Người vợ tín Phật, đi chùa thành kính nhưng sau khi đọc “Chuyển Pháp Luân”, thấy quá tốt nên cả hai vợ chồng quyết định tập Pháp Luân Công.

Cuộc đời bình dị của đôi vợ chồng già

Trong căn nhà rộng rãi, ngay đường quốc lộ liên tỉnh, đôi vợ chồng già sống những ngày tháng vui vẻ, bình an. Bác trai tên là Phùng Đình Thái, quê xã Nam Hồng, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Năm nay bác 68 tuổi, khuôn mặt phúc hậu, điềm đạm, dễ gần. Bác gái tên Trần Thị Nga, quê Can Lộc, bác 71 tuổi. Hai bác vui vẻ kể câu chuyện của mình cho chúng tôi, nhất là bước ngoặt cuối đời, khi quyết định tập Pháp Luân Công.

Cuộc sống của hai bác bình lặng như bao gia đình vùng thôn quê. Bác trai trước làm bên Cơ giới, sau chuyển sang Công ty Giao thông đường bộ Hà Tĩnh. Làm được 30 năm thì về hưu. Sau mở cửa hàng sửa chữa ô tô, đến khi có tuổi thì nghỉ hẳn.

Cuộc đời bình dị của đôi vợ chồng già
Có sức khỏe dù ở độ tuổi 70, bác Thái vẫn lái ô tô đi lại. (ảnh Nguyện Ước)

Bác gái lớn lên vùng nông thôn, cuộc sống khó khăn, vất vả. Đầu năm 1972, bác đi bộ đội, tham gia chiến đấu tại chiến trường Bình Trị Thiên, thuộc Sư đoàn 559. Năm 1976, sau giải phóng miền Nam, bác giải ngũ, về địa phương. Lúc đó, bác gặp khó khăn từ xin việc đến xây dựng gia đình vì tuổi đã 25 – 26 tuổi.

Khi lấy bác Thái, hai vợ chồng đều phải tự lập, không có sự trợ giúp. Trải qua những năm tháng khó khăn nuôi dạy con cái, cũng đến ngày các con trưởng thành, tự lập, hai bác đã được hưởng an nhàn của tuổi già.

Vợ là Phật tử, chồng trong Ban Trị sự Phật Giáo thị xã Hồng Lĩnh

Bác Nga kể:

– Nhiều bạn bè rủ tôi đi chùa nhưng lúc đó còn vướng con cái học hành. Đến tận năm 2010, con cái trưởng thành tôi mới dành toàn thời gian đi chùa. Tôi quy y Tam bảo, làm công quả và nấu ăn ti nhà Trù. Không giống như nhiều người đi chùa để khuây khỏa, hỏi có tín Phật hay không không rõ. Còn tôi chuyên tâm và dành nhiều thời gian đọc kinh sách. Tất cả các sách Phật giáo, tôi đều chăm chỉ đọc nên tôi biết khá rõ những lời dạy trong kinh sách. Tôi có thể tụng kinh cho các buổi cúng, cầu siêu, các lễ trong chùa tôi đều làm được. Tôi thành tâm ăn chay, từ ít ngày đến ăn chay trường.

Vợ là Phật tử, chồng trong Ban Trị sự Phật Giáo thị xã Hồng Lĩnh
Hai vợ chồng làm nhiều công việc cho nhà chùa (ảnh Nguyện Ước)

Còn bác Thái kể:

– Nhà có hai ông bà, thấy bà ấy đi chùa được 1 năm, tôi ở nhà một mình buồn nên cũng đi theo. Tôi đi chùa cho vui, chứ không mê đọc kinh sách như bà ấy. Từ đó, hai ông bà hàng ngày chở nhau đi chùa. Những chùa xa, chùa gần, hai ông bà đều cùng đi. Có điều khi ra chùa, do Phật tử nam ít, lại làm được việc nên khi các thầy mời tôi vào Ban trị sự hội Phật giáo Phật tử thị xã Hồng Lĩnh, tôi hăng hái tham gia, làm công đức, viết sớ, dâng hương giúp mọi người…

Cơ duyên biết đến Pháp Luân Công

Năm 2019, bác Nga được một người em tặng một tờ giới thiệu về môn Pháp Luân Công, một bông hoa sen tự tay kết và một đĩa hướng dẫn tập. Về nhà không có đầu đĩa nên bác không biết mở thế nào. Sau đó, bác mang trả lại nhưng nói dối rằng xem rồi.

Một thời gian sau đi chùa, bác nhận ra những điều không tốt, những thị phi ở chùa. Các Phật tử cãi nhau, dù đi chùa nhưng vẫn chứa nặng tham, sân, si. Các thầy coi trọng người nhiều tiền, không tôn trọng người ít tiền,… Rồi các thầy cũng bất đồng, mâu thuẫn, và nhiều điều không tốt khác… Bác Nga cảm thấy môi trường ở đó không còn thanh tịnh nữa. Bác đọc kinh sách Phật Thích Ca dạy, thấy hiện thực không còn đúng như sách nữa. Bác quyết định đến gặp người em và nói:

– Thôi, chị không đi chùa nữa, quyết định tập Pháp Luân Công. Em mua giúp chị quyển sách để đọc.

Hai ông bà quyết định tập Pháp Luân Công
Đọc xong cuốn Chuyển Pháp Luân, bác gái quyết định tập Phấp Luân Công. (ảnh Nguyện Ước)

Cô em đã mua lại sách của một người vừa mới mất. Về nhà, bác xem các động tác mô tả trong cuốn Đại Viên Mãn Pháp và tự tập một mình. Chỉ mấy hôm là bác nhớ động tác và tập một mình trong phòng. Mới đọc xong bài giảng thứ nhất trong cuốn Chuyển Pháp Luân, bác Nga nhận ra ngay đây mới là môn pháp chân chính. Bác thấy Sư phụ Lý giảng đúng quá, thấy thích quá, đúng là môn tu luyện chân chính.

Hai ông bà quyết định tập Pháp Luân Công

Bác gái nói với chồng: “Tôi không đi chùa nữa, giờ tôi tập môn này, ông cũng không đi nữa, ông thử đọc cuốn sách này xem sao”. Thấy bác gái nói vậy, bác trai không thắc mắc nhiều. Bảo đọc sách thì bác cũng đọc nhưng 2 – 3 tuần mới hết một bài. Mấy tháng sau, bác mới đọc xong cuốn Chuyển Pháp Luân của Pháp Luân Công. Đọc xong bác hiểu ra Pháp này tốt quá.

Lúc đó, chuẩn bị cho ngày Phật đản, các thầy gọi bác liên tục lên giao việc. Bác đã từ chối. Hai bác đã trả lại hết sách hoặc hóa đi, những gì thỉnh về như tượng Phật Quan Âm bác đều gửi lại chùa. Cả hai bác quyết định chuyên nhất tu luyện Pháp Luân Công.

Cơ duyên biết đến Pháp Luân Công và quyết định tập Pháp Luân Công
Mỗi sáng sớm, vợ chồng bác Thái cùng nhau tập 5 bài công pháp của Pháp Luân Công (ảnh Nguyện Ước)

Việc quyết định dừng đi chùa của hai bác khiến cho nhà chùa không lý giải được. Họ báo công an vào điều tra. Công an đã mời hai vợ chồng ra phường làm việc. Họ hỏi: Tại sao không đi chùa? Trước làm cán bộ Phật giáo, tại sao lại bỏ? Chùa có tốt không? Sư có tốt không? Tại sao lại bỏ chùa đi theo Pháp Luân Công? Hai bác trả lời rất thật, đi chùa là tốt nhưng giờ chúng tôi không đi nữa. Đó là tự do tín ngưỡng. Pháp Luân Công chúng tôi thấy tốt nên theo, không có vi phạm điều gì. Đó là điều hoàn toàn đúng nên họ để hai bác về và tôn trọng quyết định của người dân.

Những lợi ích nhận được khi quyết định tập Pháp Luân Công

Hai bác cũng như bao học viên khác, học Pháp giúp họ ước thúc bản thân phải luôn chân, luôn thiện, luôn nhẫn với tất cả mọi người. Bác Thái trước nóng tính, vợ chồng hay mâu thuẫn, cãi nhau nhưng giờ bác hiểu không nên cáu giận. Khi nội tâm an hòa thì khuôn mặt cũng trở lên tươi tỉnh, phúc hậu. Bác gái trước cũng nóng nảy, nhờ tu luyện bác thay đổi nhẹ nhàng, thoải mái, luôn vui vẻ, thân thiện…

Tâm tính thay đổi, an nhiên là cái gốc đẩy lùi bệnh tật. Sức khỏe hai bác được cải thiện rõ rệt. Năm bài tập nhẹ nhàng, không nhọc sức, không tốn tiền mà bệnh tật lại đẩy lùi, luôn khỏe mạnh. Tất cả các căn bệnh trước đây của hai bác như: huyết áp cao, bệnh ngứa, ốm yếu thường xuyên nhưng nay đều khỏi hết, không phải uống một viên thuốc nào.

Những lợi ích nhận được từ ngày tu luyện Pháp Luân Công
Bài tập thiền định giúp tăng cường sức khỏe và tâm thái (ảnh Nguyện Ước)

Bác gái nói: “Giờ cuộc sống của chúng tôi rất bình yên, khỏe mạnh, không ốm đau, không phải lo lắng gì, tất cả nhờ tập Pháp Luân Công”. Bác Thái cho biết: “Trong bao nhiêu năm nương nhờ đấng từ bi nơi cửa Phật mong sao tìm được lối thoát kiếp nhân sinh. Nay ông bà may mắn đắc được Đại Pháp, tuy muộn màng nhưng trân quý biết bao, vinh hạnh biết bao là đệ tử Đại Pháp. Từ đó đến nay, 5 bài công pháp và đọc sách ông bà đều thực hiện không ngừng nghỉ… Chúng con thực sự cảm ơn Sư phụ nhiều nhiều lắm, đã cho mọi người biết được con đường quay trở về nhà là như thế nào…”

Lời nhắn nhủ của bác Thái

Khi hiểu rõ Pháp Luân Công là gì, bác Thái cũng nghe được những thông tin tốt, xấu khác nhau; bác biết thông tin nào đúng, nào sai bởi vì bác là người trong cuộc. Hai vợ chồng bác đều là người đã kinh qua khó khăn, qua chùa chiền, lễ bái nên hiểu rõ được mặt tốt, mặt xấu, mà lựa chọn cho chính mình.

Lời nhắn nhủ của bác Thái
Bác Thái hàng ngày chăm chỉ đọc cuốn Chuyển Pháp Luân (ảnh Nguyện Ước)

Bác Thái nói: “Hàng ngày gặp mọi người, cả những người trong tôn giáo, chúng tôi đều nói cho họ biết vẻ đẹp, sự tốt đẹp, thăng hoa về cả thân lẫn tâm và nhiều ích lợi khác của Pháp Luân Công”. Bác Thái cũng có lời nhắn nhủ: “Nếu ai chưa tiếp cận đến cuốn Thiên thư vạn cổ thì hãy thử đọc, thử tìm hiểu cuốn “Chuyển Pháp Luân”, chắc chắn sẽ thu được nhiều lợi ích. Đừng vì lời nói xấu, vì sự đàn áp của chính quyền Trung Quốc đối với Pháp môn này mà quay ra phản đối, bỏ lỡ cơ duyên biết đến Pháp. Chúc mọi người gặp được Đại Pháp để tu luyện. Và đừng quên niệm 9 chữ chân ngôn hiệu quả thần kỳ: “Pháp Luân Đại Pháp Hảo, Chân Thiện Nhẫn Hảo”.

Bác Thái nói sẵn lòng giúp đỡ ai muốn tập Pháp Luân Công, có thể gọi qua số điện thoại: 097 2660362.