cha mẹ tích lũy thật nhiều của cải, nhưng con cái mà không có phúc phận thì cũng không thể hưởng, chỉ có tích đức thì mới có thể lưu cấp cho đời sau.

Làm ăn thất đức, chỉ mong kiếm thật nhiều tiền

Trong “Tọa hoa chí quả quả báo lục” của Uông Đạo Đỉnh vào thời nhà Thanh có chép lại một câu chuyện như sau: Chu Thánh Chương là người ở huyện Đan Dương, gia cảnh thường thường bậc trung. Trong năm Càn Long, lúa mạch trúng mùa lớn, mỗi thạch (khoảng 100 lít) lúa mạch chỉ khoảng 200 đồng. 

Chu Thánh Chương có 100 mẫu ruộng lúa mạch, mùa màng bội thu hơn cả người khác, thu hoạch được rất nhiều lúa mạch. Năm đó Chu Thánh Chương lại xoay sở được mấy khoản tiền, toàn bộ dùng để mua lúa mạch. Tổng cộng đã tích trữ được gần bốn ngàn thạch lúa mạch.             

Đến năm sau thì mùa màng bị thất thu, hai vụ xuân thu đều không thu được gì, giá lúa mạch rất đắt đỏ. Chu Thánh Chương lúc này vẫn chưa bán ra, đợi đến mùa đông khi nước trong kênh đã cạn, lái buôn không làm sao vận chuyển hàng hóa được, lúa mạch trong vùng trở nên cạn kiệt; lúc này chỉ có Chu Thánh Chương là có lúa mạch tích trữ.

Không tích đức; Tích đức không cần ai thấy; Tích đức cải mệnh; Tích đức hành thiện
Không có phúc phận thì tiền tài cũng không thể hưởng (ảnh minh họa Adobestock)

Vì vậy người dân quanh đó đã đến chỗ Chu Thánh Chương để mua lúa mạch. Tuy nhiên Chu Thánh Chương lúc này vẫn chưa chịu bán; đợi cho người ta cầu xin hết lần này đến lần khác mới đồng ý đổi một mẫu ruộng lấy một thạch lúa mạch. Không những thế trong lúa mạch còn có trộn lẫn vỏ trấu. 

Sinh ra người con ‘phá gia chi tử’

Chu Thánh Chương đã dùng bốn ngàn thạch lúa mạch mà đổi lấy một cái rương khế ước (giấy tờ lập khi mua đất); ước chừng khoảng năm ngàn mẫu ruộng. Chu Thánh Chương vốn là người tiết kiệm keo kiệt, lại giỏi tích của, chỉ qua mấy năm mà ruộng đất hơn vạn mẫu, tiền chất đống như núi.

Nhưng Chu Thánh Chương mãi không sinh được con trai. Ông đi cầu khấn khắp nơi thì mãi khi về già mới có được một người con trai. Bởi vì 68 tuổi mới có con, nên đặt tên cho con là Lục Bát. Chu Lục Bát sau khi lớn lên, coi tiền bạc như rác rưởi; mỗi lần ra ngoài đều mang theo rất nhiều tiền, xài cho bằng hết mới trở về nhà. Chu Lục Bát ăn chơi bất tận, có lúc còn mang tiền ném ở ven đường hay trong ruộng.

Tích đức cho con; Tích đức cho cha mẹ; Tích đức cho con cháu; Tích đức như thế nào; Tích lũy của cải là gì
Khổ công tích lũy cả đời rồi con cái cũng phá sạch (ảnh minh họa Adobestock)

Lúc ấy phổ biến phương thức xã thương (tích trữ lương thực đề phòng mất mùa), tuyển chọn một người giàu có trong vùng để làm xã chính, và cái chức này đã giao cho Chu Lục Bát. Dân làng thấy anh ta non nớt nên thường bắt nạt, thường là người trong xã thương đến mượn gạo thì đều mượn mà không trả lại. Chu Lục Bát mỗi năm phải bồi thường rất nhiều cho kho lương. Chu Lục Bát lại có cái tính thích đánh bạc, tiêu tiền như nước; do vậy gia đạo ngày càng suy yếu, đành phải bán gia sản đi để sinh sống.

Tích lũy của cải mà không tích đức thì cũng vô ích

Ruộng vườn vì vậy cứ lần lượt đội nón ra đi. Đến khi Chu Lục Bát chết, anh không có nổi một gian nhà, ruộng vườn cũng hết sạch.

Uông Đạo Đỉnh nói: “Khi cha tôi đảm nhiệm chức chủ bộ ở huyện Đan Dương, con trai của Chu Lục Bát nghèo khổ, vất vả, làm lính gác cửa sống qua ngày. Đến nay người ở huyện Đan Dương khi mắng ai là phá gia chi tử, thì nhất định sẽ mắng anh ta là đồ ‘Chu Lục Bát'”.

Nhiều người bán rẻ lương tâm để kiếm tiền, nhưng con cháu không có phúc cũng không thể hưởng. Tích lũy của cải mà không tích đức thì cũng vô ích.

Theo Chánh Kiến 

Xem thêm video: