Người vĩ đại là người trong tình huống cấp bách họ luôn bình tĩnh, tỉnh táo dùng tri thức phong phú của mình để dự đoán và xử lí vấn đề.

Câu chuyện về Napoléon Bonaparte

Napoleon Bonaparte là ai?

Napoleon Bonaparte (15/08/1769 – 05/05/1821), nhà quân sự và chính trị kiệt xuất của nước Pháp. Ông không những là người thông minh mà còn có thể làm nhiều việc cùng một lúc.

người vĩ đại
Napoleon Bonaparte là một nhà quân sự và chính trị kiệt xuất của nước Pháp.(ảnh: gicungbiet.net)

Ông cũng là người rất ham học hỏi. Mỗi khi hoạch định một chiến dịch quân sự ông sẽ tìm hiểu địa lý, văn hoá của vùng đất đó một cách thấu đáo. Ông không khoe khoang sự hiểu biết của mình. Ông không ngần ngại đặt câu hỏi để được hiểu rõ hơn vấn đề.

Napoleon được xem là một trong những vị tướng tài giỏi nhất thế giới cả về chiến lược, chiến thuật lẫn hậu cần. Ông có khả năng phán đoán và vạch ra kế hoạch tài tình. Napoleon từng đánh bại quân đội có quy mô lớn hơn mình. Ông tham gia 60 trận chiến và chỉ thua 7 trận. Ông đã từng được mệnh danh là vị tướng bất bại.

Tâm lý bình tĩnh và sự mưu trí vượt xa người thường

Dường như những người vĩ đại đều có tố chất tâm lý bình tĩnh và sự mưu trí vượt xa bình thường. Napoléon Bonaparte chính là một người như thế. Trong tình huống khẩn cấp, ông đã có thể mưu trí cái khó ló cái khôn. Đó là câu chuyện ông khẩn cấp cứu binh lính của mình.

Người vĩ đại
Napoléon Bonaparte luôn bình tĩnh và tỉnh táo xử lí mọi vấn đề (ảnh: soha)

Một lần nọ khi Napoleon cưỡi ngựa băng qua một khu rừng. Bỗng nhiên ông nghe thấy tiếng kêu cứu. Khi ông phóng ngựa đến hồ thì nhìn thấy một người lính đang vật lộn giãy giụa trong tuyệt vọng. Nguyên nhân là anh ta bị trôi vào vùng nước sâu của hồ. Quân lính trên bờ đều vô cùng hoảng sợ. Bởi vì họ không bơi giỏi nên họ đều không biết phải làm thế nào. 

Napoléon hỏi những người lính bên cạnh: “Anh ta có biết bơi không?”. Người lính đáp: “Cậu ấy chỉ có thể đạp nước vài cái“. Napoléon lập tức lấy súng từ người lính gác. Sau đó ông hét vào mặt người lính đang bị rơi xuống nước: “Bơi trở lại ta mau! Nếu không ta giết ngươi! ”. Nói xong, ông hướng về phía người lính bắn hai phát súng phía trước.

Trong “cái khó ló cái khôn” nhờ sự thông minh, tỉnh táo

Người lính đang bị rơi xuống nước nghe thấy tiếng của Napoleon. Anh ta lại nghe tin ông sẽ bắn mình nên lấy hết sức bình sinh đột ngột quay lại đập mạnh xuống nước. Anh ta dùng hết sức bơi vào bờ.

Sự kích động mạnh mẽ mà Napoléon mang lại cho người lính chết đuối đã làm anh ta thức tỉnh và bước vào trạng thái tâm lý căng thẳng. Cho nên anh ta đã dùng hết sức lực và trí tuệ để tự cứu mình thành công.

Có một thành ngữ tên là “Cái khó ló cái khôn” chính là nói về tình huống này.

Tuy nhiên tình huống cái khó ló cái khôn không thể luôn có được kết quả như vậy. Có người trong tình huống cấp bách không những không nhanh trí, ngược lại còn hoảng loạn trở thành “dại dột”.

Những tố chất mà người vĩ đại thường có là gì?

Có người cho rằng, trong tình huống cấp bách có thể sinh ra trí tuệ là một loại tư chất thiên phú không thể học được. Thực ra không phải vậy, nghiên cứu tâm lý học hiện đại phát hiện: “trong cái khó ló cái khôn” được quyết định bởi ba điều kiện. 

Thứ nhất: trong lúc cấp bách cần bình tĩnh, tỉnh táo

Người ta khi tới lúc khẩn cấp phải đưa ra quyết định, tư duy càng dễ bị rối loạn, thậm chi năng lực giảm sút hoặc ngừng hẳn như vậy sao có thể nhanh trí để xử lý tình hình? Kỳ thực trong tình huống khẩn cấp, trong lòng càng không nên nóng vội mới có thể nghĩ ra được biện pháp.

người vĩ đại
Người bình tĩnh luôn có ảnh hưởng lớn đến những người khác theo hướng tích cực.(ảnh: doanhnhanplus)

Những người bình tĩnh thường là những người vô cùng lý trí. Họ không hoảng hốt, cuống cuồng hay nóng vội. Trước những tình huống bất ngờ họ luôn là người có cái nhìn đúng đắn, phân tích đúng sai trước khi đưa ra quyết định cuối cùng và luôn làm chủ được hành động của mình.

Tóm lại trong mọi hoàn cảnh, đều cần học cách giữ tâm lý bình tĩnh, thản nhiên đối đãi với mọi chuyện. 

Thứ hai: cần biết ứng biến trong trường hợp khẩn cấp

Cần “biến” cũng chính là phải giỏi về thay đổi xu hướng và suy tính vấn đề. Nói chung, tư duy định hướng không thể tạo ra trí huệ trong “trường hợp khẩn cấp”. Và chính tư duy này sẽ khiến bạn đột nhiên nghĩ ra kế sách. Người vĩ đại là người trong tình huống cấp bách họ có thể dự đoán được sự thay đổi của vấn đề. Từ đó đưa ra cách xử lí hợp lí nhất.

Tuy nhiên, trí tuệ và khả năng của con người không phải tự nhiên mà có được. Tất cả do Thần ban cho con người. Cho dù cá nhân đó có bản sự to lớn đến đâu nếu không có đức thì cũng khó trở thành người vĩ đại. Vì vậy, thiện lương là cái gốc để tạo

Thứ ba: người vĩ đại là người phải có kiến ​​thức phong phú

 Tri thức là những hiểu biết của con người và nhân loại được đúc kết qua sự phát triển từ thời xa xưa đến ngày nay. Tri thức bao gồm tất cả những khả năng, kĩ năng, hiểu biết của con người về kiến thức văn hóa cũng như tự nhiên, xã hội. 

kiến thức phong phú
Napoleon Bonaparte có tri thức phong phú mà những lúc nguy cấp mới nghĩ ra được biện pháp tốt nhất (ảnh: soha)

Napoleon Bonaparte đã có kiên trì trong các cuộc chiến của mình. Kết quả ông đã thành công trong việc chinh phục vùng lãnh thổ rộng lớn tại châu Âu. Ông được đánh giá là một trong những nhà quân sự lớn nhất, lỗi lạc nhất mọi thời đại của nước Pháp

Sự bình tĩnh, hiểu biết tình thế và xây dựng nền tảng kiến thức phong phú là những tố chất của một người vĩ đại.

Khi tĩnh được, người vĩ đại mới có thể ứng biến được với hoàn cảnh. Có chăm chỉ học hành, mới có được những hiểu biết cần thiết để làm những việc lớn.

Theo Kknews