Những ai biết và tập Pháp Luân Công đều hiểu rằng đây là môn tập chân chính, rất tốt, có trăm điều lợi không một điều hại. Nhưng tại sao có nhiều thông tin và hiểu lầm không đáng có về Pháp môn? “Mặt trái của Pháp Luân Công” sẽ chỉ ra cụ thể những hiểu lầm ở bộ phận chức năng và một số người dân.

Cụ thể những hiểu lầm của bộ phận chức năng

Các học viên từ nhiều quốc gia thắp nến tại Quảng trường Trocadéro bên cạnh Tháp Eiffel ngày 30/9/2017. Mặt trái của Pháp Luân Công – Những hiểu lầm của một bộ phận chức năng và người dân
Các học viên Pháp Luân Công từ nhiều quốc gia thắp nến tại Quảng trường Trocadéro bên cạnh Tháp Eiffel ngày 30/9/2017 để tưởng niệm các nạn nhân bị mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc (ảnh: Faluninfo.si).

Không có văn bản nào quy định rằng Pháp Luân Công không được tập luyện tại Việt Nam. Tuy nhiên, có một bộ phận trong lực lượng chức năng, các đơn vị vũ trang có những thông tin, hiểu lầm nhất định và luôn có thái độ dè chừng với môn tu tâm hướng thiện này. Nguyên nhân có thể do vấn đề chính trị và việc pháp môn này bị đàn áp tại Trung Quốc.
Những thông tin đưa ra xoay quanh các vấn đề:

  • Môn này không cho phép tại Việt Nam;
  • Sách lậu, không cấp phép bản quyền, đường link trang web có đuôi .org, không được dùng tại Việt Nam…

Nhưng nếu có người hiểu rõ luật, phản ứng lại, lực lượng chức năng sẽ trả lời:

  • Đúng là môn này không cấm tại Việt Nam nhưng cũng không được tụ tập đông người. Chúng tôi phải theo dõi, sợ tụ tập, có phần tử xấu lôi kéo, chống đối Đảng và Nhà nước…
  • Đúng là môn này tốt, nhưng nên tập ở nhà, không được tuyên truyền,…

Mặt trái Pháp Luân Công” – Những động thái khiến nhiều người hiểu sai

Mặt trái Pháp Luân Công - Những động thái khiến nhiều người hiểu sai
Học viên Pháp Luân Công tặng hoa sen may mắn với 9 chữ chân ngôn “Pháp Luân Đại Pháp Hảo – Chân Thiện Nhẫn Hảo” (ảnh do học viên Pháp Luân Công cung cấp).

Nếu chỉ dừng lại ở việc một số bộ phận chức năng cố tình không hiểu thì không đáng nói. Tuy nhiên có một số động thái đã vô tình hoặc cố ý khiến cho hiểu lầm lan rộng. Việc này có thể khiến có người không dám tập, không thụ hưởng được lợi ích tốt đẹp của môn pháp chân chính này. Cụ thể:

  • Khi học viên giới thiệu cho mọi người, tặng tài liệu hướng dẫn, biểu diễn nghệ thuật, điểm học Pháp, luyện công,… thì có người đến can nhiễu, gây rối.
  • Lực lượng chức năng mời học viên đến trụ sở. Họ yêu cầu trình bày và ký bản cam kết không đi tuyên truyền;
  • Quy chụp tội danh, đưa thông tin mập mờ lên các trang mạng xã hội. Ví dụ: “tạm giữ một số người mang tài liệu đi tuyên truyền trái phép Pháp Luân Công”…

    Pháp Luân Công là một pháp môn tu Phật. Người thực sự tu luyện theo Pháp Luân Công sẽ không làm điều gì trái với nguyên lý nhà Phật. Vậy nên không nên ngăn cản, phỉ báng, bôi nhọ giáo lý nhà Phật hoặc những người tu theo Phật Pháp. Cổ nhân có câu “thiện giả thiện báo, ác giả ác báo”; có nghĩa là làm điều thiện sẽ nhận được điều thiện, làm việc xấu sẽ nhận quả báo.

Những hiểu sai trong bộ phận người dân

Những hiểu sai trong bộ phận người dân
Người tu luyện Đại Pháp rất thiện lương, biết nghĩ cho người khác, không màng danh – lợi – tình (ảnh do học viên Pháp Luân Công cung cấp).

Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền không phải đi tuyên truyền mà là “tâm truyền tâm, người truyền người”; người tập thấy tốt, chia sẻ cho người thân, bạn bè. Ban đầu, người thân cũng vì đọc những thông tin không chính xác nên phản đối không cho tập. Về sau họ hiểu rõ không có mặt trái của Pháp Luân Công như đã tuyên truyền. Họ hiểu ra sự thật là gì nhờ sự thay đổi tốt đẹp của người thân nên cũng bước vào tập luyện.

Nhiều người khác, họ biết chân tướng sự thật, từ việc đàn áp bên Trung Quốc đến lợi ích tốt đẹp nên nhìn nhận tích cực về Đại Pháp.

Còn bộ phận khác không chịu nghe, chịu đọc, một chiều tin vào những bài viết tiêu cực; họ hiểu nhầm rồi truyền tai đến những người khác. Cụ thể, họ hiểu sai như sau:

  • Môn này là tà đạo hoặc giáo phái lạ;
  • Môn này bên Trung Quốc, chắc chắn không tốt đẹp gì;
  • Môn này theo hội, nói xấu đất nước, đều là bọn phản động;
  • Tập môn này bỏ thờ cúng tổ tiên, không đi chùa chiền,…;

Sự thật là không phải như vậy. Pháp Luân Đại Pháp là một Pháp môn tu luyện của Phật Gia. Là một pháp môn tu luyện trong cuộc sống đời thường. Do vậy môn này không phải là tà đạo hoặc giáo phái lạ.
Trung Quốc khác với bộ máy đang nắm quyền hiện nay ở Trung Quốc. Trung Quốc là miền đất có bề dày văn hoá thần truyền. Do vậy môn này xuất phát ở Trung Quốc không phải là xuất phát từ một nơi không tốt đẹp.

Pháp môn này không nói xấu đất nước, bởi môn này dạy người ta làm người tốt. Mà đã là người tốt thì trong quan hệ gia tộc luôn phải có hiếu, có lễ.

Từ những thông tin đơn giản trình bày ở trên, bạn đọc cũng nhìn ra sự mâu thuẫn và chân tướng sự thật về Pháp môn này.

Vậy mặt trái Pháp Luân Công như đã được tuyên truyền là không đúng. Dưới đây là chia sẻ của các thiếu tướng, đại tá, cựu lãnh đạo về Pháp Luân Công:

Môn này có tác dụng, tốt đẹp thế nào, các bạn có thể tìm đọc các bài viết tại chuyên mục Vẻ đẹp Chân – Thiện – Nhẫn.