“Nghĩa” trong văn hóa truyền thống là vô cùng trọng yếu, cũng là một chủng đạo đức tu dưỡng cực kỳ quan trọng của cổ nhân.

“Nghĩa” và “lòng nhân từ” có quan hệ mật thiết với nhau. Từ một loại ý nghĩa nào đó mà nói, “lòng nhân từ” ẩn chứa trong “Nghĩa”, “Nghĩa” là thể hiện bên ngoài của “lòng nhân từ”. Khổng Tử nói: “Quân tử hiểu về điều nghĩa, tiểu nhân hiểu về điều lợi”; “bất nghĩa mà giàu có, đối với ta như phù vân”.

Cự Bá trọng nghĩa, coi thường sống chết 

Vào thời nhà Hán có một người trí thức tên là Tuân Cự Bá. Bởi vì bạn của ông bị bệnh nặng nên ông phải vượt xa ngàn dặm đến thăm. Vừa hay lúc đó có một toán cướp người Hồ đến nhà bạn của ông để cướp của. Người trong thôn đều sợ hãi chạy mất. 

Bạn của Tuân Cự Bá mới khuyên ông rằng: “Nơi này nguy hiểm lắm, ông mau chạy ngay đi!” Tuân Cự Bá lại nói: “Tôi đường xa tới thăm, là muốn chiếu cố ông, làm sao có thể bỏ ông mà đi như vậy được? Việc bôi xấu đạo nghĩa như vậy tôi không làm được”.

Trọng nghĩa khinh tài; Trọng nghĩa là gì; Coi trọng nghĩa là gì
Người quân tử không màng sống chết (ảnh minh họa Zhihu)

Tuân Cự Bá đi ra ngoài nhà và nói với đám cướp: “Bạn tôi bị bệnh, tôi không nhẫn tâm bỏ ông ấy lại, tình nguyện dùng tính mệnh của tôi để đổi lấy sinh mệnh của bằng hữu!”. Bởi vì ông rất chân thành, nói đạo nghĩa, không sợ sinh tử, kết quả là làm cho đám cướp thấy cảm động. 

Tên tướng cướp nói với đồng bọn: “Chúng ta đều là phường bất nghĩa, làm sao có thể cướp đoạt ở nơi có nghĩa như thế này được?” Vì vậy hạ lệnh cho toàn bộ rút lui. Đại nghĩa của Tuân Cự Bá đã hóa giải được tai họa lần này.

Dương Giác Ai giữ nghĩa

Vào thời Xuân Thu, Sở Nguyên Vương sùng nho trọng đạo, chiêu hiền nạp sĩ, nhân tài thiên hạ nghe tiếng mà quy tụ về.

Ở Tích Thạch Sơn, Tây Khương, có một vị hiền sĩ tên là Tả Bá Đào, cha mẹ mất từ nhỏ, nỗ lực đọc sách; có tài tế thế, chí nguyện an dân, nhưng mãi vẫn không ra làm quan. Về sau nghe nói Sở Nguyên Vương mến mộ người có nghĩa, đi khắp nơi cầu hiền sĩ, Tả Bá Đào mang theo một túi sách, từ biệt làng quê, đi đến nước Sở. Đường đi quanh co đến đất Ung, gặp lúc ngày đông giá rét, mưa tuyết mù trời, gió lạnh thấu xương, Tả Bá Đào áo quần ướt đẫm.

Coi trọng tình nghĩa; Coi trọng tình nghĩa là gì; Sống coi trọng tình nghĩa
Tả Bá Đào gặp được tri kỷ giữa rừng trúc (ảnh minh họa Sohu)

Sắc trời dần tối, anh nhìn thấy phía xa trong rừng trúc có một căn nhà lá, le lói một chút ánh sáng. Tả Bá Đào mừng rỡ, vội vàng chạy đến gõ cửa để xin ngủ lại. Không ngờ chủ nhà cũng là một thư sinh, tên là Dương Giác Ai, cha mẹ cũng mất sớm; bình sinh không thể làm gì khác hơn là đọc sách, lập chí báo quốc cứu dân. Hai người nói chuyện hết sức hợp ý, chỉ hận gặp nhau quá trễ, liền cùng nhau kết nghĩa huynh đệ.

Tả Bá Đào chấp nhận hy sinh để bằng hữu đắc được công danh

Tả Bá Đào thấy Dương Giác Ai là một nhân tài, học thức uyên bác, liền khuyên anh cùng đến nước Sở với mình. Dương Giác Ai cũng đang có tâm tư này, vậy nên mang theo một ít lương khô rồi cùng nhau đến nước Sở. Ngày đi đêm nghỉ, lương khô cũng cạn dần, mà tuyết rơi lại ngày càng nhiều, đường sá khó đi. Lúc này Tả Bá Đào mới nghĩ, lương khô nếu để cho một người ăn thì có thể miễn cưỡng đến nước Sở được.

Sống phải coi trọng tình nghĩa; Coi trọng có nghĩa là gì; Quân tử nhất ngôn
Tả Bá Đào tìm cách để Dương Giác Ai có thể đắc được công danh (ảnh minh họa Sohu).

Tả Bá Đào biết học vấn của mình không bằng Dương Giác Ai, vậy nên tình nguyện hy sinh, để cho Dương Giác Ai đạt được công danh. Nghĩ như vậy, liền cố ý ngã xuống đất, rồi nhờ Dương Giác Ai bê một khối đá lớn đến để ngồi nghỉ. Trong lúc Dương Giác Ai đi tìm khối đá mang đến, Tả Bá Đào đã cởi hết đồ nằm trên tuyết, lạnh cóng đến mức chỉ còn thở thoi thóp, Dương Giác Ai kêu khóc thảm thiết. Tả Bá Đào nói Dương Giác Ai lấy áo của mình mà mặc vào, lấy lương khô mang đi, tiếp tục đến nước Sở. Nói xong thì tắt thở.

Người xưa trọng nghĩa, coi thường sống chết

Dương Giác Ai đến nước Sở, được thượng đại phu Bùi Trọng tiến cử với Nguyên Vương. Lúc Nguyên Vương triệu kiến Dương Giác Ai, Dương Giác Ai liền đưa ra 10 kế sách. Nguyên Vương rất mừng, phong cho Dương Giác làm trung đại phu; ban cho vàng bạc trăm lượng, tơ lụa trăm cuộn. Dương Giác Ai từ chối chức quan không làm, muốn đi tìm thi thể của Tả Bá Đào. Sau khi tìm được, Dương Giác Ai liền chọn lấy một nơi để an táng; cũng lưu lại để coi mộ.

Chẳng ngờ, nơi đây cùng với mộ của Kinh Kha cách nhau không xa. Tương truyền, Kinh Kha bởi vì ám sát Tần Vương không thành, sau khi chết thì tinh linh không tiêu tán. Có một đêm, Dương Giác Ai mơ thấy Tả Bá Đào thương tích khắp người đi đến, kể lể về sự hung bạo của Kinh Kha. 

Dương Giác Ai sau khi tỉnh lại, dâng kiếm trước mộ Tả Bá Đào rồi nói: “Kinh Kha đáng ghét, sư huynh ta không đánh lại hắn; vậy để cho tiểu đệ đến giúp huynh”. Nói xong liền tự vẫn. Đêm đó cuồng phong bão táp, sấm sét rền vang, mơ hồ như nghe thấy tiếng hò hét. Đến khi trời sáng thì phát hiện phần mộ của Kinh Kha bị nổ tung.

Sở Nguyên Vương sau khi biết được việc này, cảm thấy nghĩa khí của cả hai đều rất lớn, liền lập cho họ một từ đường Trung Nghĩa; khắc bia ký để ghi lại sự việc; cho đến nay hương khói vẫn không dứt.

Người xưa trọng nghĩa coi nhẹ việc sống chết; vì nghĩa mà có thể sẵn sàng hy sinh bản thân mình.

Theo Epoch Times

Xem thêm video: