Trong một lần đến trường của tôi để nâng cao nhận thức về giao thông, ma túy và bạo lực học đường, anh công an huyện có nói một câu mà tôi nhớ mãi: “Khi người ta gây tội ác, họ không nghĩ đến hậu quả. Thậm chí biết rõ hậu quả nhưng vẫn làm vì khi ấy con quỷ lớn hơn con người”.

‘Người ta gây tội ác là khi con quỷ lớn hơn con người’

Sau lần đó, tôi thực sự rất muốn tìm anh ấy để hỏi thêm về hai ‘nhân vật’ “Con người” và “Con quỷ” trong một con người mà anh ấy nhắc đến.

Tôi nghĩ có thể đó là một câu nói từ tiềm thức vọng về, hoặc là câu nói với hàm ý sâu xa; hay đôi khi chỉ là dùng từ quen như thế. Nhưng tôi thấy dùng lối so sánh như thế thật là đúng để nói về phần thiện và ác tồn tại trong mỗi người. 

Con người có Phật tính mà cũng có ma tính, nó như những hạt giống ẩn sâu trong mỗi người, chỉ chờ khi điều kiện hoàn cảnh phù hợp là sẽ nảy nở đâm chồi. Tôi nhớ có một câu chuyện như sau:

Ở địa phương kia có một họa sĩ rất nổi tiếng. Một ngày nọ ông muốn vẽ Phật, nhưng lại không biết tìm ai để làm mẫu. Ông không thể tưởng tượng ra được hình tượng thực sự của Phật sẽ là như thế nào; cũng vì việc này mà ông thường tỏ ra lo lắng, không vui.

Một lần nọ ông lên chùa thắp hương thì vô tình bắt gặp một hòa thượng. Khí chất của vị hòa thượng này đã khiến người họa sĩ chú ý; ông cảm giác có thể thấy phảng phất hình tượng của Phật thông qua vị hòa thượng này. Vì vậy ông đã đi tìm vị hòa thượng đó để nhờ ông ấy làm mẫu; và hứa nếu vẽ xong sẽ cho ông ấy một số tiền lớn. 

Cái thiện và cái ác trong mỗi con người; bản chất con người là gì; Khái niệm về cái thiện và cái ác
Một học viên Pháp Luân Công đang luyện bài công pháp số 5 (ảnh Facebook)

Con người có Phật tính và cũng có ma tính

Bức tranh sau khi hoàn thành đã gây chấn động cả một vùng, danh tiếng của người họa sĩ lại càng vang xa hơn nữa. Sau đó người họa sĩ nói: “Đây là bức tranh đẹp nhất mà tôi từng vẽ; bởi người làm mẫu cho tôi thật quá giống Phật; khí chất thanh thoát an nhiên của vị ấy khiến cho bất kỳ ai cũng phải cảm động”. Người họa sĩ sau đó đã giữ lời hứa và cho vị hòa thượng rất nhiều tiền. 

Một thời gian sau, người họa sĩ lại muốn vẽ ma. Và đây lại tiếp tục là một vấn đề nan giải đối với ông. Ông đã tìm rất nhiều người có vẻ ngoài hung dữ nhưng đều không vừa ý. Cuối cùng ông tìm đến nhà tù để mong có thể tìm thấy một người phù hợp. Và khi nhìn thấy người phạm nhân kia, ông đã vô cùng mừng rỡ; vì người đó toát lên vẻ u ám xấu ác đúng như ông cần.

Tuy nhiên, khi họa sĩ vừa bước tới thì người phạm nhân này lại khóc to lên; người họa sĩ rất ngạc nhiên mới hỏi rõ duyên cớ. Lúc này người phạm nhân mới bình tĩnh lại mà nói: “Tại sao lần trước vẽ Phật ông tìm đến tôi, lần này vẽ ma ông lại vẫn tìm đến tôi là sao?”

Thì ra vị hòa thượng này sau khi nhận được một món tiền lớn từ người họa sĩ thì trở nên lười biếng, chểnh mảng việc tu luyện, dùng số tiền đó ăn chơi. Cuối cùng hoàn tục, rồi sa đọa trong thế gian. Đến lúc hết tiền lại còn đi trộm cướp, kết cục thì bị bắt vào trong tù.

Thành tâm hướng Phật, tu tâm dưỡng tính

cuộc chiến đấu chống lại cái xấu, cái ác của con người; Bài luận về thiện và ác
Một học viên đang đọc sách Chuyển Pháp Luân – Cuốn sách chính chỉ đạo tu luyện Pháp Luân Công (ảnh Facebook)

Có thể thấy phần “con người” và “con quỷ” đều tồn tại trong mỗi người. Chúng ta nuôi dưỡng hạt giống của phần nào thì sẽ cho ra kết quả như thế. Nhưng nhân gian hỗn độn, thật giả lẫn lộn, làm sao để bản tính không bị phai mờ? Làm sao giữ được phần “con người” để không gây tội ác hãm hại người khác?

Lần đó đến trường, anh công an cũng chỉ hướng dẫn cách phòng chống các tệ nạn xã hội. Nhưng tôi nghĩ đó chỉ là cách trị phần ngọn chứ không phải cái gốc của vấn đề. Phải làm sao cho mầm Thiện được nảy nở còn mầm ác bị diệt trừ thì mới là cách hay nhất. Mà để làm được như vậy thì tôi thấy chỉ có tìm đến Phật Pháp, tu tâm dưỡng tính, thường ngày câu thúc hành vi và tư tưởng của bản thân; làm được như vậy thì mới có thể đánh thức được “con người” và khiến “con quỷ” trong mỗi chúng ta ngủ yên.

Xem thêm cùng tác giả: Trồng 1000 cây hoa hồng tặng người vợ tào khang