23 năm đàn áp người tu Chân – Thiện – Nhẫn, bản chất cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc không nằm ngoài 3 từ: giả – ác – đấu.

Ngày 20/7/1999 – cách đây 23 năm, Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chính thức bắt đầu cuộc bức hại Pháp Luân Công. Đây là cuộc bức hại nhân quyền tàn ác bậc nhất trong lịch sử. Cho đến nay nó vẫn chưa kết thúc. Những hoạt động tấn công người tu luyện bao gồm: tuyên truyền bôi nhọ, bắt bớ đánh đập, tra tấn bạo lực, mổ cướp nội tạng sống.

Chỉ thị đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ là “vắt kiệt tài chính, phá hoại thanh danh, hủy hoại thân thể” của các học viên. Tuyên truyền bôi nhọ để phá hoại thanh danh; bắt bớ – đánh đập – tra tấn – mổ lấy nội tạng sống để hủy hoại thân thể.

Minghui.org đưa tin, đã có hơn 4.300 học viên Pháp Luân Công được xác nhận bị chính quyền Bắc Kinh giết hại. Con số thực tế chưa thống kê được còn lớn hơn rất nhiều.

Mặc dù sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau, bản chất cuộc bức hại Pháp Luân Công chỉ gói gọn trong 3 từ giả – ác – đấu, hoàn toàn trái ngược với Chân – Thiện – Nhẫn, giá trị phổ quát làm người.

Giả dối

Trước khi bức hại Pháp Luân Công, ĐCSTQ đã âm thầm thực hiện cuộc điều tra trên phạm vi toàn quốc. Mục đích để tìm ra nhược điểm của môn tu luyện. Tuy nhiên, cuộc điều tra không thu được kết quả như mong đợi. ĐCSTQ chỉ có thể đưa ra hàng loạt thông tin dối trá nhằm hợp thức hóa cho cuộc đàn áp.

Truyền thông đưa tin sai lệch

Trong khoảng năm 1999, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đã dành 7 giờ phát sóng mỗi ngày để đưa tin xuyên tạc và làm sai lệch những lời giảng nguyên gốc của ông Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công. Đáng chú ý nhất là từ lời giảng “không tồn tại cái gọi là vụ nổ Trái Đất” đã cắt mất chữ “không”, từ đó miệt thị Pháp Luân Công tuyên truyền “ngày tận thế của Trái Đất”.

Dàn dựng hiện trường giả

Ngày 23/01/2001 xảy ra màn kịch tự thiêu tại Quảng trường Thiên An Môn. Vụ tự thiêu này đã được dàn dựng làm chấn động thế giới. Truyền thông nhà nước Trung Quốc nhanh chóng phát sóng bản tin tiếng Anh ra toàn thế giới với tốc độ vượt mức bình thường và tuyên bố “Những người tự thiêu là 5 học viên Pháp Luân Công”. 

Ngày 14/8/2001, trong cuộc họp của Ủy ban Thúc đẩy và Bảo vệ Nhân quyền trực thuộc Liên Hợp Quốc, vụ tự thiêu Thiên An Môn đã bị vạch trần. Tổ chức Phát triển Giáo dục Quốc tế (IED) tuyên bố: “Theo điều tra của chúng tôi, thủ phạm thực sự giết hại sinh mạng lại chính là chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc… Chúng tôi đã có được video của sự kiện này (Vụ tự thiêu Thiên An Môn), đồng thời rút ra được kết luận rằng chuyện này do một tay chính phủ dàn dựng”. Đối diện với bằng chứng xác thực, đại diện của ĐCSTQ không nói được lời nào. Tuyên bố này đã được Liên Hợp Quốc lưu hồ sơ.

Cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc bắt đầu từ 20/7/1999
Vương Tiến Đông người đóng giả học viên Pháp Luân Công bị cháy trụi quần nhưng tóc và chai nhựa đựng xăng không hề suy suyển gì (ảnh: NTDVN).

Độc ác

Các nhân viên nhà tù sử dụng nhiều chiến thuật khác nhau nhằm “chuyển hóa” các học viên Pháp Luân Công. Họ sử dụng những người đóng vai “người tử tế” đánh lừa các học viên nhằm thuyết phục họ từ bỏ đức tin.

Tra tấn bạo lực

Nếu không hiệu quả, họ sẽ sử dụng các biện pháp bạo lực, gồm đánh đập, sốc điện, chuồng cọp (nhốt vào chiếc cũi nhỏ), bức thực, bắt ngồi trên “chiếc ghế đẩu nhỏ” trong thời gian dài, phơi mình dưới ánh nắng mặt trời như thiêu như đốt, cấm ngủ…. Tù nhân nữ có thể bị quăng vào phòng giam tù nhân nam để bị hãm hiếp.

Theo Trithucvn, tháng 10/2000, Nhà tù Mã Tam Gia diễn ra một sự kiện xâm hại tình dục gây chấn động thế giới: 18 người tập Pháp Luân Công là nữ giới bị lột hết quần áo và đẩy vào các buồng giam của nam tù nhân.

Bà Doãn Lệ Bình là một trong những nạn nhân may mắn sống sót sau sự kiện này. Ngày 14/4/2016, bà Doãn tham gia phiên điều trần về việc “Lạm dụng tra tấn ở Trung Quốc” tại Capital Hill, bà đã kể lại những phương thức tra tấn tàn khốc mà bà phải chịu đựng trong tù, thậm chí bà còn tận mắt chứng kiến những người tập Pháp Luân Công khác chết do bị tra tấn.

Bà nói: “Chúng tôi đã hứa với nhau rằng, bất kỳ ai trong chúng tôi miễn là sống sót thì sẽ phơi bày cuộc bức hại này ra cho thế giới. Hôm nay, tôi xin lên tiếng cho họ, những nạn nhân mãi mãi không thể lên tiếng được nữa.”

Bà Doãn Lệ Bình là nạn nhân của cuộc bức hại Pháp Luân Công
Bà Doãn Lệ Bình trình bày về bức ảnh người tập Pháp Luân Công bị tra tấn đến biến dạng khuôn mặt tới các Nghị sỹ Quốc hội (ảnh: ET).

Mổ cướp nội tạng sống

Theo NTD Việt Nam, Anni – vợ của một bác sĩ từng mổ giác mạc của học viên Pháp Luân Công, cùng nhà báo Peter đã tổ chức một buổi họp báo tại quảng trường McPherson, thủ đô Washington (Mỹ). Họ là những người đầu tiên tiết lộ sự thật về hành vi tội ác mổ cướp tạng sống cho cộng đồng quốc tế.

Bà Anni nói rằng có ít nhất 4.000 học viên Pháp Luân Công đã bị giết để lấy nội tạng tại Trung tâm Điều trị tắc nghẽn mạch máu Tô Gia Đồn, thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, nơi bà và chồng cũ từng làm việc. Bà cũng kể về chồng cũ của bà đã tiết lộ rằng ông ta đã lấy giác mạc của 2.000 học viên Pháp Luân Công đang còn sống. Bà nói: “Tôi làm chứng, bệnh viện (này) phạm phải tội ác tàn bạo. Đó là lấy đi giác mạc và gan từ các cơ thể sống của học viên Pháp Luân Công”.

Người tố cáo Annie và Peter trong một cuộc họp báo tại Washington DC năm 2016 (ảnh: The Epoch Times).

Đấu tranh

Công bằng mà xét, bản chất cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc là một cuộc đấu tranh giữa hai bên chính và tà. Thế nào là tà? Nhà cầm quyền đã chủ động gây chiến với những người dân đen thấp cổ bé họng bằng các phương pháp tấn công vượt ngoài pháp luật như bỏ tù, tra tấn và cưỡng bức mổ cướp nội tạng. Một cuộc chiến không có tiếng súng và bom đạn nhưng đẫm nước mắt và máu người lương thiện. Đó cũng là hệ quả của tư tưởng vô thần luận và triết học đấu tranh.

Tư tưởng đấu tranh của ĐCSTQ chính là ứng dụng Thuyết tiến hóa của Đác-uyn vào xã hội nhân loại, chủ trương “cá lớn nuốt cá bé, kẻ mạnh sinh tồn”. Nó tôn sùng luật rừng xanh của động vật. Theo nguyên tắc này, đúng và sai, thiện và ác đều không quan trọng, điều quan trọng là không từ thủ đoạn giành chiến thắng.

Tội ác diệt chủng

Theo tiến sĩ Miles Yu, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhận định, bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc là tội diệt chủng.

Luật sư quốc tế Terri Marsh, giám đốc điều hành của Tổ chức Luật Nhân quyền cũng đồng thuận với điều này. Trong một email gửi đến The Epoch Times ngày 9/8, bà khẳng định, “có tồn tại bằng chứng thực sự chứng minh cho tuyên bố về tội diệt chủng: rất nhiều bằng chứng ghi lại các kế hoạch và chính sách được phối hợp chặt chẽ của Trung Quốc hòng khiến những người theo học Pháp Luân Công phải chịu một chiến dịch đàn áp rộng khắp, với đủ các phương thức tra tấn, cưỡng hiếp, giết người vượt trên cả hệ thống tư pháp, cũng như nhiều phương thức đối xử tàn bạo và gây thương tích khác trên khắp Trung Quốc.”

Hết thảy những điều ĐCSTQ gây ra cho người tu Chân – Thiện – Nhẫn đã làm nổi bật bản chất cuộc bức hại: giả – ác – đấu.

Xem thêm: