Trầm cảm là một rối loạn tâm lý phổ biến, nếu xuất hiện 5 biểu hiện bất thường này tại nơi làm việc cho thấy bạn có thể đang bị trầm cảm, hãy xem xét tìm giải pháp càng sớm càng tốt.

Trầm cảm là một rối loạn tâm lý phổ biến, thường xuất phát từ những áp lực bên ngoài. Nó không chỉ gây tổn hại về mặt tinh thần mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến thể chất và nhiều khía cạnh khác của cuộc sống, vì thế không nên coi nhẹ. Theo nhiều chuyên gia, các dấu hiệu trầm cảm có thể xuất hiện ngay tại nơi làm việc. Đặc biệt, nếu bạn nhận thấy mình có 5 biểu hiện sau, có thể đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị trầm cảm.

Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc trầm cảm, với khoảng 280 triệu người trên toàn cầu đang phải chống chọi với căn bệnh này. Trầm cảm có thể khiến người bệnh cảm thấy chán nản kéo dài và mất hứng thú trong các hoạt động thường ngày.

Theo nhà tâm lý học Ryan Howes tại California, trầm cảm có thể tác động đến bạn dù bạn ở nhà hay nơi làm việc. Các triệu chứng phổ biến bao gồm cảm giác tuyệt vọng liên tục, mất hứng thú, thay đổi về cân nặng, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, cảm giác vô dụng, và khó tập trung.

5 biểu hiện bất thường tại nơi làm việc tiết lộ bạn đang bị trầm cảm

1. Làm việc chăm chỉ hơn nhưng lại không theo đuổi cảm giác thành đạt và được công nhận mà chỉ để tránh về nhà.

Alicia Velez, một nhân viên xã hội lâm sàng tại New York, chia sẻ rằng những người làm việc không ngừng nghỉ để tránh đối diện với cuộc sống gia đình có thể đang đối mặt với trầm cảm nghiêm trọng hơn. Những người này thường làm việc nhiều giờ, nhận các nhiệm vụ nặng nhọc; hoặc tình nguyện đi công tác xa để tránh phải trở về với những căng thẳng từ gia đình.

2. Nổi giận vì những chuyện nhỏ nhặt ở nơi làm việc

Nhà trị liệu tâm lý Shannon Garcia cho rằng ngoài cảm giác buồn bã; trầm cảm cũng có thể khiến người bệnh dễ nổi giận. Nếu bạn cảm thấy tức giận với đồng nghiệp hoặc khách hàng vì những việc nhỏ nhặt; đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị trầm cảm.

3. Trước đây bạn là người hòa đồng nhưng bây giờ lại tránh gặp đồng nghiệp, thậm chí không tham gia các cuộc họp.

Việc rút lui khỏi các tương tác xã hội và cô lập bản thân là một trong những dấu hiệu phổ biến của trầm cảm. Alicia Velez cho biết, một người từng hòa đồng, vui vẻ có thể trở nên trầm lặng; né tránh các cuộc họp hoặc không còn tham gia vào các hoạt động với đồng nghiệp; thay vào đó chỉ liên lạc qua email hoặc thậm chí là không trả lời.

Một số giải pháp giúp cải thiện chứng trầm cảm nhẹ
Ảnh: Shutterstock

4. Bỏ lỡ thời hạn công việc và các cuộc họp

Ryan Howes chỉ ra rằng việc cảm thấy gánh nặng trong việc hoàn thành nhiệm vụ; hoặc tham gia các cuộc họp có thể là dấu hiệu của trầm cảm. Người bệnh có thể đến muộn, bỏ qua các thời hạn; không còn tham gia các hoạt động xã hội tại nơi làm việc và tự trách bản thân lẫn đồng nghiệp.

5. Mất đi động lực và hứng thú ban đầu trong công việc

Shannon Garcia cho rằng, sự khác biệt giữa cảm giác chán nản và sự thờ ơ trong công việc là rất rõ ràng. Những người bị trầm cảm có thể ngồi trước máy tính nhưng không thực sự làm việc; mất hoàn toàn động lực và sự nhiệt huyết ban đầu.

Nếu nhận thấy những dấu hiệu này, bạn nên xem xét tìm kiếm sự hỗ trợ để cải thiện tình trạng càng sớm càng tốt.

Một số giải pháp giúp cải thiện chứng trầm cảm nhẹ

Trầm cảm là một bệnh lý nghiêm trọng, nhưng nếu được xử lý đúng lúc, vẫn có khả năng hồi phục. Khi nhận thấy những dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe thể chất; bạn nên đối diện với tình trạng trầm cảm một cách trực diện và lạc quan. Nếu tình trạng chưa ở mức nghiêm trọng, bạn có thể thử áp dụng một số biện pháp tự trị liệu tại nhà như sau:

Trò chuyện với người thân trong gia đình hoặc một người bạn mà bạn tin tưởng. Hãy chia sẻ với họ về những gì bạn đang phải đối mặt. Ngoài ra, giao tiếp với đồng nghiệp vài lần trong tuần cũng có thể mang lại hiệu quả tích cực

Tăng cường ăn thực phẩm giàu omega

Nghiên cứu cho thấy thiếu hụt omega-3 có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm; đặc biệt là ở phụ nữ sau sinh. Omega-3 có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm; như cá hồi, cá cơm, cá mòi hoặc dầu nhuyễn thể.

Bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin B2

Vitamin B2 có vai trò giảm nguy cơ trầm cảm; và bạn có thể tìm thấy chất này trong các loại thực phẩm như nấm, rau bina, trứng và thịt bò.

Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ có ảnh hưởng đáng kể đến tâm trạng và cảm xúc của con người. Thiếu ngủ có thể làm rối loạn các chất dẫn truyền trong não; gây ra tình trạng mệt mỏi, căng thẳng và suy nghĩ tiêu cực.

Thường xuyên vận động và đọc sách

Đọc sách lành mạnh, tập các bài tập nhẹ, đi bộ, chạy bộ; hoặc đi dạo trong thiên nhiên đều là những hoạt động tích cực giúp tinh thần và cơ thể trở lại trạng thái cân bằng.

Hòa mình vào thiên nhiên

Tiếp xúc với thiên nhiên nhiều hơn là một cách hiệu quả để giúp bạn điều chỉnh tâm trạng tiêu cực. Những âm thanh như tiếng chim hót, gió thổi, dòng nước chảy; và hình ảnh cây cối, đất trời đều có tác dụng làm dịu tinh thần.

5 biểu hiện bất thường tại nơi làm việc tiết lộ bạn đang bị trầm cảm

Thiền định và tập khí công

Các chuyên gia tâm lý khuyến nghị rằng thiền định là phương pháp rất hiệu quả trong việc giảm triệu chứng trầm cảm và cân bằng cảm xúc. Chỉ cần dành khoảng 30-45 phút mỗi ngày để ngồi thiền có thể giúp cơ thể thư giãn, giảm bớt căng thẳng và tiêu cực một cách rõ rệt.

Tuy nhiên, nếu tình trạng của bạn trở nên khó kiểm soát, việc điều trị sớm là điều cần thiết và rất quan trọng. Nếu bạn cảm thấy mình có dấu hiệu của trầm cảm, hãy tìm đến chuyên gia để được hỗ trợ. Họ sẽ cung cấp các phương pháp điều trị phù hợp; bao gồm liệu pháp tâm lý hoặc thuốc điều trị tùy vào tình trạng cụ thể của bạn.