5 dấu hiệu con mắc bệnh trầm cảm mà ba mẹ thường bỏ qua
Nhiều ba mẹ bận rộn nên các em nhỏ thường phải tự chơi một mình, dẫn đến chậm nói, ít nói, thậm chí dễ dẫn đến nguy cơ con mắc bệnh trầm cảm.
- 5 biểu hiện bất thường tại nơi làm việc tiết lộ bạn đang bị trầm cảm
- Nghiên cứu của Harvard tiết lộ thứ hạng tăng cân của thuốc chống trầm cảm
Giao tiếp và giúp trẻ hòa nhập với thế giới xung quanh là rất cần thiết; nhưng nhiều bậc phụ huynh thường xem nhẹ điều này. Các dấu hiệu ban đầu của trầm cảm dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác và thường bị bỏ qua, dẫn đến những hậu quả nặng nề.
Nội dung chính
5 dấu hiệu con mắc bệnh trầm cảm
1. Chán ăn, sút cân rất nhanh
Khi con có dấu hiệu thay đổi thói quen ăn uống, ba mẹ cần chú ý theo dõi tâm lý, chế độ dinh dưỡng để điều chỉnh, giúp đỡ con.
Người bị trầm cảm thường không còn quan tâm đến cuộc sống; có thể có suy nghĩ tiêu cực hoặc tự tử vì cảm giác bi quan, chán nản. Vì vậy, họ không màng đến ăn uống, dẫn đến việc giảm cân nhanh chóng.
Tình trạng chán ăn kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe; do cơ thể không nhận đủ dưỡng chất cần thiết, gây suy giảm chức năng của các cơ quan như cơ bắp, hệ tim mạch, nội tiết, phổi, và não bộ; đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm và mãn tính.
Khi thấy con có dấu hiệu thay đổi thói quen ăn uống; ba mẹ cần quan sát kỹ tâm lý và chế độ dinh dưỡng của con để có hướng điều chỉnh.
2. Không còn hứng thú với các sở thích trước đây nữa
Khi thấy con không còn hứng thú với các sở thích trước đây nữa mà ngồi im hoặc chơi với móng tay; đây là những dấu hiệu rất nguy hiểm cho thấy con rất cô đơn và cần được quan tâm nhiều hơn.
Nếu trẻ đột nhiên không còn quan tâm đến những món đồ chơi từng yêu thích; ba mẹ nên khích lệ và động viên con tìm lại niềm vui. Khi buồn chán, trẻ có thể ngồi im hoặc chỉ chơi với móng tay; đây là dấu hiệu nguy hiểm cho thấy trẻ đang cảm thấy cô đơn và cần được quan tâm nhiều hơn.
3. Thường xuyên lo âu, bất an
Những cảm giác lo âu ở trẻ có thể bắt nguồn từ những điều không thực tế; hoặc chỉ do trẻ tự tưởng tượng. Nếu tình trạng này kéo dài, nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng thích nghi của trẻ với môi trường xung quanh. Rối loạn lo âu thường đi kèm với các bệnh như trầm cảm, rối loạn ăn uống hoặc rối loạn nhân cách, và rất nguy hiểm. Do đó, ba mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay khi có biểu hiện lo lắng kéo dài.
4. Mất ngủ
Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với hoạt động của não bộ. Khi mất ngủ, não sẽ rơi vào trạng thái lơ đễnh, khó tập trung, giảm khả năng phán đoán, trí nhớ suy giảm; và cảm thấy uể oải. Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài, trẻ có thể trở nên nóng nảy, lo lắng, và dễ bị trầm cảm.
Các chuyên gia ghi nhận rằng, triệu chứng mất ngủ thường xuất hiện sau các sang chấn tâm lý và có thể duy trì ngay cả khi sang chấn đã qua. Việc thay đổi môi trường sống hoặc múi giờ cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ba mẹ cần tạo ra môi trường sinh hoạt ổn định và thoải mái để trẻ có thể ngủ ngon giấc.
5. Khó tập trung, hay quên
Trẻ bị mất tập trung thường gặp khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin, trí nhớ suy giảm; và gặp rối loạn trong hoạt động hàng ngày. Nếu không được cải thiện, tình trạng này có thể dẫn đến bệnh Alzheimer hoặc sa sút trí tuệ.
Trẻ bị trầm cảm cũng có các triệu chứng tương tự; thường hay quên và mất hứng thú với mọi thứ xung quanh.
Nghiên cứu cho thấy ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử; như tivi, máy tính bảng hay điện thoại có thể gây rối loạn nhịp sinh học và ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ. Trẻ tiếp xúc quá nhiều với mạng xã hội cũng có nguy cơ cao bị trầm cảm.