Khi vui đừng hứa, khi giận đừng tranh, khi buồn đừng nói, khi chán nản đừng vội bỏ cuộc, quản lý tốt cảm xúc bản thân để làm chủ cuộc đời mình.

1. Lúc vui đừng hứa

Những lúc vui mừng quá đỗi đừng nên nói lời hứa hẹn, hãy chừa lại cho mình một đường lui. Nhất thời cao hứng, liều mạng khoe khoang trước mặt người khác; nhận lời mà làm không được, sau này sẽ rất dễ lâm vào tình thế khó xử.

Ngoài miệng hứa với người khác, nhưng thực tế thì lại không sao thực hiện được. Vậy tốt hơn hết là không nên hứa ngay từ đầu, việc này chỉ làm cho người khác thêm oán hận.  

Người xưa nói: “Có thỉnh cầu mà không chấp nhận, mới đầu tuy là làm trái ý người khác, nhưng cuối cùng không làm tổn hại lòng tin, cho nên oán giận nhỏ; hứa với người mà không thực hiện được, ban đầu tuy không làm trái ý người khác, nhưng cuối cùng lại làm tổn hại lòng tin, cho nên tạo thành oán hận lớn”.

Vì chút cao hứng mà làm tổn hại lòng tin

Thời xưa có một mỹ nhân tên là Bao Tự. Bao Tự cười một tiếng thì xinh đẹp tuyệt trần, vì vậy mà được hiến cấp cho quốc vương Chu U Vương. Chu U Vương có được tuyệt thế mỹ nhân thì vui mừng mãi không thôi.

Đừng hứa khi đang vui; Đừng hứa lúc vui; Đừng hứa mà hãy làm
Chu U Vương vì mỹ nhân mà đánh mất tín nhiệm của chư hầu (ảnh minh họa Kknews)

Ông tuyên bố với thiên hạ rằng, nếu ai có thể làm cho Bao Tự cười một tiếng thì sẽ thưởng cho một trăm lượng vàng. Vừa hay lúc đó có một gian thần nghĩ ra biện pháp “Phong hỏa hí chư hầu” (gió lửa đùa chư hầu). Chu U Vương lập tức sai người đốt lửa lên, cùng với Bao Tự đứng ở trên thành uống rượu ca múa.

Khi các chư hầu nhìn thấy lửa, còn tưởng rằng sắp có chiến sự, liền vội vàng cử quân chi viện. Bao Tự thấy chư hầu dẫn quân vội vã chạy tới, trông thật thảm hại khổ sở, quả thật không nhịn được mà cười to lên một tiếng. Gian thần hiến kế lấy được một trăm lượng vàng; tuy vậy Chu U Vương lại vì việc này mà làm mất đi tín nhiệm của chư hầu.

2. Lúc giận không tranh

Vào thời nhà Tống có một vị tể tướng tên là Phú Bật, người này nhờ giỏi biện luận mà trở nên nổi tiếng. Một ngày nọ, một vị tú tài nghèo khó chặn Phú Bật ở ngoài đường và nói: “Nghe nói ông biện luận rất giỏi, tôi đến hỏi ông một vấn đề”.

Phú Bật biết người đến không có thiện ý, nhưng lại không thể không để ý tới, nên đành phải để cho anh ta nói. Vị tú tài hỏi: “Nếu như có người mắng ông thì ông sẽ làm như thế nào?”

Phú Bật đáp: “Tôi sẽ làm bộ như không nghe thấy”. Vị tú tài khinh bỉ nhìn ông: “Uổng công tôi đọc thuộc tứ thư ngũ kinh, vốn chỉ là một con rùa đen rúc đầu mà thôi!”

Đừng hứa hẹn; Khi giận nên làm gì; Khi giận không nên nói; Lúc buồn nên làm gì
Không nên tranh cãi với người không cùng tầng thứ (ảnh minh họa Facebook)

Phú Bật nghe vậy cũng không tức giận, không để ý tới lời nhục mạ của vị tú tài. Vị tú tài cảm thấy mất hứng nên phất tay áo mà bỏ đi.

Không tranh mà tự thắng

Người hầu của Phú Bật rất tức giận: “Người này vô lễ như vậy, ngài tại sao không phản bác lại hắn ta?”

Phú Bật đáp: “Người này rõ ràng mang cơn thịnh nộ mà đến. Ta nếu như cùng anh ta tranh luận, nhất định sẽ tranh cãi nảy lửa. Cho dù có tranh luận thắng anh ta, cũng là khẩu phục mà tâm không phục. Như vậy thì phí công vô ích, vậy thì ta tranh luận cùng anh ta làm gì?”

Phàm những người làm việc đại sự, đều biết cân nhắc nặng nhẹ, thiệt hơn, không tự nhiên phô trương thanh thế mà tranh đấu với người khác. Gặp việc bất bình cũng không phẫn nộ mà đánh mất đi lý trí.

3. Lúc buồn đừng nói

Trưởng thành thực sự là khi trong lòng đau khổ mà ngoài miệng không nói. Ai cũng có những khó khăn của riêng mình, lúc bi thương phải học được cách im lặng.

Người uống nước nóng lạnh tự biết, dù bạn có kể khổ thì người khác chưa chắc đã cảm thông với bạn, có khi họ còn nói lời làm tổn thương bạn. Đã như vậy thì tại sao cứ phải xé toạc vết thương cho người khác nhìn thấy?

Tăng Quốc Phiên nói: “Hảo hán bị đánh, răng và máu tự nuốt vào, ung dung mưu tính để vươn lên”.

Cả đời Tăng Quốc Phiên chính là càng thất bại lại càng mạnh mẽ hơn. Ông đã bị gạt bỏ khỏi Giang Tây, bị chỉ trích ở Hồ Nam, lại không được hoàng đế tín nhiệm, mọi người không phối hợp, còn bị triều đình lạnh nhạt hơn một năm.

Lúc buồn nên đi đâu; Lúc buồn làm gì; Khi thất vọng nên làm gì; Khi thất vọng thì làm gì
Tăng Quốc Phiên âm thầm chịu đựng để tìm cơ hội (ảnh: Pinterest)

Đối mặt với những khổ nạn này, ông chưa từng than vãn với ai một lời; chỉ lặng lẽ viết ở trong thơ: “Thắng bại binh gia không thể lường, xấu hổ nhẫn nhục là nam nhi”.

Nếu khốn cảnh trước mắt không thể cải biến, vậy thì hãy thay đổi thái độ của bản thân. Bảo trì tâm thái tích cực, đừng oán trời trách người, coi nhẹ mọi việc, chờ đợi thời cơ để lại đứng lên lần nữa.     

4. Lúc thất vọng đừng vội bỏ cuộc 

“Thi Kinh” nói: “Mi bất hữu sơ, tiên khắc hữu chung”, nghĩa là mọi người làm việc gì thì đa phần đều có khởi đầu rất tốt đẹp, nhưng rất ít người có thể kiên trì đến cuối cùng.

Cẩn thận từ đầu đến cuối, chỉ e rằng người bình thường khó mà làm được. Giả sử ai ai cũng có thể thủy chung như nhất, vậy thì trên đời cũng không có chuyện thất bại nữa.    

Mọi người thường nói, khởi đầu tốt đẹp là thành công được một nửa. Tuy nhiên, khi bắt tay vào việc thì kèm theo đó sẽ là sự mệt mỏi. Lúc này bạn có thể vượt qua được sự chán chường trong lòng hay không mới là điểm mấu chốt quyết định thành công.

Lúc vui đừng hứa, lúc giận đừng tranh, lúc buồn đừng nói
Làm việc gì cũng phải có thủy có chung (ảnh minh họa Adobestock)

Làm việc gì cũng có trước có sau thì việc gì cũng thành; còn như ‘đầu voi đuôi chuột’ thì chẳng thể làm nên trò trống gì. Mỗi khi bạn bắt đầu lười biếng, hãy nhắc nhở bản thân đừng dễ dàng bỏ cuộc. Kiên trì thêm một chút thì sau này sẽ bớt đi phần tiếc nuối.

Lúc vui đừng hứa, lúc giận đừng tranh, lúc buồn đừng nói, lúc thất vọng đừng bỏ cuộc, nắm vững điều này để cuộc sống bạn dễ dàng hơn.

Theo Vision Times

Xem thêm video: