Chúng ta vẫn thường nghe câu: “Hãy làm chủ cảm xúc chứ đừng làm nô lệ của nó”. Câu này cũng có lý, nhưng “làm chủ cảm xúc” nghĩa là gì? Có thể nhiều người sẽ cho rằng chúng ta phải học cách “ngăn cản” cảm xúc của mình, nhưng thực sự có phải là như vậy không?

Các nhà tâm lý học cảnh báo chúng ta rằng, bất kỳ ý định quản lý và kiểm soát cảm xúc nào cũng sẽ vô ích. Bởi vì tình cảm cũng giống như nước chảy. Vì vậy, cái gọi là “quản lý cảm xúc” không đòi hỏi bạn phải quản lý và kiểm soát cảm xúc, mà là bạn nên “nhận thức và phản ứng theo cảm xúc”.

Làm thế nào chúng ta có thể nhận thức được cảm xúc? Hãy an tĩnh, thư giãn, tìm lại hơi thở, tìm lại cơ thể, tìm vào bên trong, lặng lẽ cảm nhận thân thể của bạn. 

“Tôi cảm thấy buồn”; “Tôi cảm thấy tức giận”; “Tay tôi run rẩy, tôi cảm thấy rất sợ hãi”… khi bạn có thể nhận thức được sự xuất hiện và tồn tại của cảm xúc, đừng chỉ trích, né tránh hay phủ nhận, hãy đi “lý giải” thứ cảm xúc này; nhìn xem điều gì đằng sau cảm xúc đó. Nếu làm được như vậy thì bạn đã là “Bậc thầy về cảm xúc” rồi đó.

Làm thế nào để đáp lại cảm xúc? Khi con nhỏ giận dỗi thì phải làm thế nào?

Một khi cảm xúc có thể “tự cho lưu động” mà không bị ngăn cản, nó sẽ từ từ mà tan biến. Có lần tôi xem được một bộ ảnh ở trên mạng và thấy khá ngạc nhiên. Trong bức ảnh đầu tiên: Một người cha da trắng khoảng 30 tuổi, dắt một cô bé 5 tuổi đến trung tâm mua sắm. Theo sau là một người đàn ông trung niên khoảng 50 hoặc 60 tuổi. Thoạt nhìn thì đây có thể là 3 thế hệ.

Sau đó, có thể cô bé muốn mua gì đó nhưng không được người cha chấp nhận; cô bé nằm luôn xuống nền nhà và không chịu đi. Trong ảnh có thể thấy hai người lớn (cha con) đứng đợi một bên. Họ “chấp nhận” cho cô bé giận dỗi và nằm lăn ra đất để phản đối. Hai người lớn đứng đó mà không căn ngăn hay an ủi. Họ chỉ “chờ đợi” với vẻ mặt bình thản.

Tôi đã rất ngạc nhiên trước bức ảnh này. Tôi đang nghĩ, bố mẹ chúng ta sẽ phản ứng như thế nào? Chắc hẳn là người lớn sẽ cảm thấy rất mất mặt. Họ sẽ mắng con và bảo con mau đứng dậy. Nếu trẻ không nghe lời và không chịu đứng dậy, họ sẽ cứng rắn mà kéo trẻ dậy. Kết quả là đứa trẻ sẽ càng khóc to hơn.

Hãy để cảm xúc lưu động và nó sẽ tự phai nhạt
Hãy để cảm xúc lưu động và nó sẽ tự phai nhạt (ảnh chụp màn hình Istockphoto)

Tôn trọng cảm xúc và để nó tuôn trào thay vì ngăn cản nó

Cách chúng ta đối phó với cảm xúc ở đây chỉ thể hiện một điều: “Trẻ em không được phép khóc và có cảm xúc”. Phản ứng của người cha da trắng trong bức ảnh cho chúng ta biết: “Con không vui, khó chịu và tức giận. Không sao đâu, đó là chuyện của con. Cha tôn trọng và không can thiệp”. Họ nhìn cảm xúc một cách bình tĩnh. Đây gọi là ranh giới cảm xúc.

Đồng thời, tôi cũng rất ngưỡng mộ cụ ông lớn tuổi trong ảnh. Hiện ông không can thiệp vào cách con ông xử lý sự việc. Ông cũng là người có ranh giới rõ ràng, tôn trọng kỷ luật của con trai, không tham gia vào.

Câu chuyện vẫn chưa kết thúc. Khi hai người đàn ông “cho phép” đứa trẻ khóc và không can thiệp vào cảm xúc của đứa trẻ. Một lúc sau cô bé trút được cảm xúc và tự đứng dậy, tay trái cầm tay cha và tay phải cầm tay ông nội. Cả 3 vui vẻ đi bộ về nhà như không có chuyện gì xảy ra.

Khi bạn không ngăn cản cảm xúc và cho phép nó xảy ra, cảm xúc của con bạn sẽ đến và đi nhanh như một cơn gió. Hãy để cảm xúc thăng trầm tự nhiên; để cho cảm xúc tuôn trào. Một khi cảm xúc có thể tự do lưu động thì nó sẽ tự nhiên mà phai nhạt.

Vì vậy tôi mới nói: Hãy cho phép cảm xúc, tôn trọng cảm xúc và để cảm xúc tuôn trào. Đây là cách tốt nhất để đối phó với cảm xúc.

Cách tốt nhất là làm bạn với cảm xúc

Cách tốt nhất là làm bạn với cảm xúc
Cách tốt nhất là làm bạn với cảm xúc (ảnh Istockphoto)

Một lần tôi xem được một đoạn video trên internet khiến tôi rất lo lắng. Trong video, một bé gái khoảng 1 tuổi ngồi trên sàn nhà và không ngừng khóc. Sau đó thậm chí còn gào khóc lớn hơn.

Ngồi bên cạnh đứa trẻ là một người đàn ông khôi ngô tuấn tú, có thể là cha đứa bé. Ông bố cứ lặng yên quan sát con mình. Có lúc anh muốn ôm cô bé vào lòng nhưng lại bị đẩy ra, anh cũng không miễn cưỡng; chỉ ngồi lặng lẽ quan sát con mình đang nằm khóc trên sàn.

Đứa trẻ vẫn khóc ngon lành. Sau một lúc, dường như khóc đã đủ, cô bé từ từ tiến về phía cha mình. Cô sẵn sàng để cho anh bế, vì vậy người cha đã ôm cô bé vào lòng. Nhưng lúc này, cô bé lại khóc to hơn. 

Ông bố nhẹ nhàng vỗ vào lưng con mình và để cho bé tiếp tục khóc. Từ đầu đến cuối anh không hề tỏ ra sốt ruột. Chẳng mấy chốc tiếng khóc nhỏ dần; cuối cùng nín hẳn và nằm yên bình trong vòng tay của người cha. Vậy là ông bố trẻ đã thành công trong việc “dỗ” đứa con gái bé bỏng của mình.

Đoạn video này đã thể hiện đầy đủ cách để “làm bạn với cảm xúc”. Người cha này đã dạy chúng ta: Đừng ngăn cản cảm xúc; hãy để cho cảm xúc xảy ra; cho phép nổi nóng. Đừng can thiệp quá nhanh; chỉ cần im lặng và ở bên cạnh; giống như chờ cơn bão qua đi. Hãy nhớ rằng, nếu cha mẹ bình tĩnh thì con cái cũng tự an ổn.

Cảm xúc chỉ là trạng thái nhất thời, không cần phải ngăn cản nó

Hãy tách biệt cảm xúc và đối thoại với nó
Hãy tách biệt cảm xúc và đối thoại với nó (ảnh chụp màn hình Istockphoto)

Một khi có thể quan sát được nỗi đau của bản thân, chúng ta có thể đối thoại với nó. Nhận thấy cảm xúc và biểu đạt cảm xúc là rất quan trọng. Cảm xúc đôi khi còn phải thông qua ngôn ngữ và văn tự để biểu đạt; như vậy cảm xúc mới có thể được “nhìn thấy”. Đây là phương pháp biểu đạt cảm xúc tốt nhất.

Ngôn ngữ mang lại khả năng “nhìn thấy” cảm xúc. Giống như khi bạn nói “Ôi bông hồng này đẹp quá”, khoảnh khắc bạn đưa ra ngôn ngữ này, bông hồng ngay lập tức được “nhìn thấy” và nó là “hiện tại”.

Do đó khi bạn nói “Bây giờ tôi rất tức giận”; “tôi cảm thấy buồn”; “tôi rất sợ”; cảm xúc trong bạn lúc này được bạn và những người khác nhìn thấy ngay lập tức.

Một khi bạn nhìn thấy nó, bạn có thể phản hồi và giải quyết nó. Nếu bạn làm ngơ trước cảm xúc, phớt lờ nó hoặc phủ nhận nó, nó sẽ trở nên gay gắt hơn. Giống như một đứa trẻ đang khóc và bị phớt lờ. Thực ra cảm xúc chỉ là một loại biểu hiện của tình cảm, không có đúng sai, không có gì phải kinh ngạc.

Cảm xúc không phải là bạn

Cuộc sống trôi đi và cảm xúc cũng vậy. Tình cảm không phải là thứ cố định. Cảm xúc là một dòng trạng thái của tình cảm; cảm xúc không phải là bạn. Khi bạn nói “Tôi cảm thấy buồn”, bạn chỉ đang thể hiện rằng “tại thời điểm này” trạng thái của tôi là buồn; nhưng không có nghĩa là bạn sẽ mãi buồn rầu. Bởi nỗi buồn nào rồi cũng qua đi.

Khi chúng ta có thể nhận thức được cảm xúc và nỗi buồn của chính mình, thì chúng ta có thể đặt nó ra ngoài bản thân mình. Lúc này chúng ta có thể đối thoại với nó. Bạn có thể nhìn chằm chằm vào nỗi buồn của bản thân, cảm nhận nó, thấu hiểu nó và đồng hành cùng với nó. Đây là cách nhẹ nhàng nhất mà chúng ta có thể đối xử với cảm xúc.

Theo Epoch Times