Trong quá trình giáo dục con cái, “miệng dao găm” của cha mẹ sẽ gây áp lực lớn cho trẻ, rất có thể vùi dập tài năng của trẻ.

Cha mẹ và con cái là mối quan hệ thân thiết nhất. Nhưng khi đứa trẻ lớn lên, có bậc cha mẹ lại thường dạy dỗ con bằng “miệng lưỡi dao găm”. 

Mặc dù mục đích ban đầu là dùng việc này để khích lệ con cái, giúp con có thành tích ổn định và xuất sắc hơn; nhưng như ai cũng biết, lời nói sắc bén như dao của cha mẹ gây tác hại lớn nhất đối với con cái.

Một bác sĩ tâm lý cho biết trong ông đã từng gặp tình huống như thế này: Một trong những bệnh nhân nhỏ của ông, chỉ 6 tuổi, đang đợi ở bên ngoài, trên tay cầm một khối lập phương và liên tục thay đổi hình dạng. Sau một hồi nỗ lực, đứa trẻ không thể nào lắp được khối lập phương như ý.

Người mẹ ngồi bên cười nhạo con với câu nói “dè bỉu”: Dù có lắp 100 lần cũng không thành.

Bác sĩ chứng kiến sự tình cũng phải lắc đầu. Ông nghĩ chính người mẹ là nguyên nhân gây ra bệnh tâm lý của đứa trẻ này.

Cha mẹ đừng dùng "miệng dao găm" để dạy trẻ?
Trẻ sẽ bị tổn thương thì thường phải nghe những lời mắng nhiếc của cha mẹ (ảnh: pexels).

Thực tế, trong quá trình giáo dục con cái, nhiều bậc cha mẹ đối xử với con bằng cảm xúc hưng phấn. Phương pháp giáo dục của họ là dọa nạt, mong con ngoan ngoãn hơn. Nhưng cách làm này không chỉ không khiến chúng tốt hơn; mà thậm chí còn phá hủy hoàn toàn sự phát triển của những đứa trẻ.

Miệng dao găm của cha mẹ để lại cho con cái những gì?

1. Tính cách thiếu tự tin

Một số bậc cha mẹ thường nói “Sao con dốt thế?”, “Con thật làm mẹ xấu hổ!”. Trong quá trình giáo dục con cái nếu cha mẹ có hành vi “dao miệng”, con cái sẽ chịu ảnh hưởng xấu của cha mẹ.

Cảm xúc tiêu cực tích lũy lâu ngày hình thành ở đứa trẻ tính cách thiếu tự tin; thậm chí gặp phải việc gì chúng cũng không dám bày tỏ ý kiến ​​của bản thân. Chúng luôn sợ bị cha mẹ chế giễu, sợ không thành công.

Tính cách thiếu tự tin này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống tương lai của trẻ. Cảm giác tự ti nặng nề trong lòng sẽ khiến cuộc sống của chúng đầy rẫy những khó khăn.

2. Sự tự kỷ

Nếu cha mẹ giáo dục con bằng những lời lẽ cay nghiệt chỉ để con làm theo lời mình, thì dần dần đứa trẻ sẽ khép lòng và không muốn giao du với người khác.

Theo thời gian, đứa trẻ mắc chứng ám ảnh sợ xã hội mạnh mẽ và phát triển. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ cá nhân, mà thậm chí còn khiến trẻ trầm cảm. Các vấn đề tâm lý sẽ xuất hiện theo đó khiến chúng không thể thoải mái khi đối mặt với thất bại và khó khăn trong cuộc sống.

Miệng dao găm của cha mẹ để lại cho con cái những gì?
Miệng dao găm của cha mẹ sẽ khiến con trẻ thiếu tự tin và mặc cảm (ảnh: Pexels).

3. Cảm xúc lo lắng

Những đứa trẻ lớn lên với cảm xúc cáu gắt của cha mẹ sẽ thường lo lắng. Chúng sợ hãi trước những lời giận dữ, phàn nàn như sấm sét của cha mẹ. 

Chúng có cảm giác vô cùng bất ổn, dù đang học hay sau này đi làm đều không yên ổn, cả đời bất an.

Những lý do khiến cha mẹ có miệng dao găm

1. Trút sự bất mãn bên trong bạn

Nguyên nhân khiến đa số phụ huynh có những hành vi “dao miệng” trong việc giáo dục con cái là do nội tâm của họ không bằng lòng. 

Nhiều bậc phụ huynh không hài lòng với kết quả học tập của con em mình. Họ đã chi trả rất nhiều, không tiếc tiền bạc, sức lực mà điểm số của con vẫn không được cải thiện một chút nào.

Chính vì sự bất mãn mạnh mẽ mà họ đã không thể nào thân thiện với con cái của mình. Thực tế, đây cũng là một cách để họ giải tỏa những bất mãn trong lòng.

2. Hy vọng sẽ kích thích trẻ trở nên tốt hơn

Một số bậc cha mẹ ngoài đời cực kỳ nghiêm khắc với con cái. Họ thậm chí không nở một nụ cười nhẹ trên môi. Họ hoàn toàn kích động, luôn hy vọng con mình ngày càng tốt hơn, mong con tự đặt ra yêu cầu cao hơn. Cha mẹ gay gắt vì nghĩ rằng đó là gióng lên hồi chuông cảnh báo giúp con tránh mắc sai lầm.

Miệng dao găm của cha mẹ để lại cho con cái những gì?
Con cái có thể nhớ những lời cha mẹ mắng mỏ trong rất nhiều năm sau, ngay cả khi trưởng thành (ảnh: pexels).

3. Cảm xúc cá nhân

Nguyên nhân khiến hầu hết các bậc cha mẹ có những hành vi “dao miệng” trong quá trình giáo dục và trưởng thành của trẻ là do cảm xúc cá nhân của họ. Nó gây áp lực lớn cho trẻ, đặc biệt là để lại những vết sẹo trong lòng.

Dù đứa trẻ bị thiếu tự tin hay tự kỷ thì cha mẹ cần chịu trách nhiệm. Nếu cha mẹ không kịp thời điều chỉnh, rất có thể cuộc đời của con cái sẽ bị viết lại hoàn toàn trong tương lai.

Trên đời này không ai thương con hơn cha mẹ; nhưng chính cha mẹ thường là người làm tổn thương con cái nhiều nhất.

Vì vậy, trong quá trình giáo dục con cái, nếu cha mẹ có “miệng dao găm” thì cần phải hết sức kiềm chế lại.

Nguồn: Wendy/Vision Times

Xem thêm: