Người xưa trong giao tiếp vẫn luôn lấy dĩ hòa vi quý, lấy sự khiêm nhường làm trọng; lúc nào cũng suy nghĩ cho người khác, không muốn làm ai bị tổn thương. Nhưng nhiều khi tâm lý e ngại người khác bị tổn thương quá mức đôi khi lại làm hại chính bạn.

Những người thuộc loại hay ‘e sợ’ này thường rất hiền lành, không bao giờ nỡ làm tổn thương ai, thường nhận những khó khăn về mình. Họ rất ngại khi phải nói ‘không’ để từ chối người khác. Họ lúc nào cũng lấy trung dung làm lý tưởng sống của mình.

Nhưng xã hội phức tạp, không phải ai cũng biết suy nghĩ cho người khác giống như bạn. Có người được đằng chân lại lân đằng đầu, không hề biết ‘ngại’ là gì. Thế nên những người hay e ngại đôi khi lại bị lợi dụng quá mức.

Có những người không ngại nhờ vả

Có một loại người không bao giờ ngại nhờ vả người khác, không cần biết là nó gây phiền toái cho người được nhờ như thế nào. Họ còn cho đó là việc thường tình. Họ nghĩ rằng nếu bạn không giúp họ thì đó mới là bất thiện.

Mấy ngày trước nhận được điện thoại của Tùng đã lâu không liên lạc. Vậy mà câu đầu tiên đã nói rằng: “Cửa hàng A là của họ hàng nhà ông phải không? Bạn của tôi hôm nay đến mua đó, lấy giá rẻ chút nhé?”.

e ngại vì sợ có thể làm người kia cảm thấy mất lòng.
Nhiều người coi sự giúp đỡ của người khác là đương nhiên (ảnh Adobe Stock)

Tôi đã phải gọi cho người họ hàng sắp xếp thỏa đáng. Sau đó gọi điện báo lại cho Tùng, ai dè cậu ta nghe xong thì cúp máy liền, cũng chẳng thèm nói một tiếng cảm ơn. Lúc đó tôi cảm thấy hơi buồn cho cậu ta chút.

Những người không biết cảm ơn thì sẽ xem sự giúp đỡ của người khác là đương nhiên. Thực ra bản thân người đã nhận lời giúp cũng sẽ không mong chờ rằng người kia sẽ tỏ thái độ biết ơn đối với mình. Bởi nếu đã nhận lời giúp thì sẽ giúp thôi. Tuy nhiên, đôi khi việc người kia cảm thấy nhận được sự giúp đỡ một cách dễ dàng quá lại cổ vũ thêm lòng tham vô đáy của họ mà thôi. Có lẽ đôi khi với nhữngngười này thì cũng nên biết cách từ chối.

E ngại quá đôi khi làm hỏng các mối quan hệ

Còn có một loại người lúc nào cũng nhận là có mối quan hệ thân thiết với bạn. Họ chẳng ngại ngần gì mà nhờ vả bạn bất kể khi nào có thể. Đôi khi cũng gây phiền phức nhiều mà họ cũng không để ý.

Bình chính là một người như vậy. Khi tôi còn phụ trách bộ phận bán hàng, anh ấy mua xe và nhờ tôi giúp đỡ. Tôi nghĩ cũng không vấn đề gì nên đã nhận lời, đã đáp ứng những yêu cầu hơi vượt ngưỡng bình thường. Không không lâu sau đó, anh ấy lại đưa người thân đến mua xe hơi, rồi tiếp theo là đồng nghiệp, rồi họ hàng… 

Vấn đề là đến mua cũng cò kè giảm giá ở mức quá, lúc nào cũng dùng chiêu bài tình cảm. Mỗi lần như thế tôi đều rất khó xử, mặt cười cười nhưng trong lòng phải cân nhắc rất nhiều.

Nhưng buồn ở chỗ là Bình không nghĩ rằng như thế là mang lại phiền phức cho tôi. Bạn cho như thế là giúp tôi kinh doanh. Rồi đến một ngày Bình đưa một người bạn đến mua xe với một yêu cầu rất quá. Tôi buộc phải từ chối yêu cầu quá đáng đó. Vậy là Bình ngay lập tức nói tôi vô tình, trách móc đủ điều, rằng không nể nang người thân…

Tôi nghĩ chính do sự nể nang quá mức của mình đã phá hoại tình bạn nhiều năm của tôi và Bình.

Đừng e ngại quá, phải biết từ chối khi cần thiết

e ngại nể nang là sao; nể nang là gì; còn nể nang
‘Mượn tiền’ là cách nhanh nhất để phá hỏng tình bạn (ảnh Adobe Stock)

Khi còn học đại học tôi có quen một người bạn khá thân. Một lần người đó nói mẹ mình đang bị ốm nên muốn vay tôi ít tiền. Chuyện này tôi nghĩ cũng khó từ chối nên mới lấy từng đồng tiền sinh hoạt ít ỏi mà ba mẹ cho để giúp mẹ bạn ấy.

Tôi thấy mình làm vậy cũng đúng, người ta đang gặp khó khăn chẳng lẽ mình lại chối từ. Nhưng vấn đề là tôi lại ngại hỏi bạn trả tiền. Tôi cứ nghĩ là chắc bạn sẽ trả sớm thôi. Nhưng ai ngờ cứ vậy nửa năm trôi qua mà cũng không thấy bạn nói gì.

Có mấy lần tôi gặp lại bạn định hỏi, những rồi cũng vì ngại mà lại thôi. Sau này thì không còn cơ hội nữa; số tiền đó coi như là trôi vào dĩ vãng…

Tôi nghe người ta nói ‘thứ gì mua được bằng tiền thì rẻ’, nhưng xem ra có một cách rất dễ để xem tình cảm bạn bè chân thành đến đâu; chỉ một chút tiền đã cho tôi câu trả lời rồi.

Có một người bạn nói với tôi, thứ phá hoại tình cảm bạn bè ghê gớm nhất đó là mượn tiền. Bạn đã bao giờ bị mất bạn bè chỉ vì cho mượn tiền chưa? Chẳng phải cũng đều là do bạn không dám nói ‘không’ hay sao?

Đôi khi dũng cảm nói ‘không’ mới là trí tuệ

e ngại, e dè nể nang; tâm lý nể nang; khách sáo quá
Biết từ chối đúng lúc là người có trí tuệ (ảnh Adobe Stock)

Người hay e ngại đương nhiên sẽ cho rằng e ngại là cần thiết, nếu không như thế thì thật là thô lỗ. Nhưng rất nhiều khi sự e ngại quá mức đã làm tổn thương cho cả mình và đối phương. 

Hơn nữa, sự e ngại quá mức cũng làm cho giao tiếp thiếu sự chân thành. Khi nó hình thành thói quen đi rồi thì bạn sẽ trở nên giả tạo, không còn dám sống đúng với cảm xúc thật của mình nữa.

Chính sự e ngại đã cản trở các mối quan hệ tiến sâu hơn, vì nó lúc nào cũng chỉ giữ ở mức bề mặt, chỉ muốn làm hài lòng lẫn nhau. Người ta vẫn nói ‘lời thật thì mất lòng’, bạn không dám làm mất lòng ai thì cũng đâu có ai dám nói lời quá thật lòng với bạn. Tình bạn vì vậy dù lâu bền nhưng cũng chẳng có gì sâu sắc.

Dũng cảm nói ‘không’ cũng không phải là bất lịch sự hay không thiện, nếu nói đúng lúc cần thiết thì nó thể hiện là người có trí tuệ, biết mình nên làm gì và không nên làm gì.

Cuối cùng xin tặng bạn mấy chữ khi giao tiếp với bạn bè: “Phân rõ bạn bè, dũng cảm từ chối, giữ vững nguyên tắc, tùy sức mà làm”.

Theo Tinh Hoa