Có câu “ngàn năm bia đá thì mòn ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ”. Đôi khi chỉ vì sự hiếu kỳ, tò mò, quan niệm khác biệt mà người ta quên đi tính nhân văn trong hành xử giữa người với người.

Từ câu chuyện của tiền vệ Eriksen

Phút thứ 42 của hiệp 1 trong trận đấu giữa tuyển Đan Mạch và Phần Lan của vòng chung kết Euro 2021, tiền vệ Eriksen bị ngã gục trên sân. Hàng triệu khán giả trên sân và xem qua màn ảnh nhỏ đều tò mò và hiếu kỳ không biết chuyện gì đã xảy ra?

Nhưng người ta đã thấy được gì? Toàn bộ đồng đội của Eriksen đã tạo thành hàng rào chắn để che chắn; khi nhân viên y tế hô hấp nhân tạo và ép tim cho anh; máy quay trận đấu cũng chuyển sang chế độ quay xa.

Nhân văn (Humanities) là gì?
Hiểu 1 cách đơn giản, nhân văn chính là những tư tưởng, quan điểm, tình cảm liên quan tới giá trị sống của một con người. Nhân văn thường gắn liền với phẩm giá, tình cảm, trí tuệ, vẻ đẹp, sức mạnh.

Người ta nói đến chủ nghĩa nhân văn không chỉ đơn thuần là khái niệm đạo đức, mà còn là những đánh giá, nhìn nhận về con người ở các góc độ khác nhau. Những góc độ này vừa có thể là đời sống xã hội, đời sống tự nhiên,…
Các đồng đội tạo thành hàng rào chắn khi Erick gục ngã trên sân (ảnh chụp màn hình punditarena)

Ngay khi đài truyền hình BBC phát sóng cận cảnh hình ảnh Eriksen gục ngã đã phải đăng tin công khai xin lỗi.

Bộ trưởng kỹ thuật số văn hóa truyền thông và thể thao Anh tweet: “Mong mọi người không chia sẻ những cảnh tượng khủng khiếp trong trận đấu tối qua. Hãy suy nghĩ cho Christian Erik và gia đình của anh ấy.”

Ngẫm về nhân văn

Những hành động nhân văn ấy lại khiến tôi suy ngẫm về sự hiếu kỳ và tính nhân văn.

Không làm chuyên về báo nhưng cũng may mắn tham gia 1 khóa đào tạo cơ bản về báo chí. Tôi nhớ trong bài học có 1 mục về tính nhân văn. Làm báo phải nhân văn. Thực ra tôi nghĩ không chỉ làm báo cần nhân văn; mà làm gì cũng đều cần phải có nhân văn.

Nhưng hiện nay người ta viết báo vì chạy theo số lượng xem; vì chạy theo tài chính mà quên mất điều này. Sự hiếu kỳ, tò mò là bản năng của con người. Cũng vì thế mà người ta mới có kiểu giật tít để câu view. Điều đó cũng không có gì đáng trách; nhưng khi nó động chạm đến sự riêng tư và bình yên của mỗi người thì không còn đúng nữa.

Nếu hôm đó các trang mạng đồng loạt đưa ảnh gục ngã trên sân của Erick thì người thân của anh ấy sẽ ra sao khi phải chứng kiến những hình ảnh đau lòng đó?

Josef fritzl bị lĩnh án tù chung thân ở tuổi 73 sau khi vụ án nhốt con gái suốt 24 năm để lạm dụng tình dụng dưới căn hầm của ngôi nhà được phanh phui, đã rúng động nước Áo và thế giới
Josef fritzl bị lĩnh án tù chung thân ở tuổi 73 sau khi vụ án nhốt con gái suốt 24 năm để lạm dụng tình dục dưới căn hầm của ngôi nhà được phanh phui, đã rúng động nước Áo và thế giới (ảnh chụp màn hình aetv)

Chắc hẳn, nhiều người nhớ tới vụ việc rúng động ở nước Áo; người cha nhốt con gái trong hầm để lạm dùng tình dục trong suốt 24 năm, khiến cô sinh 7 đứa trẻ. Nhưng tuyệt nhiên không có một hình ảnh nào về những đứa trẻ trên mặt báo chí. Thậm chí cả ảnh cô con gái cũng không có, chỉ có 1 bức ảnh duy nhất của cô lúc nhỏ. Bởi họ biết rằng cần phải bảo vệ sự bình yên cho cuộc sống của những con người đó. Họ không nên phải chịu những ánh nhìn soi mói, những lời nói sắc lạnh của người đời.

Nhìn về Việt Nam

Tôi nhớ về một câu chuyện trên mạng xã hội. Chuyện kể về một cậu bé có người anh trai bị kết án vì tội giết người. Trong suốt quãng đời từ đó trở đi, em đã phải sống trong sự kỳ thị và ghẻ lạnh của bạn bè, hàng xóm. Không ai dám trò chuyện, chơi với em bởi em là em trai của kẻ sát nhân. Nhưng trong tâm hồn ngây thơ của em là hình ảnh người anh cõng em đi dọc bờ sông dưới ánh chiều tà; là sự yêu thương, ân cần, chăm sóc; là lời hứa lớn lên sẽ mua đồng hồ đôi để đeo.
Nếu không có sự giúp đỡ của cô giáo kết nối em với những người bạn thì có lẽ tương lai em sẽ thật buồn.

Đôi khi chỉ vì sự hiếu kỳ, tò mò, quan niệm khác biệt mà người ta quên đi tính nhân văn trong hành xử giữa người với người.
Đừng lấy đi sự bình yên của người khác (nguồn:pixabay)

Khi một người gây ra lỗi lầm nào đó thì những người thân xung quanh đều bị ảnh hưởng liên lụy. Ở Việt Nam có biết bao vụ việc như thế. Khi một người gây tội thì anh, em, họ hàng… cũng sẽ được phủ kín mặt báo từ tên tuổi đến hình ảnh. Chẳng lâu sau đó, anh giết người đi tù; thì em phải nghỉ học vì không chịu được sự ghẻ lạnh, kỳ thị của bè bạn. Bố tham ô đi tù, thì con cũng xin thôi học…

Giá như báo chí bớt đào sâu vào những người xung quanh họ. Hành xử nhân văn hơn thì có lẽ sẽ không có nhiều việc sự việc đáng buồn như vậy…

Nghĩ đến cuộc bức hại ở Trung Quốc suốt hơn 2 thập kỷ

Thế nhưng còn có những việc đau lòng hơn. Khi suốt hơn 20 năm qua ở Trung Quốc, những người tu luyện Chân – Thiện – Nhẫn bị bỏ tù; bị tra tấn; bị mổ cướp nội tạng sống…

Hàng triệu người bị bắt cũng đồng thời đẩy gia đình họ đối mặt với sự khó khăn về tài chính, về tinh thần, và bức hại gồm rất nhiều hình thức:

Người thân bị cho nghỉ việc

Vợ hoặc chồng bị áp lực phải ly hôn hoặc bị đe dọa cho nghỉ việc;
Nếu thân nhân gửi đơn khiếu kiện thì sẽ bị cho nghỉ làm;

Hình ảnh đàn áp pháp luân công tại Trung Quốc
Hình ảnh đàn áp pháp luân công tại Trung Quốc (nguồn:Minh Huệ)

Con cái bị cho thôi học

Các con sẽ bị cho nghỉ học nếu cha hoặc mẹ là học viên Pháp Luân Công tích cực;

Nhiều em trở thành mô côi

Nhiều trẻ nhỏ đã trở thành mồ côi khi cha mẹ của các em bị giết, bị bắt, hoặc buộc phải tha hương để tránh bị bắt giữ;

Người thân phải chứng kiến cha/mẹ/con/vợ/chồng bị tra tấn

Nhiều em bị bắt cùng cha mẹ và bị tra tấn trong khi giam. Nhiều em phải chứng kiến cha mẹ bị tra tấn;

Cha mẹ lớn tuổi của nhiều học viên bị suy sụp dưới áp lực khi chứng kiến con cái họ bị bắt giữ và đánh đập. Có người thậm chí đã chết vì quá lo lắng cho con cái mình.

ĐCS Trung Quốc đã không còn chút nhân văn và lương tri khi bức hại tàn ác những người tu luyện Pháp Luân Công; khiến cha mẹ mất con, con mất cha mẹ...
Bức tranh “Nước mắt cô nhi” của họa sĩ Đổng Tích Cường mô tả một em bé đang ôm thi hài của cha mẹ em đã bị hỏa tang thành tro, cha mẹ em đã bị bức hại đến chết bởi ĐCSTQ, cố cầm giữ nước mắt. (nguồn:chanhkien)

Người thân của học viên Pháp Luân Công bị theo dõi, thẩm vấn và bị đe dọa bởi Phòng 610 – cơ quan thành lập chỉ để đàn áp những người tu luyện Pháp Luân Công.

Sống lưu vong

Cuối cùng, số gia đình tan vỡ vì cuộc bức hại này khiến người ta choáng váng. Hầu hết học viên Trung Quốc tập Pháp Luân Công nào đó mà ta gặp ở bên ngoài Trung Quốc đều có một câu chuyện tương tự như thế. Ít nhất, các học viên ở nước ngoài đều không thể an toàn trở về Trung Quốc. Hầu hết họ đã sống xa người thân trong hơn tám năm. Họ đã bỏ lỡ đám cưới của con cái mình, và cả đám tang của cha mẹ mình khi họ buộc phải sống lưu vong.

Dưới đây là một số thông tin về cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc

Khái quát về cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc

Cuộc bức hại: Các mốc thời gian

Phòng 610

Các câu hỏi thường gặp về cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc

Pháp Luân Công tốt hay xấu?