Người xưa nói: Oan có đầu, nợ có chủ; giết người thì đền mạng, thiếu nợ thì trả tiền. Sách xưa đã ghi chép lại nhiều trường hợp oan hồn đến đòi mạng.

Danh sĩ Trương Tổ Dực thời nhà Thanh đã ghi lại 2 ví dụ thực tế về việc hồn ma bị oan khuất đến đòi mạng, thật khiến cho người ta phải suy ngẫm:

Oan quỷ kiếp trước đến đòi mạng

Diệp Bá Canh là Lẫm sinh ở Giang Ninh, Lẫm sinh là tú tài được triều đình chu cấp ăn uống. Năm Quang Tự thứ 23 (Năm 1897), là năm các tỉnh tổ chức thi hương. Mùa thu năm đó, Diệp Bá Canh đang chuẩn bị tham gia kỳ thi hương thì đột nhiên đổ bệnh, bất tỉnh hơn 10 ngày liên tục. Hơn nữa, trong miệng còn lẩm bẩm một mình, nhưng giọng nói lại là giọng của người Hồ Bắc. 

Hai trường hợp hồn ma chịu oan khuất đến đòi mạng
Sắp đến kỳ thi thì Diệp Bá Canh lại đột nhiên bị bệnh (ảnh minh họa Sound of hope)

Có người hỏi Diệp Bá Canh, anh trả lời: “Tôi là hồn ma của Chu Lữ Thị, người từng gả cho Chu Phượng Khuê làm thiếp. Trong năm Đạo Quang, Chu Phượng Khuê được chọn làm quan huyện Mân, tỉnh Phúc Kiến. Sau này, vì một số chuyện vặt vãnh, hai chúng tôi đã xảy ra cãi vã, trong cơn tức giận tôi treo cổ tự vẫn dưới gốc cây bạch quả ở núi Phượng Hoàng. Sau khi Chu Phượng Khuê phát hiện, hắn cũng không cho người đến mang về, khiến cho thi thể của tôi trở thành mồi cho hổ lang. Chu Phượng Khuê kiếp này chuyển sinh thành Diệp Bá Canh. Hôm nay, hắn sẽ trở thành Cử nhân ở vị trí thứ 4 ở Giang Nam. Tôi đã thỉnh cầu và Thượng Đế cho phép đến để đòi mạng của hắn”. 

Sau khi nghe xong, người thân của Diệp Bá Canh rất sợ hãi và hứa sẽ mời tăng nhân làm phép để siêu độ cho cô ấy. Hồn ma nói: “Tôi không thể giết anh ta ngay, vì anh ta đã từng cứu tế những người dân bị đói, nên tích được một chút công đức. Thượng Đế cũng cho phép khoan dung cho anh ta được sống. Chỉ là anh ta không được phép đi thi”.

Người nhà xung quanh nghe xong không ngừng cầu xin cho Diệp Bá Canh. Lúc này, hồn ma lại nói: “Hãy tế lễ cho tôi và thỉnh một vị cao tăng tụng kinh ngàn lần, như vậy tôi sẽ rời đi.” Sau đó, người nhà đã làm theo lời hồn ma. Đến ngày 8/8, trường thi niêm phong cửa thì bệnh tình của Diệp Bá Canh đã khỏi hẳn.

Diệp Bá Canh hỏi người dân Phúc Kiến, quả nhiên từng có một Tri phủ tên là Chu Phượng Khuê ở huyện Mân. Một năm sau, vào năm Quang Tự thứ 24, Diệp Bá Canh thu dọn hành trang và đến huyện Mân để hỏi thăm về gia đình Chu Lữ Thị, nhưng không ai biết chuyện này.

Sau đó, anh đến núi Phượng Hoàng, trên núi quả thực có một cây bạch quả, chắc đã hơn trăm năm tuổi. Thế nên, Diệp Bá Canh đã dựng một ngôi mộ ở đó cho Chu Lữ Thị, sau đó trở về nhà. Chính Diệp Bá Canh đã kể lại với mọi người chuyện này. Vì vậy, anh sẽ không bịa ra những lời nói dối để làm mất uy tín của bản thân. Trương Tổ Dực lúc đó đang ở Kim Lăng đã ghi lại câu chuyện này sau khi nghe được. 

Ma quỷ bắt ác quan đòi mạng

Thời Nãi Phong, tên chữ Ngạc Khanh, người tỉnh Chiết Giang, ông từng là Tri phủ dự khuyết của tỉnh Giang Tô và chịu trách nhiệm về các vấn đề thuế buôn bán ở thị trấn Mẫn Hành. Khi đó, nhà của Nê Tổ Khiêm, Phụ tá ủy viên thị trấn bị cướp.

Hai trường hợp hồn ma chịu oan khuất đến đòi mạng
Người xưa nói: “giết người đền mạng, thiếu nợ thì trả tiền” (ảnh minh họa Sound of hope)

Sau khi báo quan, một số người đã bị bắt, trong đó có binh lính bảo vệ tàu chiến. Trên tàu chiến có một quan canh gác ngày thường hay có đụng chạm với Thời Nãi Phong. Vì vậy, Thời Nãi Phong đã nhân cơ hội này để vu oan cho người quan canh gác đã phân chia đồ ăn trộm. Đồng thời nói với quan Tuần bổ ở phủ là Thân Bảo Linh về việc này. Sau đó, Thân Bảo Linh đã báo cáo sự việc với Tuần phủ Ngô Nguyên Bính. Kết quả người quan canh gác đã bị chặt đầu cùng với những tên trộm khác.

Không lâu sau, Thân Bảo Linh được thăng chức làm Tri huyện Ngô Giang. Ông đến nhận chức chưa đầy 1 tháng thì lâm bệnh. Khi lâm bệnh, ông lẩm bẩm nói chuyện với chính mình về việc giết những tên trộm và chết ngay sau đó. 

Vài ngày sau khi Thân Bảo Linh qua đời, Thời Nãi Phong đảm nhiệm chức Tri phủ của Tùng Giang Phủ. Chỉ 3 ngày sau khi nhậm chức, Thời Nãi Phong vừa tiễn khách ra khỏi phòng thẩm vấn, ông liền nói to bằng phương ngữ Hàng Châu, như thể đang đối mặt với khách. Người hầu nói với ông rằng khách đã rời đi rồi. Nhưng Thời Nãi Phong rất tức giận và nói: “Ta đang nói chuyện với Thân đại lệnh (ý chỉ Thân Bảo Linh), vì sao lại xen vào?”. Một lúc sau, sắc mặt của Thời Nãi Phong tái nhợt, ông đập đầu xuống đất không biết bao nhiêu lần rồi chết. 

Quy luật nhân quả luôn tồn tại dù mỗi người có ý thức được hay không!

Theo Sound of hope