Thiên tai dịch bệnh thường xảy ra khi lòng người thay đổi, nhưng nếu biết sửa sai, tôn kính Thần Phật thì kiếp nạn có thể được tiêu trừ.

Thiên tai dịch bệnh hoành hành

Từ Sở, người huyện Thuần An, từng đảm nhiệm chức Thái thú Thần Châu. Ông là người chính trực, nhân đức. Vào năm Vạn Lịch thứ 42, ở trong quận xảy ra hạn hán lớn, ôn dịch lây lan khắp nơi; Thái thú Từ Sở cũng cảm thấy choáng váng, đầu óc như muốn căng ra, tinh thần hoảng hốt.

Lúc bấy giờ ông đột nhiên cảm thấy mình đang mặc áo màu vàng ngồi trên đại điện. Phía trước điện đường có hai cái cột trụ, cờ xí phấp phới, phía trên có viết hai chữ “Uy Linh”. Bàn trà phía trước có một cái đỉnh lớn, trong đỉnh có đốt hương khói. Một đạo sĩ đầu đội mũ màu vàng đang đứng ở phía trước. 

Thái thú Từ Sở mới hỏi vị đạo sĩ: “Đây là nơi nào? Tôi vì sao lại ở đây?” Đạo sĩ nói: “Đây là miếu Thành Hoàng. Hiện tại trong quận bị hạn hán đã lâu không có mưa, ôn dịch hoành hành; dân chúng trong quận cầu xin ngài làm vị Thành Hoàng sống để giải cứu họ”. Thái thú Từ kinh ngạc nói: “Ai lại có thể nghĩ ra biện pháp này? Tôi sao lại có thể biến thành một cái tượng đất được?” Đạo sĩ bỗng nhiên không thấy bóng dáng đâu nữa; cờ xí, điện đường cũng nhất thời biến đâu mất.

Thiên tai dịch bệnh; Thiên tai là gì; Ôn dịch là gì
Hạn hán dịch bệnh khiến người dân vô cùng thống khổ (ảnh Kknews)

Chung sức một lòng cùng dân vượt qua tai ương

Ngày hôm sau, quan viên và dân chúng trong quận đau khổ vì đại hạn, cầu Thần ban mưa; viết một bài văn tế để tấu lên Thiên Đế, lại mời Thái thú Từ ký tên. Thái thú nói: “Ôi! Việc này chính là giống với giấc mộng ngày hôm qua rồi. Ta nên cùng mọi người cùng chung một lòng; cùng mọi người cầu xin với trời xanh!” Ông ký tên của mình vào rồi đi đến nha môn, lập tức mưa to trút xuống 3 ngày 3 đêm không ngừng; ôn dịch cũng lập tức được tiêu trừ.

Trước đó, Từ Sở bởi vì mẫu thân qua đời mà phải trở về nhà, đi qua bến phà ở Sơn Đông. Lúc này có một người tên là Cao Hiếu Liêm, cùng với ông tranh giành thuyền. Người này chửi ầm lên, còn nhặt lên một cục đá ném về phía Từ Sở; suýt chút nữa thì ném trúng trán của ông.

Không những thế người này còn nói: “Ngươi nếu như may mắn thì sau này trên triều đình sẽ nhìn thấy ta, lúc đó thì đừng có mà hối hận!” Từ Sở chỉ cười và xin lỗi ông ấy. Về sau Thái thú Từ Sở đến Thần Châu; Cao Hiếu Liêm lại được bổ nhiệm làm huyện lệnh Nguyên Lăng; mà Nguyên Lăng là huyện thuộc Thần Châu. Cao Hiếu Liêm thấy Thái thú thì trong lòng bất an; mới tìm đến nhà ông dập đầu tạ tội, còn khóc lóc hổ thẹn. Thái thú Từ Sở không kể hiềm khích lúc trước, ông vui vẻ nói: “Xin đừng nói về chuyện quá khứ nữa”.

Bệnh truyền nhiễm là gì; Tôn kính Thần Phật; Lòng người vô đạo
Vị quan thanh liêm chính trực tạo phúc cho dân (ảnh Visiontimes)

Vị quan chính trực trừ nạn cho dân

Lại có người tên là Chu Bàng, đảm nhiệm chức phó sứ Vân Nam, là người ở Quảng Tây. Ông có người thân thích tên là Chu Kỳ Nhạc, được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Vệ kinh lịch (tên chức quan) Mông Hóa, nhưng chưa kịp đi nhậm chức thì đã qua đời. 

Chu Bàng nói với con trai của Chu Kỳ Nhạc rằng: “Vân Nam và Quảng Tây cách xa nhau vạn dặm. Ai mà biết được cha của cháu đã chết? Cháu đưa tờ giấy ủy nhiệm đó cho ta mượn. Ta sẽ đi làm quan, lấy được tiền tài rồi thì sẽ cùng cháu hưởng lợi”. 

Con trai của Chu Kỳ Nhạc đồng ý. Vậy là Chu Bàng đi đến Mông Hóa nhậm chức; tha hồ tham ô hưởng lạc. Một năm sau, nhà của Chu Kỳ Nhạc có 7 người đi đến Mông Hóa. Chu Bằng sợ rằng sự tình sẽ bại lộ, liền dụ họ tới quán rượu và để họ uống say đi. Sau đó lợi dụng lúc đêm tối mà giết sạch 7 người này; cũng tiêu hủy hết thi thể của họ. 

Có Kinh lịch (tên chức quan) họ Tống, vốn biết rõ việc này, liền đem việc này bẩm báo với Thái thú Từ Sở. Thái thú giả vờ điều Chu Bàng đến huyện lân cận; sau đó lập tức bắt lấy vợ con của ông ta. Sau khi thẩm vấn một hồi thì cuối cùng người vợ cũng nhận tội. Tiếp theo là tiến hành bắt Chu Bàng lại và kết án tử hình. Người Vân Nam đều tán dương Thái thú Từ Sở là công minh; thay thế người dân trừ đi một tên tham quan vô lại.

Người tốt đắc phúc báo

Thiên tai nhân họa; Hướng thiện là gì; Lòng hướng thiện là gì
Ông trời có đức hiếu sinh, thường ban phúc lành cho người thiện lương (ảnh pinterest)

Con trai của Thái thú Từ Sở tên là Từ Ưng Hoàng, vào năm Kỷ Sửu thì đỗ tiến sĩ và ra làm quan. Mọi người đều nói: “Thái thú Từ Sở và người dân chung sức một lòng, có uy linh (uy thế), giúp toàn quận thoát khỏi nạn hạn hán và tiêu trừ được ôn dịch. Thật là người tốt có hậu phúc!”.

Thiên tai dịch bệnh cũng là nạn do con người tự gây ra, chỉ có một lòng hướng thiện, tôn kính Thần Phật thì mới thoát được tai ương.

Theo Epoch Times