“Họa phúc không cửa, là do con người tự chiêu mời; thiện ác báo ứng, như hình với bóng”, nếu chưa có báo ứng thì chỉ là thời cơ chưa đến. 

Làm trái lời thề, hoàng hậu bị mù

Năm Tĩnh Khang thứ hai, Tống Khâm Tông Triệu Hoàn cùng với tần phi, quan viên hơn 10.000 người bị quân Kim bắt làm tù binh đày ra phương Bắc; lịch sử gọi đây là “Tĩnh Khang chi biến”. Sau khi Tống Khâm Tông bị bắt thì đã cùng với nước Kim đàm phán hòa bình, nhờ vậy mà hoàng hậu Hiển Nhân được thả trở về. 

Lúc gần đi, Tống Khâm Tông kéo tay nàng, vừa khóc vừa nói: “Ta nếu như có thể trở về Nam, vậy thì chỉ cần để cho ta làm quan Thái ất thì cũng đủ mãn nguyện rồi; không có hy vọng xa vời nào khác”. Hoàng hậu Hiển Nhân nói: “Thiếp sau khi trở về nếu không nghĩ cách để đón chàng thì sẽ bị mù mắt”. Đây là hoàng hậu Hiển Nhân đã lập lời thề.

Hoàng hậu Hiển Nhân sau khi trở về, lúc đó Tống Cao Tông cũng không có ý đón Tống Khâm Tông trở về. Hoàng hậu Hiển Nhân rất thất vọng, cũng không dám nói thêm nữa. Không lâu sau, hai mắt của hoàng hậu Hiển Nhân liền bị mù; đi tìm thầy thuốc khắp nơi để trị bệnh nhưng đều không có tác dụng gì. 

Về sau có một đạo sĩ được mời vào trong cung, dùng kim châm vào trong mắt của bà; mắt trái của bà vậy là có thể nhìn thấy trở lại. Hoàng hậu rất vui mừng, lại nhờ đạo sĩ trị giúp cho mắt bên phải. Đạo sĩ nói: “Bà sau này chỉ dùng một mắt để nhìn; một mắt còn lại để ứng nghiệm với lời thề của bà”.

Thiện ác báo ứng; Báo ứng thiện ác; Thiện hữu thiện báo
Lời thề không thể tùy tiện nói ra (ảnh minh họa Adobestock)

Không thể tùy tiện lập lời thề

Vốn vị đạo sĩ này là một người tu luyện, có thể từ tầng diện sâu hơn mà nhìn thấu quan hệ nhân quả. Hoàng hậu Hiển Nhân mặc dù lực bất tòng tâm, nhưng bởi vì không tận tâm tận lực nghĩ cách cứu người, cuối cùng vẫn là ứng nghiệm với lời thề của bà. Nghe vị đạo sĩ nói vậy hoàng hậu Hiển Nhân càng thêm khiếp sợ, hiểu ra nguyên nhân, liền tạ ơn đạo sĩ; đạo sĩ cứ thế mà lặng lẽ rời đi.

Con người cho rằng có thể ăn nói lung tung, tùy ý cam kết, nhưng mà “nhân gian thì thầm, Trời nghe như sấm”; trời xanh có thể nghe được thanh âm trong lòng người. Ai mà cam kết, phát thệ ước, thì sẽ có báo ứng trên thân đúng như những gì bản thân đã thề.

Sét đánh gian thần

Ác hữu ác báo; Nhân quả báo ứng hiện đời; Nhân quả báo ứng là gì
Trên đầu ba thước có Thần linh (ảnh minh họa Adobestock)

Lý Lâm Phủ là đại gian thần triều Đường, bởi vì nịnh hót mà được làm chức quan lớn. Ông ta khẩu phật tâm xà, giết hại trung thần. Một tăng nhân có công năng túc mệnh thông (biết chuyện tương lai quá khứ) đã nói rằng: Lý Lâm Phủ quá gian ác, sau khi chết chuyển sinh, nhiều lần bị sét đánh.

Về sau, trong năm Nguyên Hòa, thời vua Đường Hiến Tông triều Đường, tại Huệ Châu, sét đã đánh chết một kỹ nữ. Ở bên sườn người kỹ nữ có 3 chữ màu đỏ là ‘Lý Lâm Phủ’.

Đến năm Thiệu Hưng, thời vua Tống Cao Tông triều Tống, có một cô gái bị sét đánh chết; trên người cũng có chữ màu đỏ, viết là “Đường tướng Lý Lâm Phủ”.

Lại một lần nữa là vào năm Hồng Vũ, thời Minh Thái Tổ triều Minh. Trong huyện Ngô Sơn, có người tên Lục Doãn Thành, anh ta ở trong nhà giết gà. Sau khi nhổ hết lông gà, phát hiện trên lưng gà có 3 chữ ‘Lý Lâm Phủ’.

Thiện ác báo ứng như hình với bóng

Nhân quả báo ứng ba đời; Nhân quả báo ứng có thật; Nhân quả báo ứng khẩu nghiệp
Nhân quả báo ứng là có thật (ảnh minh họa Shazam)

Sự thực ở trên đã nói rõ một điều là: Lý Lâm Phủ một đời làm gian thần, sau khi chết chịu tội ở địa ngục; lúc chuyển sinh thì mấy đời bị sét đánh chết. Sau đó nhập đường súc sinh thành gà, vẫn phải chịu khổ. Sự việc này đã được thi nhân nổi tiếng thời nhà Thanh kiểm tra cẩn thận và chép lại trong cuốn “Nhân quả luân hồi thực lục”.

Thiện ác báo ứng tựa như vô hình, nhưng những dấu tích mà Thần cố tình để lại cho con người nhìn thấy thì không thể không tin.

Theo Epoch Times

Xem thêm video: