Người hay làm việc thiện, phúc tuy chưa đến nhưng tai họa cũng đã tránh xa; thiện ác báo ứng có thể đến chậm nhưng nhất định sẽ báo ứng. 

Tìm mọi cách để tránh tai họa

Trong năm Kiến Viêm đầu tiên triều đại nhà Tống, thượng thư Phó Quốc Hoa đảm nhiệm chức thái thú Thư Châu. Lúc ấy chính là loạn trong giặc ngoài, chiến tranh liên miên. Ông nghe nói ở Vũ Xương đạo tặc lộng hành, trong tâm liền nghĩ: 

“Vũ Xương rất gần Thư Châu của ta. Những tên cướp kia mà đánh tới Thư Châu này thì sẽ cướp sạch hết tiền tài mà ta đã tích cóp bấy lâu nay. Đặc biệt là lúc ta đi đến Cao Ly (Triều Tiên) đã lấy được bảo vật trân quý, chưa có nhập vào kho chung mà giữ làm của riêng. Những tài vật này rất quý giá, không thể để mất được!”

Nghĩ vậy nên ông đã cùng với gia đình mang theo toàn bộ gia sản ngồi thuyền đi đến Giang Ninh (thuộc Nam Kinh ngày nay) tránh nạn; còn số phận của Thư Châu ra sao thì cũng không muốn quan tâm đến. 

Khi đến Giang Ninh, thuyền dừng lại ở sông Trường Giang. Thuyền phu nói: “Trộm cướp ở ngoài thành rất nhiều, chi bằng lái thuyền đi vào đập nước ở bên trong thành thì hơn”. Lúc ấy, Vũ Văn Trọng Đạt – viên quan trấn thủ Giang Ninh, cùng với Phó Quốc Hoa là có quan hệ thân thiết. Sau khi liên lạc, Vũ Văn Trọng Đạt đã mở cửa để cho thuyền của Phó Quốc Hoa tiến vào trong thành Giang Ninh. 

Tránh tai họa; Cách tránh tai họa; Phương pháp phòng tránh tai họa
Họa phúc không có cửa, là do con người tự chiêu mời (ảnh minh họa Adobestock)

Số phận đã an bài

Phó Quốc Hoa cảm thấy rằng: “Cả nhà và tài vật đều ở trên thuyền, mà thuyền thì lại ở trên sông; vùng nước này lại đang ở trong thành. Quả thực là an toàn, không phải lo gì nữa rồi!”.

Không ngờ, ngay đêm hôm đó, có một người tên là Chu Đức đã làm phản, tiến hành cướp thuyền của Phó Quốc Hoa; giết hết toàn bộ gia đình của ông; chỉ cho một nữ hầu già chạy thoát. Ngược lại, Thư Châu – nơi mà Phó Quốc Hoa chịu trách nhiệm quản lý thì lại bình an vô sự.

Phó Quốc Hoa tham lam tiền tài, chỉ lo giữ của cho mình, tìm mọi cách tránh tai họa nhưng tai họa vẫn ập đến không sao thoát được.

Tôn kính Thần Phật, chuyển nguy thành an

Vào thời ấy cũng có một người khác tên là Cố Ngạn Thành nhà ở Hàng Châu. Ông ở Lưỡng Chiết đảm nhận chức tào vận (quản lý vận chuyển đường thủy). Ông bình thường làm việc rất siêng năng, lại kính tín Thần Phật. 

Tôn kính Thần Phật; Lòng tôn kính Phật; Kính Phật phải thành tâm
Đạo Trời vô tư nhưng thường giúp đỡ người thiện lương (ảnh minh họa Adobestock)

Ở Hàng Châu có một sai dịch tên là Trần Thông, người này đối với quan viên và bậc quân tử đều coi như kẻ thù. Anh ta muốn lợi dụng tình thế hỗn loạn vào lúc ấy mà làm loạn, phát động binh biến. Nhưng do Cố Ngạn Thành đi Chiết Giang tuần tra chưa về, nên anh ta chưa thể ra tay ngay được; đành phải chờ cho Cố Ngạn Thành trở về rồi mới khởi sự. 

Chờ đến hơn 1 tháng thì Cố Ngạn Thành mới trở về Hàng Châu; có rất nhiều quan lại và người dân địa phương đều đi nghênh đón ông. Trần Thông vì vậy mới hạ quyết tâm: Phải hành sự ngay đêm nay.

Nhưng sau khi Cố Ngạn Thành trở về Hàng Châu, ngay ngày hôm đó ông liền đi đến một ngôi chùa ở bên ngoài thành để bái Phật. Hơn nữa còn mang theo cả nhà cùng đi. Ông hành sự đều rất giản dị vì vậy mà rất nhiều người đã không biết việc này. 

Đêm hôm đó Trần Thông mang theo binh lính đến nhà lùng bắt ông thì lại không thấy; còn những quan viên khác thì đều bị giết hại hết. Trần Thông còn tưởng rằng có ai đã để lộ tin tức ra ngoài, mật báo cho Cố Ngạn Thành chạy trốn.

Thần Phật bảo hộ cho người thiện lương

Thiện ác chung hữu báo; Thiện ác nghiệp báo; Thiện ác tất có báo ứng
Tôn Kính Thần Phật đắc bình an (ảnh minh họa Adobestock)

Cố Ngạn Thành sau khi làm Phật sự ở chùa xong, thì mới biết được ở trong thành phát sinh binh biến. Ông vì vậy mà đi suốt đêm đến Hồ Châu và tránh được tai họa này. Người nhà Cố Ngạn Thành đều tin rằng: Đây là nhờ Thần Phật đã bảo hộ cho họ, nên mới có thể an toàn tránh thoát khỏi tai nạn. Bạn bè thân hữu của Cố Ngạn Thành khi nghe nói về việc này thì cũng đều khởi tâm kính ngưỡng Thần Phật.

Phó Quốc Hoa muốn tránh tai họa nhưng rốt cuộc cả nhà đều bị giết hại. Trần Thông trăm phương ngàn kế muốn giết hại Cố Ngạn Thành nhưng lại không thành công; cả nhà Cố Ngạn Thành vậy mà lại được bình an vô sự. 

Thế mới hay vạn sự trên đời đều đã có an bài, con người muốn tránh tai họa thì cách tốt nhất đó là hãy hành thiện tích đức, tôn kính Thần Phật.

Theo Vision Times