Đôi khi nhân tâm biến đổi chỉ bởi một niệm. Cổ nhân có câu “Nhân chi sơ tính bản thiện”, mỗi con người khi sinh ra đều mang trong mình bản tính lương thiện. Nếu chúng ta hiểu rõ được đạo lý này thì có thể cảm hóa được người khác.

Nói đến nhà tù, hầu hết mọi người đều nghĩ đây là nơi cho người xấu như tội phạm buôn lậu ma túy, xã hội đen… đủ loại trùm giang hồ quy tụ về đây; hay tội phạm công nghệ cao, các băng nhóm lừa đảo xuyên quốc gia, … loại nào cũng có. Tuy nhiên, không hẳn như vậy.

Vượt mọi khó khăn, mỗi tuần tôi thường lái xe hàng trăm dặm để mở lớp dạy miễn phí cho các tù nhân. Trong quá trình tương tác, những tù nhân dần dần mở lòng và chia sẻ về những vết sẹo chôn giấu sâu trong tâm hồn…

“Trên đời này, không có con đường nào là không thể quay lại, không có sai lầm nào là không thể sửa chữa.”

Câu nói này khiến tôi nhớ đến A Kim, người đã chia sẻ động viên các bạn cùng trại giam rất nhiều. A Kim tham dự các lớp mà tôi giảng, trong một buổi giảng, tôi có chia sẻ một câu chuyện là:

Thiếu mất sự kiên trì, tiểu hoà thượng và lão hoà thượng đã không thể cùng nhau đi tới chính quả

Tiểu hoà thượng đã không kiên trì với mục tiêu ban đầu (Ảnh minh hoạ: Unplash)

“Có một ngôi chùa trên núi. Vị sư già rất kỳ vọng vào tiểu hòa thượng và muốn dạy chú tiểu này thành môn đồ hậu duệ . Tuy nhiên, vì không chịu nổi sự cô đơn trong tu luyện, một ngày nọ, nhà sư trẻ đã bỏ đi không lời từ biệt, bí mật xuống núi và sống phóng túng trong nhiều năm!

Thời gian trôi nhanh, thấm thoắt đã 20 năm. Vào một đêm trăng sáng, tiểu hòa thượng nằm mơ thấy một mảnh đất trắng, liền tỉnh giấc. Sáng hôm sau vội vàng quay về chốn cũ, quỳ trước chùa ba ngày ba đêm để tỏ lòng sám hối và thỉnh cầu lão hoà thượng tha thứ.

Lão hòa thượng nghiêm khắc nhìn chú tiểu năm xưa, chỉ vào bàn thờ trong chùa và nói: ‘Trừ khi bàn thờ có hoa nở, ta mới có thể tha thứ cho ngươi”. 

Chú tiểu nhỏ nghe vậy thấy vọng quá đã cúi người quay đi. Ai ngờ, bàn cúng dường thực sự nở hoa rực rỡ trong đêm ấy, hơn nữa dù không có gió nhưng bông hoa vẫn đung đưa, như muốn nhắc nhở vị sư già hãy mau cứu người.

Lão hoà thượng nhìn hoa nở liền vội vàng xuống núi tìm tiểu hòa thượng, nhưng không thể tìm thấy. Sau khi trở về chùa, vị sư già viết câu “Trên đời này, không có sai lầm nào là không thể sửa chữa” rồi viên tịch.

A Kim nói: “Câu chuyện này quả là truyền cảm hứng cho tôi! Tuy nhiên, tôi cũng có một vài quan điểm về tình tiết của câu chuyện.”

“Đúng, chúng ta đều là những người từng mắc sai lầm, nhưng chúng ta không được đánh mất lý trí. Khi đã quyết tâm thay đổi bản thân thì chúng ta phải kiên trì. Tiểu hoà thượng trong câu chuyện mặc dù đã ăn năn hối cải nhưng đã không kiên trì. Anh ấy quỳ ba ngày ba đêm, nhưng lại không ở đó tiếp. Bàn thờ Phật ngày thứ tư đã nở hoa. Nếu anh ấy đủ kiên định thì câu chuyện về sau sẽ khác”.

A Kim  động viên các tù nhân trong trại bằng giọng điệu của người anh cả: “Chúng ta phải ghi nhớ rằng trên đời này không có con đường sai lầm nào không thể quay lại; không có sai lầm nào là không thể sửa chữa”.

Sau đó anh ấy nói: “Sau khi cô kể câu chuyện này, tôi đã chép câu này vào sổ tay của mình. Cần kiên trì thực hiện. ‘Kiên trì’ là một đức tính rất quan trọng”.

Câu chuyện lắng nghe bài giảng về sự lương thiện của một đại ca trong tù

Sự giúp đỡ luôn là cần thiết đối với những người mang án tù để họ quay trở về với cuộc sống lương thiện (Ảnh: Unplash)

Nhớ lại khi A Kim bước vào lớp học tôi giảng, cậu ấy đã chọn ngồi ở phía sau, khoanh tay và nhìn tôi với ánh mắt sắc bén.

Tôi bảo cậu ấy ngồi về phía trước, nhưng cậu ta chỉ tay lên trần nhà: “Ở đây có quạt điện, mát hơn!” 

Khi mọi người giao lưu, A Kim chỉ mỉm cười, và làm mặt lặng thinh, ít nói. Tôi nghĩ: “Lại là một đại ca nữa đây!”

Một lần tôi tranh thủ đi dạo giữa các lớp và đến chỗ A Kim, tôi hỏi: “Làm sao cậu lại vào đây?”

A Kim nói: “Một người bị bạn của anh ta lừa lấy rất nhiều tiền, đã tìm công ty của chúng tôi, nhờ giúp đỡ.”

Tôi nghi ngờ hỏi: “Còn có công ty như vậy ư? Công ty của cậu làm gì?”

A Minh, bạn học ở bên giải thích: “Là giang hồ! Nói “công ty” nghe cho êm tai.”

Tôi nói: “Bang phái đòi nợ kiểu xã hội đen phải không?.” A Kim đáp: “Vâng! Đúng thế!”

Sau đó tôi hỏi: “Thế cậu có đòi được tiền không?” A Kim trả lời: “Có, số tiền gốc bên kia trả lại 16 triệu tệ, vì có công đòi được nên tôi đưa cho họ 12 triệu tệ”.

Tôi hỏi: “Thế số tiền còn lại đâu?” Kim: “Công ty lấy 6 triệu”.

Tôi tiếp tục hỏi: “Rồi sau đó thì sao?” A Kim: “Vì công ty có rất nhiều anh em, mọi người đều đóng góp, nên tôi chia cho họ”.

Tôi hỏi lại: “Vậy cậu nhận được bao nhiêu?” A Kim: “1,6 triệu tệ, nhưng bên kia lại đi kiện nên tôi mới vào đây”.

Tôi rất ngạc nhiên và hỏi: “Bây giờ cậu nghĩ có đáng không?”

A Kim: “Ôi! Lúc đó tôi còn trẻ và thiếu hiểu biết, làm sao mà suy nghĩ nhiều được”.

Quay đầu là bờ – luôn là ngọn đèn sáng trong tâm (Ảnh: Unplash)

A Kim nói: “Nếu đây là thời cổ đại, tôi có thể là một anh hùng. Thực tế, tôi là một người đàn ông hào hiệp, nhưng luật pháp hiện tại không cho phép điều đó”.

Tôi trả lời: “Nếu nói như vậy, tôi cũng thấy mình là một người phụ nữ hào hiệp!” A Kim: “Tôi cũng nghĩ vậy!”

Tôi nói: “Một hiệp sĩ chân chính cần phải có đạo đức cao cả và trái tim nhân hậu. Dù gặp bất công cũng không bao giờ dễ dàng làm tổn thương người khác”.

A Kim cười và nói: “Thưa giáo viên, tôi chấp nhận những gì cô đã nói”.

A Kim nói rằng ngay từ đầu anh ta đăng ký tham gia lớp học đơn thuần chỉ muốn tìm cơ hội để bản thân được hít thở không khí ngoài phòng giam, chứ cũng không đặt kỳ vọng vào khóa học này. Nhưng sau khi nghe một vài bài giảng, anh ta càng cảm thấy có lý, và bắt đầu suy ngẫm về đường đời.

Phản tỉnh, hướng về tính lương thiện – ý nghĩa nhân sinh của đời người

Chỉ cần có sự lương thiện – chúng ta sẽ cùng vượt qua mọi khó khăn (Ảnh: Unplash)

Hóa ra A Kim là một học sinh đạt thành tích cao, học lực xuất sắc. Lúc đó cha anh mong anh có thành tích tốt hơn, sau này có công danh rạng rỡ nên gửi về quê để học cho gần người chú là hiệu trưởng.

Nhưng chính vì thân phận đặc biệt này mà A Kim đã kết bạn với đủ loại người. Vì sự khôn khéo và dựa vào mối quan hệ đặc biệt, A Kim đã giải quyết một số rắc rối cho những người bạn. Trong quá trình này, A Kim gia nhập băng đảng, anh ta ra vào nhà tù nhiều lần từ khi còn là một thiếu niên.

Sau khi nghe xong vài tháng, A Kim trầm tĩnh hơn và nhìn nhận từng giai đoạn của bản thân trong cách viết hồi ký, không còn luộm thuộm trốn tránh nữa mà tự nhìn nhận lại bản thân một cách cẩn thận rồi dũng cảm viết thư về nhà. Mặc dù vợ anh vẫn không tin anh (vì đã bị anh lừa dối và tổn thương quá nhiều lần). Tuy nhiên, cuối cùng cô con gái đã viết thư lại cho anh. A Kim thông minh và nhạy cảm. Khi đọc được bức thư, cảm thấy gia đình vẫn còn nuôi một tia hy vọng, lần này anh quyết định thay đổi thực sự, trở thành một con người lương thiện. Thay vì dùng quá nhiều lời để nói, anh muốn gia đình cảm nhận được điều đó bằng những hành động thiết thực.

Kim, cố lên! Chúng ta phải “kiên trì”, “Trên đời này, không có sai lầm nào không thể quay đầu lại, không có sai lầm nào là không thể sửa chữa”.

The Epoch Times

Quý độc giả có thể xem bài gốc tại đây