Thương nhân thời xưa coi trọng đạo đức mà xem nhẹ lợi ích, không kiếm lợi bất chính, dùng lòng nhân từ đối đãi với người khác. 

Không bán gạo xấu

Hồ Sơn là thương nhân buôn bán gạo ở huyện Hấp, Huy Châu; quanh năm kinh doanh ở khu vực Gia Hòa, Hồ Nam. Có một năm, vùng Gia Hòa bị hạn hán nặng. Giá cả lương thực nhanh chóng tăng cao. Mặc dù như vậy, trên thị trường cũng không bị thiếu nhiều lương thực.

Lúc bấy giờ, Hồ Sơn vận chuyển từ nơi khác về một lượng lớn lương thực. Đang lúc chuẩn bị mở cửa bán gạo thì thấy có mấy thương nhân bán gạo đến tìm ông, nói rằng mấy người đã thương lượng rồi, vẫn sẽ theo giá gạo trước kia mà bán, nhưng muốn trộn lẫn một nửa gạo cũ, gạo mốc và gạo vụn vào đó, như vậy mới có thể kiếm lời được.

Hồ Sơn nghe vậy thì kinh ngạc: “Lương thực là thứ để bảo toàn sinh mệnh, làm sao có thể giả dối như vậy được? Trong năm thiên tai, người dân bị nạn đã rất đáng thương. Chúng ta có ăn có mặc, càng phải nên thông cảm với họ. Dục vọng của con người là không có giới hạn; không thể vì lợi cho chính mình mà phản thiên lý được. Tôi tuyệt đối không làm cái việc mất lương tâm này”. Mặc kệ cho mấy thương nhân tiếp tục khuyên nhủ, Hồ Sơn đều nghiêm khắc từ chối.

Kiếm lợi bất chính; Tham lam là gì; Kiếm tiền bất hợp pháp
Không lợi dụng lúc người dân khó khăn mà kiếm lợi (ảnh Zhihu)

Kiên định với ý kiến của mình, không kiếm lợi bất chính

Mấy thương nhân bị từ chối thì vô cùng tức giận. Ngay sau khi Hồ Sơn mở cửa bán gạo thì họ cũng mở cửa bán gạo. Nhưng một đấu gạo họ bán rẻ hơn 5 đồng tiền. Đây là họ muốn bức Hồ Sơn phải thỏa hiệp với họ. Rất nhiều người sau khi mua gạo ở tiệm của Hồ Sơn biết được thì lập tức sang tiệm khác mua; còn chỉ trỏ nói rằng ông lợi dụng cơ hội kiếm lời.

Hồ Sơn biết rõ, họ tuy bán rẻ hơn 5 đồng nhưng vẫn lời rất nhiều. Ông vẫn kiên trì với ý kiến của mình mà không lay động.

Vài ngày sau, có mấy người mua gạo ở cửa tiệm khác đang nhao nhao đòi trả lại gạo. Bởi vì trong gạo có cát, nấu cơm có mùi mốc, mọt gạo cũng rất nhiều. Mấy chủ tiệm gạo liền bao biện rằng gạo đợt mới này đều như vậy. Thế nhưng những người mua gạo ở tiệm của Hồ Sơn lại nói gạo không có vấn đề và ăn rất ngon. Mọi người lúc này mới hiểu ra, họ rủ nhau đến tiệm gạo của Hồ Sơn để mua, cũng khen tiệm gạo của ông là “tiệm gạo lương tâm”.

Mấy tiệm gạo kia lúc đầu thì buôn bán làm ăn rất được, nhưng đến cuối cùng thì thành ra lại bị lỗ rất nhiều.

Kiếm tiền bất chính; Tham tiền của người khác; Chớ tham của người
Không coi trọng đạo đức thì tài sản cũng không thể giữ được (ảnh NTDTV)

Đem tiêu có độc đốt đi

Ngô Bằng Tường là thương nhân buôn bán lương thực trong năm Càn Long, triều đại nhà Thanh. Ông là người ở huyện Hưu Ninh, quanh năm buôn bán ở Hán Dương. Có một năm Ngô Bằng Tường kinh doanh tiêu. Ông đã ký hợp đồng với người ta mua 800 hộc tiêu (800 hộc tương đương với 8 tấn).

Người bán rất nhanh mà mang hàng hóa chuyển đến. Thế nhưng người làm của Ngô Bằng Tường lại phát hiện ra số tiêu này có độc. Về sau thông tin này cũng truyền đến tai người bán. Người bán lo sợ việc bán ra tiêu có độc sẽ bị phát hiện; vì vậy muốn trả lại tiền cho Ngô Bằng Tường và lấy lại số tiêu kia. 

Nhưng nằm ngoài suy nghĩ của mọi người, Ngô Bằng Tường đã từ chối yêu cầu của người bán. Ông không trả lại hàng, cũng không thu lại tiền, mà mang số tiêu đó đốt hết đi.

Có người hỏi tại sao lại làm như vậy, Ngô Bằng Tường mới nói, nếu như người bán lấy lại số tiêu này thì nhất định sẽ lại bán đi lần nữa; như vậy thì sẽ có hại cho rất nhiều người. Vì vậy ông mới đem toàn bộ số tiêu có độc đó đốt đi; chính là muốn tránh tai họa cho người khác. Mọi người nghe xong thì đều rất kính nể ông. 

Kinh doanh coi trọng đạo đức

Lòng tham của con người; Lòng tham của con người là gì; Lòng tham vô đáy
Giao dịch công bằng thì tự nhiên sẽ có được những gì mình đáng có (ảnh starts.umag.hku.hk)

Trong năm Càn Long thứ 48 đến 49, Hồ Bắc gặp hạn lớn, giá gạo tăng nhanh. Vừa lúc đó thì Ngô Bằng Tường vận chuyển từ Tứ Xuyên đến mấy vạn thạch gạo; nhưng ông cũng không có nhân cơ hội này mà tăng giá. Ông dùng giá thấp bán cho người dân, giúp mọi người qua cơn hoạn nạn. Ông không những được người dân khen ngợi mà quan viên địa phương cũng nhiều lần tán dương ông.

Thương nhân thời xưa chịu ảnh hưởng của văn hóa truyền thống nên không dễ mà kiếm lợi bất chính, không vì tham tiền mà làm tổn hại đến người khác.

Theo Vision Times