Bỏ điện thờ tại gia có nguy hiểm không?
Điện thờ mẫu tại gia đã thờ tự được 68 năm. Cô Tấn muốn bỏ nhưng không biết làm cách nào, hỏi sư thầy không biết, đến khi tu Tịnh Độ cô mới nhờ được hòa thượng, sau cô lại có duyên với Đại Pháp.
Nội dung chính
Điện thờ tại gia của bà cô
Cô Tấn về làm dâu, đã thấy gia đình nhà chồng có căn điện thờ mẫu. Chủ của ngôi điện là chị gái bố chồng cô Tấn, thường gọi là bà cô chồng. Phong tục ở làng Mỹ Đình, Hà Nội gọi bác bên chồng là cô. Bà cô bị mắt kém, không nhìn thấy gì từ khi sinh ra. Là người có căn quả nên năm 17 tuổi, gia đình đã giúp bà cô lập điện thờ tại nhà, thờ Phật Mẫu, thờ Cô, Cậu.
Bà cô hàng ngày hương khói và hành nghề xem bói. Bà có khả năng gọi hồn, vong hồn nhập vào bà và phán. Người đến xem hàng năm khá đông nhưng bà sống rất nhân từ, phúc hậu, bà xem cho người không cầu danh lợi. Có lẽ vì vậy mà cả gia đình đều gặp phúc báo. Con cháu, anh chị em chồng đều công danh thành đạt.
Cô Tấn hỏi bà cô: “Cô ơi, sau này cô mất đi, điện thờ giữ hay bỏ ạ?” Bà cô nói: “không giữ được thì bỏ”, “Con xin giữ lại được không?…”, cô bảo.
Năm 2004, bà cô mất, hưởng thọ 85 tuổi. Những ngày sau đó, tâm cô Tấn bất an. Cô nửa muốn giữ điện nửa không muốn giữ. Cô sợ sau này mình mất đi, con cháu vô Thần, không hương khói, lễ lạt không đầy đủ sẽ gây họa, gây tội. Nhưng bỏ điện thờ có nguy hiểm không? Khi cô chứng kiến có nhà bỏ điện thờ, gia đình ly tán, con cái tù tội, thậm chí mất người… Mà nếu bỏ biết tìm thầy nào giúp được việc này?
Sư thầy ở chùa không giải được điện thờ
Cô Tấn nghĩ: “chỉ có các thầy ở chùa là giúp được”. Cô quyết tâm dỡ bỏ điện thờ nên cô đi tìm người giúp. Cô lân la, đi theo các bà, các vãi đến chùa. Cô tham gia tụng kinh và làm các việc công đức cho chùa. Dần dần, có sự tín nhiệm, cô đến trình bày với Sư thầy về việc gia đình có điện thờ nhưng bà cô đã mất, vậy nên bỏ hay giữ? Sư thầy nói: “Tôi không biết…”
Sư thầy còn không biết thì cô biết hỏi ai? Ai cao tay hơn để giúp việc này? Tạm thời không hỏi được ai, cô Tấn vẫn chăm chỉ đến chùa tụng kinh.
Sau đó, trong nhóm tụng kinh, cô Tấn gặp một cô. Cô này nói rằng cô đi Đạo Tràng Pháp Hoa, thường một tuần tụng kinh ở 3 chùa. Ở chùa Khâm Thiên có thầy giảng Pháp. Cô Tấn thích quá, muốn được theo chân.
Thọ y Pháp môn Tịnh Độ
Cô Tấn chăm chỉ hàng tuần 3 buổi đi tụng kinh ở 3 chùa. Tụng được 3 tháng, cô tổ trưởng khen cô rất tinh tấn, sẽ nhanh được thọ y.
Sau đó, Hòa thượng Thích Trí Quảng ở miền Nam ra chùa Lý Quốc Sư ở Bờ Hồ. Cô Tấn được trực tiếp Hòa thượng thọ y, là đệ tử Pháp môn Tịnh Độ. Cô được thầy phát cho thẻ màu vàng. Từ bữa đó, về nhà cô Tấn cảm thấy thân rất nhẹ nhàng, thoải mái, nhìn ai cũng quý mến, thân thiện. Tự nhiên cảm giác không tức giận ai, dù mẹ chồng hay chồng có nói gì khó nghe, cô cũng coi nhẹ, không để trong tâm; giống như cô thăng hoa về đạo đức vậy.
Gặp được Hòa thượng Đại Đức giúp giải điện thờ
Cô vào Đạo Tràng được mấy năm, có thầy nói: “Nhà nào có điện thờ thì hãy hạ đi, đó đều là thờ tà, không đúng quy cách nhà Phật.” Một bà bạn cùng tổ nói: “Ngày xưa, nhà tôi cũng thờ điện, phải hầu đồng. Khi tôi vào Đạo Tràng, có người bảo hạ đi, thầy bên Đạo Tràng giúp hạ được. Tôi đã hạ được 2 năm rồi và không có vấn đề gì xảy ra cả. Đến nhờ thầy Đại Đức Chiếu Tuệ – trụ trì chùa Đông Anh giúp.”
Cô Tấn làm theo, sang đến chùa nhờ thầy, thầy nói: “hạ đi, để làm gì, thầy hạ giúp cho”. Sau đó, thầy đến giúp, thủ tục rất nhanh gọn. Chỉ cần cái lễ hoa quả, thầy thắp hương, niệm mấy câu chú, chưa đầy 15 phút là xong. Thầy bảo mang bát hương ra sông lớn mà thả, không được thả ở sông bé, sông bẩn. Cô Tấn mang bát hương thả ở tận cầu Thăng Long, sông Hồng.
Từ khi cô Tấn giải xong điện thờ, đến nay không có bất kỳ vấn đề xấu nào xảy ra.
Những điều kỳ diệu khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp
Mấy tháng không nhìn thấy chị bạn cùng tu bên Tịnh Độ, cô Tấn đến nhà hỏi:
– Sao chị có việc gì mà nghỉ lâu thế?
– Chị bận quá quên gọi cho em. Chị giờ không tu Tịnh Độ nữa rồi, dù đã tu 28 năm, chị chuyển sang tu môn Pháp Luân Công. Môn này tu tâm và tốt cho sức khỏe lắm.
– Cho em học với.
Thế là chị ấy tặng sách, tặng đĩa và hướng dẫn cô Tấn tập.
Khi về nhà, cô Tấn vừa giở cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” – cuốn sách chính của Pháp Luân Công, chưa đọc, chỉ nhìn hình Sư phụ Lý, đột nhiên một luồng điện quán từ đỉnh đầu xuống toàn thân. Cảm giác ấy chưa bao giờ cô Tấn trải qua dù đã tu 8 năm bên Tịnh Độ.
Cô vội gọi điện cho chị bạn, chị ấy nói cô có duyên với Đại Pháp, hãy chăm chỉ đọc sách.
Từ đó, cô Tấn nghiền ngẫm đọc, càng đọc Pháp lý trực tiếp chỉ đạo tu luyện giữa đời thường càng hiển hiện rõ ràng. Đây mới đúng là Pháp chỉ đạo con người tu lên cảnh giới cao. Trực chỉ tu tâm, theo nguyên lý tối cao Chân – Thiện Nhẫn… Ngoài ra, Pháp Luân Đại Pháp còn có 5 bài công pháp rèn luyện hàng ngày. Bài luyện công giúp trực tiếp cải biến bản thể…
Khai mở thiên mục và khỏi hết bệnh tật
Sau mấy tuần tập, thiên mục của cô Tấn được khai mở. Cô nhìn thấy rõ ràng trước mặt mình là Sư phụ mặc áo cà sa, nhìn cô từ bi. Cô vui mừng lắm, cô hiểu duyên này hiếm gặp. Từ đó, cô chuyên tâm tu luyện Đại Pháp.
Cô Tấn vốn mắc căn bệnh táo bón, tiền đình, đại tràng. Khi cô luyện công, Sư phụ đã giúp cô tịnh hóa thân thể. Có lần cô miệng nôn trôn tháo, đi ngoài liên tục. Không tu luyện mà bị vậy hẳn sẽ rất mệt và phải dùng thuốc nhưng cô không dùng một viên, hôm sau vẫn dậy sớm luyện công bình thường. Bệnh xương khớp, thoái hóa đốt sống cổ, biểu hiện ra xương khớp rất đau đớn, không quay nổi cổ,… Sau thời gian ngắn, triệu chứng đau giảm dần và khỏi hoàn toàn.
Cô còn được trải nghiệm nhiều điều siêu thường trong 8 năm tu luyện Đại Pháp. Ví dụ, một lần xe đạp của cô đã vỡ hết vòng bi, gãy cả trục. Vậy mà khi cô xin Sư phụ giúp, cô có thể đi được về nhà, đạp đến chỗ ông thợ sửa,…
Trong quá trình tu luyện, cô cũng gặp không ít khó khăn. Khó nhất chính là nhân tâm, từ trong mâu thuẫn mà đề cao tâm tính. Khi có Pháp đối chiếu, buông bỏ tự ngã, mọi chuyện đã trở lên dễ dàng. Cô Tấn rất cảm động khi có cơ duyên tu luyện Đại Pháp, cuộc đời cô như sang một trang đời mới…
Bạn đọc muốn chia sẻ thêm với cô Tấn có thể gọi trực tiếp đến cô, qua số điện thoại: 0979150080.