Trần Đoàn lão tổ hay có câu: “Dịch bệnh tử vong không phải do vận số mà là do nhục mạ Trời nhục mạ Đất”. Được xem là người có khả năng tiên tri siêu phàm, vì sao ông lại nói như vậy? Hãy cùng nhìn lại các minh chứng lịch sử ứng nghiệm cho câu nói này như nào.

Lời khuyên của “Ông tiên ngủ”

Ở Việt Nam, trong những phương pháp tiên đoán số mệnh thì Tử vi là môn được biết đến rộng rãi bậc nhất. Người đầu tiên tổng hợp, hệ thống lại thành môn tử vi này được cho là Trần Đoàn, tức Hy Di Lão Tổ, sống vào đời Bắc Tống, Trung Quốc. Ông là người có khả năng tiên tri siêu phàm. Người đời còn gọi ông là “Ông tiên ngủ”, bởi ông có thể ngủ 1 giấc kéo dài 3 năm. Cái tên “Hy Di” có nguồn gốc từ sách “Lão Tử”: “Nhìn mà không thấy gọi là Hy, nghe mà không thấy gọi là Di”.

Vị cao nhân Trần Đoàn có nhiều tác phẩm, trong đó có một tác phẩm nổi tiếng truyền lại từ thế hệ này đến thế hệ khác có tên là “Tâm tướng thiên”, lấy ý từ câu “tướng do tâm sinh”. “Tâm tướng thiên” đã vượt trên phương pháp xem tướng toán mệnh thông thường để nói cho thế nhân biết rằng: “Tướng mặt con người có tốt có xấu, căn bản là ở tâm. Vận mệnh tốt xấu từ tâm chúng ta là có thể biết được, mà hành vi là phản ứng của tâm, do đó có thể thông qua hành vi để xem tương lai họa phúc của một người”.

Bất kể phương thức xem bói nào về căn bản đều phải tuân theo quy luật tất nhiên thiện ác hữu báo. Ví dụ trong “Tâm tướng thiên” có viết: “Tại sao mắc bạo bệnh mà chết? Là do sắc dục hư hao. Tại sao mọc nhọt độc mà chết? Là do đồ béo ngọt ngưng tụ mỡ”, đã nói rõ nguyên nhân thực chất của bạo bệnh gây mất mạng, vẫn là ở hành vi của con người.

Trong toàn bộ “Tâm tướng thiên”, đối với người hiện nay mà nói thì câu quan trọng nhất là “Dịch bệnh tử vong không phải do vận số, mà là do nhục mạ Trời, nhục mạ Đất”. Trong văn hóa phương Đông, “Trời Đất” là tên gọi chung chỉ các Thần linh. Ví dụ chữ “Trời”, trong văn hóa phương Đông có hàm nghĩa vị Thần chí cao. Trong dân gian thường gọi là “Ông Trời” hay “Hoàng Thiên”.

“Dịch bệnh tử vong không phải do vận số, mà là do nhục mạ Trời nhục mạ Đất”, câu nói này đã chỉ rõ ra rằng: “Việc nhân loại khinh nhờn Thần linh là nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh kinh hoàng hoành hành. Có thể bình an vượt qua, kỳ thực không có liên quan đến vận số của con người trong quá khứ, mà là liên quan đến thái độ của con người đối với Thần linh, Trời Đất”. 

Những bằng chứng lịch sử ứng nghiệm lời nói

Câu nói này đã nhiều lần ứng nghiệm trong lịch sử, trường hợp kinh điển nhất chính là Đế quốc La Mã cổ đại trong lịch sử phương Tây bức hại tín đồ Cơ Đốc giáo nên đã gây ra 4 đại dịch. Sau đây xin giới thiệu vắn tắt bài học lịch sử bi thương này.

Dịch bệnh lần 1 vào thời Hoàng đế Nero

Năm 33, Chúa Jesus bị viên quan đứng đầu khu vực Do Thái của Đế quốc La Mã là Pontius Pilatus phán xử tử hình. Chúa Jesus vì thế đã bị đóng đinh lên giá thập tự. Pilatus sở dĩ làm như vậy không phải là chấp hành chỉ lệnh của Đế quốc La Mã, mà bởi vì ông ta hoàn toàn khiếp sợ khuất phục thế lực Do Thái giáo đương thời coi tín ngưỡng Cơ Đốc như kẻ thù. Vị hoàng đế thứ 5 của Đế quốc La Mã là Nero là người khởi xướng bức hại các tín đồ Cơ đốc giáo. Trong thời kỳ tại vị, Nero xa xỉ hoang dâm, hành sự tàn bạo, đã sát hại mẹ và mấy người vợ của chính mình, đã xử tử rất nhiều nghị viên Viện Nguyên lão, bị mọi người gọi là ‘Nero khát máu’

Ngày 17/7/65, để mở rộng cung đình được thuận lợi, Nero đã cho phóng lửa đốt nhà những người dân ở xung quanh hoàng cung. Kết quả lửa chạy lớn không kiểm soát nổi, ngọn lửa lớn đã thiêu hủy rất nhiều toà nhà, đường phố, cửa hàng cửa hiệu và nhà dân đều bị biến thành đống tro tàn. Thành La Mã có tổng cộng 14 khu, thì 3 khu bị phá hủy hoàn toàn, 7 khu bị phá hủy một nửa, chỉ còn lại 4 khu là chưa bị lan tới. Việc Nero phóng lửa dần dần lưu truyền ra khiến Nero kinh sợ. Để che đậy sự thực bản thân là hung thủ đích thực, Nero tuyên bố hỏa hoạn là âm mưu của tín đồ Cơ Đốc. Ông ta hạ lệnh bắt những tín đồ Cơ Đốc, hành hạ họ tàn khốc công khai cho đến chết như: Đóng đinh vào giá chữ thập, khoác da thú để ác thú cắn chết, đóng đinh họ vào cột làm đuốc dần dần thiêu chết. Nero hoang đường tàn bạo, cuối cùng đã mở ra một màn tà ác nhất của Đế quốc La Mã cổ đại: bức hại tín đồ Cơ Đốc kéo dài 300 năm.

Bị mê hoặc bởi những lời dối trá của Nero, rất nhiều người dân của Đế quốc La Mã đã tin vào những lời dối trá phỉ báng tín đồ Cơ Đốc, trong lòng chứa đầy khinh nhờn và thù hận đối với Jesus Cơ Đốc và những người tín ngưỡng Ngài. Đúng như Trần Đoàn lão tổ đã nói: “Dịch bệnh tử vong không phải do vận số mà là do nhục mạ Trời nhục mạ Đất”. Sự bất kính và chống đối của người La Mã đối với Đại Giác giả độ nhân Jesus và các đệ tử của Ngài đã rất nhanh chóng dẫn đến bệnh dịch. Năm thứ 2 sau khi phát động bức hại, tức năm 65, khi đó “trong thành La Mã, tất các các tầng lớp đều có lượng lớn người chết bởi bệnh dịch chí mạng”, đó là bệnh dịch lớn lần thứ nhất. Năm 68, thành La Mã bạo động, Nero trong khi chạy trốn đã sợ tội mà tự sát, bạo chúa cuối cùng đã bị ác báo.

Dịch bệnh lần 2 vào thời Allrelius

Nero đã chết nhưng các hoàng đế La Mã các đời sau, hết đời này đến đời khác vẫn dung túng cho bức hại, kéo dài cuộc bức hại thậm chí phát động cuộc bức hại mới. Bệnh dịch lớn lần thứ 2 xảy ra vào thời gian thống trị của Allrelius (tại vị từ năm 161 đến 180), sử sách gọi là ‘bệnh dịch Allrelius’. Chỉ trong 2 năm 166 và 167, người chết vì bệnh dịch đã nhiều hơn số người chết trong chiến tranh: Thành La Mã mỗi ngày 2000 người chết, bao gồm rất nhiều quý tộc. Lần bệnh dịch này còn lan truyền đến Tiểu Á, Ai Cập, Hy Lạp…, khiến cho hàng loạt người tử vong. Cuối cùng bản thân hoàng đế Allrelius cũng chết vì bệnh dịch.

Ảnh minh họa bệnh dịch hạch lan tràn ở Châu Âu (Nguồn: health.howstuffworks.com)

Dịch bệnh lần 3 vào thời Decius

Lần đại dịch bệnh thứ 3 được nhà sử học cổ điển Zosimils ghi chép, hoành hành kéo dài 20 năm, mức độ hủy diệt của nó nghiêm trọng hơn 2 lần trước rất nhiều.  Lần đại dịch bệnh này cũng giống như 2 lần trước đều do bức hại gây ra. Hoàng đế lúc bấy giờ là Decius cũng phát động bức hại, năm 250 ông ta hạ lệnh tín đồ Cơ Đốc phải tuyên bố từ bỏ tín ngưỡng trong thời gian quy định, nếu không phải chịu thẩm phán, hoặc tịch thu của cải, hoặc bị phạt làm nô lệ, thậm chí bị xử tử. Kết quả năm đó đại dịch bệnh bắt đầu xảy ra.

Khi đại dịch bệnh giáng xuống, thành La Mã liên tục trong mấy tuần liền mỗi ngày số người chết nhiều tới 5000 người. Khi đó mọi người đã tuyệt vọng viết những dòng chữ này: “Bệnh dịch đột nhiên ập tới như tiếng sét giữa trời quang, điều này thực sự là…. Thật đáng sợ hơn bất kỳ tai họa nào trong lịch sử”, “Nhân loại trên trái đất đang giảm đột ngột, thế giới đang bước tới hủy diệt”.  

Dịch bệnh lần 4 vào thời Maximinus Daia

Đại dịch bệnh lần thứ 4 được nhà sử học của giáo hội là Eusebius (~260-340) ghi chép trong “Giáo hội sử”. Đế quốc La Mã đương thời đã bị chia cắt, miền Đông và miền Tây đồng thời có 6 vị hoàng đế. Một trong các hoàng đế thống trị miền Đông là Maximinus Daia (tại vị giai đoạn 305-313) đã phát động một cuộc bức hại các tín đồ Cơ đốc giáo. Ngay sau đó đã dẫn đến dịch bệnh đáng sợ. Eusebius đã ghi chép rằng: “Những quyển hộ tịch ghi chép đầy tên, ngày nay tất cả đều bị xóa sổ, thiếu lương thực và dịch bệnh hoành hành dường như đã tiêu diệt tất cả nhân khẩu trong chốc lát… nơi nào cũng có các thi thể, liên tục rất nhiều ngày không được chôn lấp, có lúc bị chó ăn, đó là một cảnh tượng thê thảm làm sao”. Còn bản thân Maximinus Daia chết trong cuộc tranh quyền đoạt vị.

Ngoài 4 đại dịch bệnh trên ra, Đế quốc La Mã cổ đại trong thời gian bức hại các tín đồ Cơ Đốc còn xảy ra nhiều đợt dịch bệnh quy mô nhỏ. Những bệnh dịch liên tiếp xảy ra này có sức phá hoại rất mạnh. Khi dịch bệnh ập đến, “Trong thành La Mã, không thấy bất kỳ hiện tượng bề mặt nào về không khí dịch bệnh, nhưng trong các căn nhà chất đầy thi thể, trên đường phố, nơi nào cũng thấy đoàn người đưa tang. Bất kể giới tính nào, bất kể độ tuổi nào đều trở thành đối tượng nhiễm bệnh. Bệnh dịch khiến con người hoảng loạn, đến mức nếu ai đó vừa nhiễm bệnh đều bị đuổi đi, cho dù là người thân của họ. Khi người nhà còn chưa chết đã bị vứt ra bên đường”. Hơn nữa bệnh dịch cứ xảy ra lặp đi lặp lại đã làm thay đổi vận mệnh của Đế quốc La Mã: Các hoàng đế chết vì dịch bệnh khiến bao nhiêu công lao mở mang bờ cõi cương thổ đế quốc đều mất sạch, Đế quốc La Mã hùng mạnh cũng vì thế mà suy bại, chia cắt, cuối cùng biến mất.

Lịch sử lặp lại vào ngày nay

Sự thực lịch sử Đế quốc La Mã vì bức hại tín ngưỡng Cơ Đốc giáo, phát động một đợt bức hại lớn thì dẫn đến một đợt dịch bệnh lớn, đã chứng thực câu nói của Trần Đoàn “Dịch bệnh tử vong không phải do vận số mà là do nhục mạ Trời nhục mạ Đất”, tuyệt đối không phải lời hư giả dọa dẫm, mà là ông trong khi tu luyện đã hiểu được chân lý. Hiện nay sở dĩ nhắc nhở mọi người chú ý đến câu nói này của Trần Đoàn lão tổ là bởi vì nhân loại ngày nay đang ở thời khắc then chốt quyết định vận mệnh tương lai, khi đại dịch Covid-19 đang hiện diện.

Ngày nay nhân loại đang phải đối mặt với dịch bệnh Covid-19 (Nguồn: Pixabay)

Đối mặt với dịch bệnh, hiểu được nguyên nhân bạn sẽ biết phải làm thế nào

Bản thân bệnh dịch được nhìn nhận là một cơ chế điều chỉnh trật tự của Trời và Đất. Cơ chế điều chỉnh này là thường xuyên, vạn vật đều vận động theo quy luật của tự nhiên, ai không tôn trọng, tuân theo quy luật đương nhiên sẽ bị đào thải. Vi phạm quy luật của tự nhiên diễn ra ở nhân gian là chính băng hoại đạo đức, vi phạm các nguyên tắc làm người.

Khi hầu hết mọi người chỉ quan tâm đến thế giới nhỏ bé của bản thân, tập trung vào cái “tôi” và chỉ giới hạn sự quan tâm với những người thân trong gia đình và bạn bè. Họ nghĩ rằng những người khác không liên quan gì đến mình và sự đau khổ của người khác không liên quan đến họ, nhưng bệnh dịch luôn phá vỡ các giới hạn đó.

Trong cơn hoảng loạn, chúng ta ngẩng đầu lên trời và cầu xin thần Phật che chở, nhưng chúng ta đã ở quá xa người! Thuyết vô thần và thuyết tiến hóa đã khiến chúng ta phạm thượng với Thần Phât. Nếu bạn không tin vào thần linh, chối bỏ Thần Phật, xúc phạm Phật, khi bệnh dịch ập đến, làm sao Thần Phật có thể bảo vệ bạn?

Nếu con người muốn tự cứu mình thì cần giữ niềm tin đối với Thần Phật (Nguồn:Pixabay)

Vì vậy, nếu con người muốn tự cứu mình, điều quan trọng hơn là giữ niềm tin đối với Thần Phật, thực hiện ăn năn hối lỗi của mỗi cá nhân đối với những việc làm trong quá khứ: Có phải chúng ta không còn nghe lời dạy của Phật? Có bao giờ chúng ta trực tiếp tham gia hoặc tiếp tay vào những việc làm phi nhân tính chỉ vì lý do nào đó không? Vì quyền lợi của chính gia đình con cái, để giữ được công việc, tiền lương và cuộc sống bình thường, chúng ta đã bao giờ bán rẻ lương tâm của mình mà tiếp tay cho cái ác chưa? Vì sợ hãi và hèn nhát, chúng ta có sẵn sàng đồng lõa với những lời nói dối? Và những người dám lên tiếng cho chính nghĩa có phải là đối tượng để chúng ta chế giễu không?

Tuy nhiên có một điều, trong thiên tai, Thần Phật sẽ an bài và cứu người tốt: “Dù có muôn ngàn người ngã xuống bên bạn, nhưng thảm họa này sẽ không đến gần bạn nếu bạn là người tốt theo tiêu chuẩn của Thần”.

  Theo Epoch Times