Newton không phải là một “thần đồng” hay “thiên tài” ngay khi còn nhỏ, bí quyết thành công của ông chỉ đơn giản là sự chăm chỉ.

Thuở nhỏ thân thể ốm yếu, sức học kém

Newton, nhà tiên phong của khoa học hiện đại không phải là người có năng lực phi thường, ông chỉ là một người rất bình thường. Hơn nữa khi còn nhỏ, thân thể của ông rất yếu nhược, đầu óc cũng không hề thông minh. Hồi còn học ở quê, ông không hề chăm chỉ, thành tích học tập trong lớp đều xếp hạng kém. Nhưng sở thích của ông thì lại rất nhiều, và khả năng chơi đùa của ông cũng cao hơn hẳn so với các bạn cùng trang lứa.

Newton thích làm mô hình cơ khí và các loại đồ chơi như cối xay gió, bánh xe nước, đồng hồ mặt trời v.v. Ông đã cẩn thận chế tạo ra một chiếc đồng hồ nước và thời gian của nó vô cùng chính xác, mọi người đều khen ngợi ông. 

Đôi khi ông cũng có nhiều trò chơi rất kỳ quặc. Một hôm ông làm một cái đèn lồng và treo ở đuôi con diều. Khi màn đêm buông xuống, chiếc đèn lồng được thắp sáng và cho bay lên cùng với con diều. Ánh sáng của chiếc đèn lồng trên không trung đã khiến mọi người sợ hãi, mọi người nghĩ rằng đó là sao chổi. Tuy vậy, bởi vì thành tích học tập của ông không được tốt, nên vẫn thường xuyên bị kỳ thị.

Bí quyết thành công trong cuộc sống; Bí quyết thành công dành cho bạn trẻ; Bí quyết thành công
Newton bị kỳ thị vì học lực kém (ảnh minh họa Twitter)

Bị kỳ thị chỉ vì học kém

Thời đó, hệ thống cấp bậc của người Anh trong xã hội phong kiến rất nghiêm ngặt; học sinh giỏi cấp 1 và cấp 2 có thể sẽ kỳ thị đối với những học sinh kém. Có một lần nọ, trong giờ ra chơi, khi mọi người đang vui vẻ chơi đùa thì một học sinh giỏi đã lấy cớ đá vào chân của Newton, cũng mắng ông là đồ ngu ngốc. 

Tâm tình của Newton bị hành động này kích thích cực độ và ông đã rất tức giận. Ông nghĩ: “Cả hai đều là học sinh, tại sao mình lại bị ăn hiếp? Mình nhất định phải vượt qua cậu ta!” Từ đó, Newton hạ quyết tâm học hành chăm chỉ. Ông thức khuya dậy sớm, tranh thủ từng phút giây, chăm chỉ học tập và suy ngẫm. Nhờ vậy mà thành tích học tập của Newton không ngừng đề cao. Không lâu sau thì ông đã vượt qua người bạn học đã ăn hiếp ông, và ông được xếp vào hạng xuất sắc nhất lớp.

Thời gian của mỗi người là như nhau, nhưng cách sử dụng thời gian khác nhau sẽ dẫn đến lượng tri thức mà mọi người tiếp thu được sẽ khác nhau. Khi Newton 16 tuổi thì kiến thức về toán học của ông còn rất hạn hẹp; thậm chí ông còn không hiểu được kiến thức toán học cao cấp. “Tri thức là do tích lũy, thông minh đến từ học tập”. Newton hạ quyết tâm leo lên đỉnh cao của toán học bằng chính sự nỗ lực của mình. 

Chăm chỉ là gì; Newton là ai; Isaac newton là ai
Tự mình cố gắng vươn lên (ảnh minh họa every-news)

Nỗ lực học tập

Ông từ kiến thức cơ bản mà học lên, từng bước vững chắc, tiến bộ từng ngày. Sau khi học hình học Euclid, ông lại nghiên cứu hình học Descartes. Ông so sánh thì thấy hình học Euclid khá hạn hẹp, vì vậy dốc lòng nghiên cứu hình học Descartes, mãi cho đến khi nắm vững những điểm mấu chốt, thấu hiểu toàn bộ. Cũng nhờ quá trình học tập chăm chỉ này mà ông đã phát minh ra định lý nhị thức. 

Một ngày nọ, có một cơn cuồng phong trên bầu trời. Gió gào thét điên cuồng, bụi đất bay tứ tung, bao phủ một vùng rộng lớn; việc này khiến người ta khó mà mở mắt ra nhìn được. Newton cho rằng đây là cơ hội tốt để tính toán chính xác sức gió. Vì vậy ông đã cầm theo dụng cụ và một mình đi qua đi lại trong cơn cuồng phong. 

Ông lảo đảo trong gió bụi, cố hết sức đo đạc. Nhiều lần cát bụi đã bay vào mắt ông, mấy lần gió thổi bay giấy của ông, mấy lần ông đã phải tạm dừng công việc; nhưng khát vọng tri thức của ông thì không hề lay chuyển. Ông cố gắng hết lần này đến lần khác, cuối cùng cũng lấy được số liệu chính xác. Ông rất vui vẻ và vội vàng chạy về nhà, tiếp tục tiến hành nghiên cứu.

Newton phát minh ra gì; Newton những phát minh; Thành công là gì
Newton đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp khoa học của nhân loại (ảnh minh họa Thetimes)

Bí quyết thành công là sự chăm chỉ

Nhờ quá trình không ngừng nỗ lực học tập, Newton đã đặt nền móng vững chắc cho tòa tháp khoa học của mình. Không lâu sau, tòa tháp toán học của Newton đã được xây thành. Toán học vi phân được ông phát minh vào năm 22 tuổi. Đến năm 23 tuổi thì phát minh ra tích phân, đóng góp to lớn cho sự nghiệp khoa học của nhân loại.

Newton là người rất khiêm tốn, không bao giờ tự cao tự đại. Đã từng có người hỏi Newton: “Bí quyết thành công của ông là gì?” Newton đáp: “Nếu như tôi có một chút thành công nhỏ bé nào đó, thì không có bí quyết nào khác ngoài việc chăm chỉ mà thôi!”.

Thiên tài cũng như ngọc trong đá, nếu không mài giũa thì không thể tỏa sáng, bí quyết thành công không gì khác hơn là sự chăm chỉ và quyết tâm đến cùng.

Theo Epoch Times