Duyến Lộ – một đệ tử Đại Pháp ở miền Đông Bắc, Trung Quốc đã chia sẻ những hồi ức về Sư phụ Lý Hồng Chí – Nhà sáng lập Pháp Luân Công từ những ngày đầu tiên ngài truyền Pháp ở Trung Quốc. Các đệ tử không chỉ được cảm hóa bởi nghĩa lý nhân sinh trong Pháp mà Sư phụ truyền, mà sự đức độ và phong cách sống chân chính của Ngài là một tấm gương cho tất cả các đệ tử noi theo.

Năm 1994, tôi may mắn đắc được Pháp Luân Đại Pháp. Tôi đã tham dự khóa giảng thứ bảy của Sư phụ tại Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. Có hơn ba nghìn người tham gia. Vì số người quá đông, khóa giảng phải chia làm hai lớp, một ban ngày và một buổi tối, thời gian tổng cộng hết mười ngày.

Ngày đầu tiên chúng tôi đến hội trường bằng xe điện. Đi được nửa đường thì xe hết điện, mọi người phải xuống xe đi bộ, ước chừng khoảng ba cây số mới có thể đến hội trường, đó là lễ đường của Đại học Cát Lâm. Thời gian rất gấp, mọi người sợ đến muộn, nên đi đường ai cũng vội vội vàng vàng. Trong số đó có một người bị hội chứng chèn ép dây thần kinh xương sống. Ông đến Trường Xuân đã hơn một tháng, khám bệnh ở bệnh viện tốn hơn 1.000 nhân dân tệ cũng không chữa khỏi. Tiền cũng đã tiêu hết. Ông nghe nói có khóa giảng Pháp của Sư phụ nên cũng liền đi theo chúng tôi. Quả thật thần kỳ! Đang chịu gánh nặng đau đớn bệnh tật, vậy mà người này vẫn có thể đi bộ cùng tốc độ với mọi người. Đầu cũng không thấy đau đớn, hết thảy triệu chứng khó chịu cũng tiêu tan. Hóa ra trên đường đến hội trường, Sư phụ đã điều chỉnh thân thể cho ông ấy. Sau mười ngày nghe giảng, ông đã trở lại là một người hoàn toàn khỏe mạnh.

Vào những ngày đó, lúc nghỉ ngơi sau mỗi buổi học, chúng tôi cùng một số học viên khác đều đứng vây quanh Sư phụ. Sư phụ có khí chất phi phàm, không giống người thường. Ngài mặc một bộ âu phục màu xám, áo sơ mi trắng, trông rất trẻ. Sư phụ luôn mỉm cười rất từ bi khi trò chuyện với các học viên. Sau mỗi buổi học, chúng tôi đều ở lại không muốn rời đi. Chúng tôi muốn ở bên Sư phụ thêm chút nữa, để nhìn Ngài thêm chút nữa. Mỗi ngày chúng tôi đều chờ Sư phụ lên xe rồi mới rời khỏi hội trường.

Buổi sáng ngày 1 tháng 5, ban tổ chức căn cứ theo yêu cầu của các học viên muốn cùng Sư phụ chụp chung một tấm hình lưu niệm. Sư phụ đồng ý. Học viên mỗi khu vực đứng xếp hàng theo trình tự. Sau đó, Sư phụ đứng vào chụp hình chung với từng nhóm. Khi đến lượt nhóm từ khu vực Tân Hà, có một nam học viên khoảng 60 tuổi ngồi trên một chiếc ghế đẩu ở hàng đầu. Tóc ông bạc trắng. Sư phụ liền đến bên và hỏi vì sao ông lại ngồi đó. Vị học viên này trả lời rằng ông không thể đứng vững được. Sư phụ bèn bảo ông đứng ở hàng sau. Khi chụp hình xong, Sư phụ đến bên vị học viên này, bắt tay ông và bảo ông hãy bỏ cây gậy đi. Dù ông chưa hiểu ra, nhưng vợ ông đã bỏ cây gậy đi. Sau đó Sư phụ bảo ông hãy bước lên phía trước. Như một đứa trẻ nhỏ, ông bước đi từng bước từng bước. Ông mỉm cười bước đi vòng vòng trong hội trường. Kể từ ngày đó, ông không còn cần dùng gậy nữa. Ông đi bộ đến hội trường, và có thể tự lo cho bản thân sau đó.

Những sự việc như vậy xảy ra thường xuyên.

Sư phụ giảng:

“Tôi thấy rằng những người trực tiếp nghe tôi truyền công giảng Pháp, tôi nói thật rằng… sau này chư vị sẽ hiểu ra; chư vị sẽ thấy rằng khoảng thời gian này thật đáng mừng phi thường.” (Chuyển Pháp Luân)

Quả thật, chính nhờ có những trải nghiệm phi thường đó; chúng tôi mới được chứng kiến sự từ bi khổ độ của Sư phụ, tượng đài nhân cách vĩ đại, tâm cảnh của bậc giác giả. Cũng chính vì có đoạn ký ức khó quên đó, mà tôi không ngừng được khích lệ dũng mãnh tinh tấn trên con đường tu luyện, đi tốt mỗi bước để hoàn thành đại nguyện tiền sử của mình!

(Còn tiếp)

Theo Minh Huệ