Chúng ta sống trong cùng một thế giới, có rất nhiều sự việc xảy ra, ai cũng nhìn thấy những việc đó. Nhưng cảm xúc diễn ra trong mỗi người lại khác nhau.

Sự việc: Cùng xem một bộ phim

Một ngày tôi đưa con gái đến Bảo tàng Khoa học và Công nghệ và xem một bộ phim 5D. Bộ phim chỉ dài mười phút, là quá trình khám phá đáy biển, độ cao và dải Ngân hà bằng phi thuyền.

Đây không phải là lần đầu tiên tôi xem một bộ phim 5D. Tôi cũng biết những nguyên lý đằng sau những thiết kế này. Tôi biết rất rõ rằng chúng tôi tuyệt đối an toàn khi ngồi trên ghế xem phim. Tuy nhiên, trải nghiệm của bộ phim này thực sự rõ nét.

Theo dòng phim, mỗi khi lao xuống từ độ cao xuống, ghế ngồi sẽ được điều chỉnh và rung lắc. Tôi thực sự có cảm giác như đang lao xuống cùng phi thuyền. Cá mập dưới đáy biển há to mồm như sắp nuốt chửng phi thuyền này. Sông băng ở Bắc Cực tan chảy đập vào phi thuyền, thiên thạch khổng lồ trong không gian lao thẳng vào phi thuyền… Cảnh nào cũng có khán giả hò hét.

Con gái ngồi bên cạnh tôi, điềm tĩnh, không la hét, không suýt xoa,  trên mặt nở một nụ cười. Còn tôi, dù tỏ ra không hoảng sợ nhưng lòng bàn tay đã đổ mồ hôi. Trong đoạn phim mười phút, tôi rõ ràng là ngồi tại chỗ không rời nửa bước. Nhưng cảm giác như tôi đã trải qua một chặng đường dài.

Buổi chiếu phim kết thúc, tôi nói với vẻ nhẹ nhõm: “Cuối cùng thì cũng kết thúc!”. Con gái phản ứng hoàn toàn khác với tôi. Con tiếc nuối: “Hết sớm vậy? Con xem chưa đủ!”.

Cảm xúc là một trạng thái sinh học liên quan đến hệ thần kinh đưa vào bởi những thay đổi sinh lý thần kinh khác nhau như gắn liền với những suy nghĩ, cảm xúc, phản ứng hành vi và mức độ của niềm vui hay không vui.
Sự việc giống nhau, cảm xúc có thể lại khác nhau (ảnh: pexels).

Nhưng cảm xúc lại khác nhau…

Tôi hỏi con gái “Con không thấy đáng sợ chút nào ư?”. Con gái trả lời rằng “Tất cả đều là giả mà mẹ, không có gì phải sợ”. Con gái kể những điều hay ho mà con thấy cho tôi, các loài cá dưới đáy biển rất dễ thương, san hô rất đẹp, sứa uốn lượn cũng rất đẹp, các hành tinh trong không gian thật là bao la rộng lớn.

Sau khi trò chuyện với con, tôi hiểu rằng sự chú ý của chúng tôi hoàn toàn khác nhau. Tôi bị hút mình vào trong đó. Còn con gái lại như đứng ngoài nhìn những gì đang xảy ra. Vậy nên những gì tôi trải qua khiến tôi cảm giác 10 phút có vẻ dài. Còn những gì con gái xem lại dường như quá ngắn.

Xem cùng một bộ phim, cảm xúc của chúng tôi rất khác nhau. Tôi bỗng nhận ra rằng chúng ta đối mặt với cùng một thế giới, thậm chí đôi khi tham gia vào cùng một việc nhưng những gì chúng ta nhận được lại rất khác nhau, cảm xúc khác nhau. Thế giới chính không khác, do  bản thân chúng ta đã tạo nên sự khác biệt. Tôi hiểu được rằng, khi chúng ta cảm thấy có điều gì đó không ổn và khó chịu, chúng ta có lẽ nên thay đổi bản thân mình. Nhiều khi chỉ nên nhìn sự việc như nó vốn như vậy, không nên để bản thân bị cuốn vào đó.

Theo Epoch Times