rất tốt cho cả sức khỏe và tâm tính nên chị ấy đã bước vào tập luyện. Nghĩ rằng môn này có thể tốt cho em trai mình nên chị ấy đã mang sách về cho Nguyên đọc.

Khi cầm cuốn sách, Nguyên chẳng hiểu là sách gì, chọn phần nào hay thì đọc. Đọc không hiểu gì nhưng thâm tâm vẫn muốn đọc. Khi nào rảnh, Nguyên lại nghe 9 bài giảng của Pháp Luân Công trên Audio. Một tháng liên tục vừa nghe vừa đọc, Nguyên dần dần hiểu ra những Pháp lý mà Sư Phụ Lý giảng dạy. Điều kỳ lạ xảy đến: những chứng bệnh viêm xoang hành hạ biến mất lúc nào không hay. Lúc đầu không để ý, nhưng sau một tháng không còn bệnh xoang nữa; từ đó đến nay bệnh cũng khỏi hẳn.

Cậu thanh niên nghiện game ngày ấy và bây giờ
Nguyên tập bài tĩnh công (thiền) của Pháp Luân Công (ảnh: Nguyện Ước).

Nguyên bắt đầu luyện công theo video hướng dẫn của Sư Phụ trên Youtube. Cảm giác thấy rõ thân thể nhẹ nhàng, thoải mái, vô cùng mỹ diệu. Chị gái về hướng dẫn chuẩn động tác cho Nguyên. Hàng ngày, Nguyên chăm chỉ luyện công và đọc sách, đã mang đến một sinh khí mới cho Nguyên. Nguyên không còn hứng thú với các trò chơi điện tử nữa, em đã từ bỏ hoàn toàn chứng nghiện game.

Thay đổi bản thân, tình nguyện tham gia vào đoàn nghệ thuật Hồng Ân

Năm 2017, Nguyên bước vào tập Pháp Luân Công từ khi còn học cấp ba. Sau khi học xong, Nguyên xuống Hà Nội, học thiết kế đồ họa trong 5 tháng, rồi đi làm. Dù bất kì ở đâu, làm gì, tiếp xúc với ai Nguyên đều ước thúc bản thân mình hành xử theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Nhìn vào sự thay đổi tốt đẹp cả về tâm tính lẫn sức khỏe nên bố mẹ Nguyên luôn ủng hộ hai chị em tập luyện. Cách hành xử nhẹ nhàng, nhẫn nại, không ngại khó, hết lòng vì người khác, làm việc trung thực của Nguyên khiến bạn bè, đồng nghiệp hiểu rằng Pháp Luân Công là tốt.

Hiện tại, ngoài công việc chính là làm thương mại điện tử, Nguyên còn tình nguyện tham gia vào đoàn nghệ thuật Hồng Ân Hà Nội. Nguyên yêu thích và tham gia vào đoàn nghệ thuật ngay buổi tập thử đầu tiên. Nghệ thuật Hồng Ân khác hẳn các đoàn nghệ thuật khác. Họ đều là những người tu luyện theo Chân – Thiện – Nhẫn, làm các ngành nghề, độ tuổi khác nhau. Họ vì niềm tin tín ngưỡng, muốn khôi phục giá trị nghệ thuật truyền thống. Họ đã bỏ thời gian, công sức, tiền bạc, công phu luyện tập; phục dựng những tiết mục nghệ thuật đặc sắc đem tới cho khán giả.

Cậu thanh niên nghiện game ngày ấy và bây giờ
Nguyên trong một buổi tập của Đoàn Nghệ thuật Hồng Ân Hà nội (ảnh: Nguyện Ước).

Đem năng lượng nghệ thuật thuần chính đến với nhiều người

Nguyên tham gia vào đội múa của đoàn nghệ thuật. Đội múa chia làm hai đội, đội múa nam và đội múa nữ. Các tiết mục do nam giới múa là các bài vũ đạo được kết hợp động tác võ thuật với hí kịch. Thời xưa, khi hết chiến tranh, loạn lạc, các tư thế võ đã được cải biên và đưa vào cung đình múa cho vua chúa xem. Do vậy, động tác múa của nam tuy lúc cương lúc nhu nhưng luôn toát lên khí chất khảng khái của một trang nam tử. Ngày nay, chuẩn mực đạo đức đã thay đổi, tiêu chuẩn về cái đẹp cũng thay đổi nhiều. Các động tác múa hiện đại cũng khó làm cho người xem minh bạch một trang nam tử là như thế nào.

Nguyên chia sẻ với tôi: “Vì là nghiệp dư, nhưng thiện tâm nên mọi người trong đoàn đều bỏ công sức tập luyện. Khó nhất phần ép dẻo, nhiều lúc đau như cắt ruột. Có lúc đau quá phát khóc mà không khóc được nhưng ai cũng kiên trì, không phàn nàn”.

Nguyên cũng cho biết: “Năng lượng mà đoàn nghệ thuật phát ra rất thuần chính và thánh thiện. Niềm vui mà Nguyên hay mọi người nhận được là những lời khen, nhận xét của khán giả. Rất nhiều người cảm động, rơi nước mắt. Họ nói chưa bao giờ được xem tiết mục hay và ấn tượng đến vậy. Có gì đó đánh thức sâu thẳm trong tâm, rất chấn động, rất sâu sắc. Để làm được điều đó, mỗi người chúng em phải tu dưỡng đạo đức, quy chính bản thân mình theo Chân – Thiện – Nhẫn. Khi trong mình chỉ chứa điều thiện lương, thì sẽ đem năng lượng tích cực ấy đến với mọi người…”.

Bạn đọc muốn chia sẻ thêm với Nguyên, vui lòng liên hệ qua số điện thoại 039 7091826.