Thấu hiểu 7 đạo lý để cuộc đời bình an
Khi gặp khó khăn, nhiều người thường tìm đến nơi tâm linh để cầu bình an và giải thoát khỏi tai ương. Tuy nhiên, cách sống và thái độ của bạn cũng có thể mang lại sự bình hòa cho cuộc đời bạn.
- Làm sao để sống một đời bình an?
- Học 3 câu nói của Lưu Bá Ôn
- Bình an là hạnh phúc, là tài phú lớn nhất của đời ngườiCuộc đời trầm luân đã tìm được bến đỗ bình an
Nội dung chính
Thấu hiểu 7 đạo lý để cuộc đời bình an
1. Thà rằng giả ngốc, chứ đừng tự cho là thông minh hơn người. Biết hồ đồ mới là người có trí tuệ.
Ngạn ngữ có câu: “Nước trong thì không có cá.” Người quân tử không bận tâm đến những điều nhỏ nhặt; đời người không phải việc gì cũng cần nghiêm túc. Đôi khi giả vờ ngốc nghếch có thể tạo ra cơ hội và duyên số, trong công việc cũng như cuộc sống.
Việc giả ngốc là một cách xử thế cởi mở, giúp chúng ta biết khi nào cần buông bỏ và nắm giữ. Thực sự người thông minh là người biết giữ cho mình không quá tỏ ra thông tuệ; không nói chuyện cao xa, mà ngược lại còn có thể giữ thái độ khiêm nhường.
Người khiêm tốn thường sống cuộc đời an lành; không bị cuốn vào những giá trị ảo, không dễ bị lóa mắt bởi những thứ hư ảo.
2. Thà rằng vất vả, chứ đừng ham muốn hưởng lạc. Chỉ có vất vả cần cù, chịu khó chịu khổ mới có thể rèn luyện được ý chí của con người.
Người xưa từng nói: “Thiên đạo thù cần”, ý rằng Trời luôn ban thưởng cho người chăm chỉ. Đây không phải chỉ là lời khuyên động viên mà thực sự là một triết lý sống. Chỉ có sự nỗ lực, cần cù mới rèn luyện được ý chí và phẩm chất của con người.
Nếu một người chỉ mải mê tận hưởng mà coi nhẹ công việc; dù có bao nhiêu của cải cũng sẽ sớm cạn kiệt.
Ai cũng cần học cách kiểm soát bản thân, đặt ra giới hạn để không bị cuốn vào những thú vui tạm thời; tránh những hậu quả đáng tiếc khi mọi thứ đã quá muộn.
3. Thà rằng nhận thua, chứ đừng hiếu thắng mà gây thù chuốc oán.
Người quá hiếu thắng thường mang trong mình lòng đố kỵ lớn, luôn muốn vượt trội hơn người khác. Khi thấy người khác thành công, họ cảm thấy khó chịu như bị mất mát điều gì. Ngược lại, khi người khác gặp khó khăn, họ lại cảm thấy vui mừng.
Tâm lý hiếu thắng này rất có hại. Người như vậy thường không được yêu mến, và dễ gặp rắc rối trong các mối quan hệ xã hội.
Giữa con người với nhau, nếu lấy thắng thua làm trọng, cả hai đều bị tổn thương dù kết quả ra sao. Một người không biết bao dung dễ gây thù oán và kết cục chỉ tự chuốc lấy kẻ đối đầu.
4. Thà rằng chịu thiệt, chứ đừng chiếm món lợi nhỏ, biết chịu thiệt mới tích được phúc phận và âm đức.
Người thích lợi dụng người khác thường dùng đủ mọi cách để đạt thành công nhanh chóng. Nhưng trong cuộc sống, không phải chuyện gì cũng có thể giải quyết bằng mưu mẹo; đôi khi cần sự cố gắng và hy sinh.
Những người khôn vặt không muốn lao động thật sự để đạt được thành công, nhưng họ không nhận ra rằng việc chiếm lợi nhỏ trước mắt lại khiến họ mất đi vận may và phúc đức.
Người biết chịu thiệt là người có thể tu dưỡng bản thân, tích lũy phúc phần và đức hạnh.
5. Thà rằng là người bình thường, chứ đừng mua danh chuộc tiếng.
Việc khoe khoang tài sản chỉ để thỏa mãn sự phù phiếm ngắn ngủi là biểu hiện của sự thiếu hiểu biết. Tiền tài không thể mang lại sự kính trọng thật sự từ người khác, mà ngược lại còn thể hiện sự cằn cỗi trong tâm hồn.
Lão Tử từng nói: “Người không tự mãn thì trí tuệ mới sáng suốt, không khoe khoang thì công lao mới được công nhận.” Khoe khoang chỉ là cách cầu xin sự tôn trọng và ngưỡng mộ, nhưng không mang lại giá trị thực sự.
6. Thà rằng thiếu thốn, chứ đừng ăn không ngon ngủ không yên, đừng vì tham mà thân bại danh liệt.
Cổ nhân nói: “Người an tâm thì ở nhà tranh cũng ổn, lòng thanh tịnh thì ăn rễ cây cũng thấy ngon.” Tham lam khiến con người mất đi trí tuệ và dễ dàng sa ngã.
Người biết đủ sẽ luôn sống an nhiên, không lo lắng về những biến cố bất ngờ trong cuộc sống.
7. Thà rằng kiên trì chịu khổ, chứ đừng dễ dàng vứt bỏ, chỉ có kiên định, dốc sức làm việc mới có thể đi tới thành công.
Những nhân vật kiệt xuất trong lịch sử đều đã trải qua muôn vàn khó khăn, khổ cực. Chỉ có người kiên trì và bền bỉ mới có thể đạt được thành công. Người dễ dàng từ bỏ thường không bao giờ đạt được những điều lớn lao, và thành công chỉ là giấc mơ xa vời đối với họ.