Cô Dòn ấp ủ muốn làm nông nghiệp sạch để người tiêu dùng có sức khỏe tốt hơn. Và thật tình cờ, cô còn tìm được cách giúp thân tâm thuần tịnh.

Cái duyên gắn với nông nghiệp

Cô Nguyễn Thị Dòn, sinh năm 1962 ở xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Cô sinh ra trong một gia đình mẹ làm nông nghiệp, bố là giáo viên dạy học xa nhà. Năm 1978, học hết cấp 3, cô Dòn theo nguyện vọng của bố thi vào ngành Sư phạm nhưng không đậu. Tuy nhiên, trong lúc ở nhà của dì ruột để chờ thi, cô Dòn đã gặp một kỹ sư nông nghiệp ở đó; phong thái của người này rất đặc biệt khiến cô có phần ngưỡng mộ và cũng muốn trở thành một kỹ sư nông nghiệp.

Đến năm 1980, bố của cô Dòn được phân công, điều động chuyển công tác vào trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang. Năm 1981, cô Dòn và hai em theo bố vào Nam. Cùng dịp này cô thi đậu vào học tại trường Đại học Cần Thơ. Năm 1986, cô Dòn tốt nghiệp kỹ sư chuyên ngành về nông nghiệp – trồng trọt.

Ra trường cô được phân công công tác tại phòng nông nghiệp huyện Tân Phú cũ sau tách huyện thành huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. Cô quản lý khuyến nông của huyện. Công việc chuyên môn của cô là mở các lớp tập huấn, hội thảo đưa bà con đi tham quan những mô hình tiên tiến. Rồi hướng dẫn cho bà con nông dân cách làm ăn kinh tế hiệu quả nhất, chuyển giao cách làm nông nghiệp tiên tiến thời điểm đó.

Khởi nghiệp đầy gian nan

Làm kỹ sư nông nghiệp cô rất thích được thực hành, trải nghiệm thực tế. Bản thân cô có hai cái rẫy. Một rẫy nhỏ nuôi 40 đến 50 con heo, nhưng không may cứ đến lúc có thể xuất chuồng thì giá lại rẻ. Rồi thỉnh thoảng heo lại bị bọ cạp cắn, những con heo nhỏ bỏ xuống ao thì còn dịu và được cứu sống, còn những con heo to không có người đẩy xuống nước cho thì chỉ có chết mà thôi.

Sau đó cô bán rẫy nhỏ để lấy tiền mua nhà dưới khu chợ. Cô chuyển vào làm ở rẫy thứ 2. Nữ kỹ sư đầu tư hệ thống tưới nước tiết kiệm. Năm 1999 cô là một trong những người đầu tiên đưa hệ thống tưới nước tiết kiệm vào sản xuất, sau này mô hình được nhân rộng ra nhiều nơi. Cô còn tranh thủ làm vườn để tăng thu nhập cho gia đình, nuôi gà rồi trồng đủ loại cây. Tuy nhiên cứ theo tình trạng chung của người nông dân là được mùa thì rớt giá.

Ước mơ làm nông nghiệp truyền thống

Đơn vị công tác cuối cùng của cô là Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Nai, cô làm ở đây trên 20 năm cho đến khi về hưu. Lúc này cô lại tiếp nối ước mơ từ lâu của mình là làm nông nghiệp sạch theo cách truyền thống của cha ông, vì vậy cô đã tham gia vào “Liên minh nông nghiệp tử tế”. Những trái xoài trong vườn nhà cô Dòn có lần đạt cả giải nhì và giải ba trong hội thi “Trái ngon” của Viện cây ăn quả miền Nam.

Vườn nhà cô Dòn (ảnh nhân vật cung cấp)

Sau một số năm cải tạo và trồng mới, hiện tại cô có 150 gốc măng cụt, mới có 75 cây được thu hoạch nhưng mỗi năm cũng được hơn 1 tấn thu hoạch sớm, bán được giá rất cao (70-75 nghìn đồng/1kg). Ngoài ra cô còn trồng ổi ruby và ổi nữ hoàng. 50 gốc bưởi da xanh ruột hồng của cô đã được thu. Cô còn trồng một số loại cây như hồng xiêm, mận (doi), 50 cây tắc (quất), …. Khu vườn của cô quanh năm mùa nào thức ấy, cây trái trĩu quả.

Cô cũng muốn mô hình khu vườn sạch của mình được nhân rộng cho bà con các nhà vườn trong cả nước, để người tiêu dùng biết đến sản phẩm sạch, không bị các thương lái lợi dụng làm sai mục đích. 

Cô muốn người tiêu dùng biết phân biệt giá trị của những sản phẩm sạch để có sức khỏe tốt hơn, không phải những thứ đẹp mắt đều là tốt. Ví như quả na mà mở mắt đều đẹp thì đều là dùng thuốc phun. Chôm chôm gai càng dựng đứng, trông màu càng bắt mắt thì phun thuốc càng nhiều; và xoài trái vụ thì 3 ngày người ta phun thuốc 1 lần, đến tay người tiêu dùng thì phải phun thuốc 30 lần như thế.

Hạt gạo xưa được trồng bằng phân bón tự nhiên ăn rất thơm ngon, có vị đậm. Còn hạt gạo bây giờ được đánh bóng, khi vo gạo thì nước trong veo chẳng còn cả vỏ cám thì lấy đâu ra vitamin cần thiết cho cơ thể. 

Cô mong mọi người hãy biết tiêu dùng thông minh, lựa chọn những sản phẩm tốt cho bản thân và gia đình. Cô cũng mong những người làm nông biết suy nghĩ hơn cho người tiêu dùng, đừng sử dụng những hóa chất độc hại chỉ vì lợi nhuận, đó cũng là tránh tạo nghiệp cho bản thân. 

Tìm được cách giúp thân tâm thuần tịnh

Một lòng tìm về nông nghiệp truyền thống để có thể cải thiện sức khỏe của người tiêu dùng, nhưng bản thân cô Dòn lại có rất nhiều bệnh tật. Cô bị đa nang tuyến vú, thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng, thoái hóa van tĩnh mạch ở hông, gây tê bì một nửa người, cấu cũng không thấy đau, da bị nám sạm đen. 

Khi sức khỏe sa sút, cô ra bệnh viện K để khám thì bác sĩ nói: “Người ta có một thứ thì đã chết rồi mà bà thì có tận hai ba thứ, toàn bệnh khó chữa!” Cô nghe thấy thế đã chán, chẳng muốn làm tiếp siêu âm nữa và ra về. Về sau cô có uống thực phẩm chức năng, rồi uống tảo, nhưng sau 2 năm bệnh cũng không đỡ.

Một hôm rất tình cờ, có một bác thấy cô Dòn mập quá mới nói: “Dòn ơi mày mập quá hay là tập Pháp Luân Công đi cho giảm cân. Lúc nào tao kêu một cô bé đến hướng dẫn”. Thế là một hôm có một cô gái trẻ đến hướng dẫn cho cô Dòn. Bạn ấy đưa sách để cô đọc và rủ cô đến đọc sách chung với các học viên ở địa phương.

Sau một thời gian thì cô chuyển về khu rẫy mới cách nơi ở cũ 7 km nên không tham gia cùng nhóm cũ được. Tại nơi ở mới này, nhà cô 1 tuần có 2 buổi đọc sách chung và một buổi luyện công chung vào buổi tối.

Nông nghiệp sạch và bền vững; Đất nông nghiệp sạch là gì; Nền nông nghiệp sạch là gì
Cô Dòn đang luyện bài công Pháp thứ 5 của Pháp Luân Công (ảnh nhân vật cung cấp)

Cô cứ chăm chỉ tu luyện như vậy, vừa luyện công cải biến bản thể, vừa đọc sách đề cao tâm tính, chỉ sau 6 tháng thì tất cả các bệnh tật rời khỏi thân thể cô lúc nào không hay. Người cô khỏe mạnh, làm việc quần quật suốt ngày ngoài vườn nhưng cũng không thấy mệt.

Cho đến nay cô Dòn đã tu luyện Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) được 5 năm. Thấy Đại Pháp tốt, hai con trai của cô, em gái của cô và con trai của em gái cũng bước vào tu luyện. Đặc biệt phải nói đến mẹ của cô Dòn, bà đã xuống tóc đi tu được 10 năm trong một ngôi chùa ở Lâm Đồng.

Cô Dòn đọc sách Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chính của Pháp Luân Công) thì cũng hiểu rằng thời nay nhiều ngôi chùa chẳng còn thanh tịnh, việc tu luyện trong chùa cũng không dễ dàng gì. Mẹ của cô Dòn cũng đã lớn tuổi, lại mang nhiều bệnh tật, vậy nên cô đã giới thiệu Pháp Luân Công cho mẹ. Mẹ cô sau khi nghe xong 9 bài giảng thì òa khóc nói: “Sư Phụ ơi, tại sao Pháp tốt như vậy mà bây giờ con mới biết? Con lại trót tu môn khác rồi!”

Nhưng lần đó về nhà bà thấy đứa cháu ngoại (con của em gái cô Dòn) vốn rất ốm yếu, vậy mà giờ tu Đại Pháp lại rất khỏe, da dẻ hồng hào, làm việc gì cũng nhanh nhẹn. Bà như có thêm niềm tin, vậy là chỉ sau 3 ngày bà đã đọc xong cuốn sách Chuyển Pháp Luân và quyết định tu Pháp Luân Công. Bà nói với cô Dòn: “Mẹ chỉ có một sư phụ duy nhất là Sư Phụ Lý Hồng Chí (nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp -pv) thôi con ạ!”

Sau 4 tháng mọi bệnh tật trong người bà khỏi lúc nào không hay. Các con thường muốn đưa bà đi khám sức khỏe định kỳ nhưng bà bảo: “Mẹ rất khỏe, sao phải đi khám sức khỏe làm gì!”  Hơn 1 năm sau bà ra đi trong một giấc ngủ an lành, lúc đó bà 87 tuổi.

Thế nào là nông nghiệp sạch; Nông nghiệp tự nhiên; Nông nghiệp tự nhiên là gì
Cô Dòn đang đọc sách Chuyển Pháp Luân (ảnh nhân vật cung cấp)

Cô Dòn canh cánh trong lòng muốn khôi phục nông nghiệp truyền thống, trở về kỹ thuật thuận tự nhiên của cha ông; may mắn là trên chặng đường này cô còn tìm được Pháp Luân Công – pháp môn giúp thân tâm của cô thuần tịnh và có thể tìm về cội nguồn của sinh mệnh. Điều cô mong mỏi là ngày càng nhiều người hơn nữa có thể biết đến pháp môn trân quý này.

Bạn đọc nếu muốn được chia sẻ thêm về Pháp Luân Công thì có thể liên lạc với cô Dòn qua số điện thoại 0966 229 359. Hoặc cũng có thể vào trang web chính của Pháp Luân Công https://vi.falundafa.org/ hay vào link https://hocphapluancong.com/ để được hướng dẫn chi tiết hơn về pháp môn này.