Hồi ức về Sư phụ: Một tấm gương thanh bạch lưu lại cho đời sau (Phần 1)
Duyến Lộ – một đệ tử Đại Pháp ở miền Đông Bắc, Trung Quốc đã chia sẻ những hồi ức về Sư phụ Lý Hồng Chí – Nhà sáng lập Pháp Luân Công từ những ngày đầu tiên ngài truyền Pháp ở Trung Quốc. Các đệ tử không chỉ được cảm hóa bởi nghĩa lý nhân sinh trong Pháp mà Sư phụ truyền, mà con người đức độ và phong cách sống chân chính của Ngài là một tấm gương cho tất cả các đệ tử noi theo.
Mùa Xuân 1992 tại miền Bắc Trung Quốc xuất hiện một pháp môn tu luyện siêu thường tên là Pháp Luân Công. Pháp Luân Công như một viên ngọc sáng ngời với ánh quang minh sáng lạn dẹp tan những cát bụi đã phủ đầy trên tim óc của con người ta và soi sáng con đường cho tu luyện. Để hồng truyền Pháp Luân Công và cứu độ tất cả chúng sinh, nhà sáng lập Pháp Luân Công, Ngài Lý Hồng Chí, đã rời nhà để đến Bắc Kinh, Sơn Đông, Thái Nguyên và các địa phương khác truyền Pháp, truyền công.
Vì ngày càng có nhiều người đến học Pháp Luân Công mà lúc bấy giờ chưa có in sách Pháp Luân Công, Sư phụ bèn viết tay cuốn Trung Quốc Pháp Luân Công. Vì Sư phụ không có tiền để đăng ký bản quyền nên Ngài mượn 8,000 nhân dân tệ để xuất bản cuốn Trung Quốc Pháp Luân Công. Số lượng sách xuất bản lần đầu tiên được phân phối và bán tại các nhà sách địa phương. Khi những người hữu duyên đến học Pháp mà không có tiền mua sách, Sư phụ liền cho họ một quyển miễn phí. Sau khi bán lẻ ra tất cả sách, Sư phụ vẫn không có đủ tiền để trả khoản đã vay cho việc đăng ký bản quyền. Lúc ban đầu Sư phụ gặp rất nhiều khó khăn để truyền Pháp. Sư phụ chỉ yêu cầu mức phí thấp nhất cho các lớp, vì không thể miễn phí tất cả bởi cần phải trả tiền thuê giảng đường, cũng như tiền công cho các cơ sở hoặc cơ quan bảo trợ. Sau khi thanh toán các chi phí xong, số tiền còn lại rất ít. Còn dư một chút tiền ấy, thì bản thân Sư phụ cũng không lấy đồng nào, đều là do người chuyên trách ở các trạm phụ đạo quản lý và giữ gìn. Đối với việc sử dụng chút tiền đó Sư phụ đã từng chỉ ra rất rõ ràng, đây là đóng góp của các học viên Pháp Luân Đại Pháp, là sự ủng hộ đối với Pháp Luân Công, chỉ có thể dùng vào việc xây dựng Pháp Luân Đại Pháp. Ví như, con gái của Sư phụ đi học cần tiền gấp, lại đúng vào lúc cuối tháng trong nhà không có tiền, Sư mẫu mượn Sư phụ 5 tệ, đến lúc Sư mẫu được phát lương Sư phụ cũng yêu cầu trả lại 5 tệ đó, và nói “Tiền của Đại Pháp, tiền nào việc nấy.”
Trong cuộc sống Sư phụ rất đơn giản tiết kiệm, ở ngôi nhà giản dị, mùa đông không có lò sưởi. Trong nhà chỉ có 1 cái tivi, đồ dùng toàn là những thứ của thập kỷ 80, Sư phụ yêu cầu rất nghiêm đối với con gái, mỗi tháng chỉ cho cô con gái 100 nhân dân tệ tiền sinh hoạt, kể cả tiền đi học. Có một lần mùa hè Sư mẫu đưa con gái đến Bắc Kinh để đoàn tụ với Sư phụ, Sư phụ mua cho con gái một đôi giầy 2 tệ. Mức sống của gia đình Sư phụ ở Trường Xuân cũng là thấp nhất
Bất kể là Sư phụ đi đến đâu thì lời nói và việc làm đều rất mẫu mực, làm gương cho các đệ tử. Cuối năm 1994 sau khi kết thúc việc mở lớp trong nước, năm 1995 thì đi nước ngoài để truyền Pháp Luân Công, phổ độ chúng sinh, Đại Pháp hồng truyền cho đến nay (thời gian tác giả viết bài này, là năm 2004) đã có hơn 60 quốc gia, khu vực có người đắc Pháp và thu được lợi ích.
Đầu mùa hè năm 1995, Sư phụ lấy hết tiền còn dư sau khi mở lớp trong nước, để làm băng ghi hình, tặng cho các trạm phụ đạo trong toàn quốc. Mỗi bộ 5 cái tổng cộng là 900 phút, lúc đó trên toàn quốc có đến hơn 1000 trạm phụ đạo, chính là dùng bộ băng hình đó để truyền Pháp truyền công, vài năm sau đã khiến hơn trăm triệu người đắc Pháp thọ ích, thân mạnh khỏe tâm lành mạnh, đạo đức lên cao trở lại, tố chất tư tưởng văn minh tinh thần đề cao tấn tốc, điều này là có thể thấy được rõ ràng. Sư phụ vì quốc gia, vì nhân dân, vì nhân loại mà cống hiến công đức vô lượng không cách nào nói bằng lời, vô lượng công đức.
(Còn tiếp)
Theo Minh Huệ