Stress nặng sau biến cố phá sản của gia đình, người phụ nữ tột cùng đau khổ gặp được phao cứu sinh
Họa vô đơn chí, chuẩn bị về hưu thì đủ thứ dồn dập đến: công ty gia đình phá sản; con cái gặp nhiều trắc trở; anh em nảy sinh mâu thuẫn gay gắt; bản thân lại bệnh tật…khiến cô Hạnh bị stress nặng. Cô sống những ngày tột cùng đau khổ, phía trước chỉ là một màu đen ảm đạm, bế tắc. Khi đến đỉnh điểm sức chịu đựng, cô may mắn gặp vị cứu thế với tấm lòng từ bi vô lượng đã vớt cô lên trong hoàn cảnh tối khổ ấy; ban cho cô một cuộc đời mới không còn thống khổ, một tâm thái an lạc, bao dung và buông bỏ…
Nội dung chính
Câu chuyện được bắt đầu bằng một nỗi xúc động sâu sắc
Tôi alo cho cô, nói: “Cô ơi, cháu muốn nghe câu chuyện của cô”. Cô Hạnh vui vẻ, thân thiện nói chuyện với tôi. Nhưng khi bắt đầu kể về cuộc đời mình, đầu dây bên kia im lặng, tôi nghe thấy tiếng nghẹn ngào… Tôi thoáng nghĩ “chắc cuộc đời cô rất khổ”, không nghĩ rằng cô vốn bị stress nặng…
Tôi vội hỏi: “Có chuyện gì sao cô?”. Hồi lâu cô mới nói lên lời: “Không có chuyện gì cháu ạ. Tại mỗi lần nghĩ đến vị cứu tinh của cô, Người đã ban cho cô một cuộc đời mới mà không cần báo đáp, cô không sao cầm được nước mắt…”. Cuộc trò chuyện của hai cô cháu thường bị ngắt như vậy mỗi khi cảm xúc của cô kể đến phần được đắc cứu ra sao.
Đây là câu chuyện được ghi chép lại theo lời kể của cô Nguyễn Thị Hạnh, sinh năm 1961; nhân viên lưu trữ đã về hưu, hiện đang sinh sống tại Quảng Nam.
Tuổi thơ thiếu cha và những bài học đạo đức của mẹ
Cô Hạnh kể: Gia đình cô là gia đình cách mạng. Mẹ cô là người phụ nữ hiền lành, kiên cường, có đức tin. Cô còn nhớ, lúc 4-5 tuổi thường được mẹ dẫn đi chùa; lớn hơn cô lại thấy mẹ tu theo cách tại gia. Mỗi khi cô thắc mắc “nhà mình tu đạo gì vậy?”, mẹ luôn nói: “mình tu cái đạo làm người con ạ”.
Mẹ cô tham gia cách mạng từ khi bắt đầu lập gia đình. Cuộc đời cũng đoạn trường và nghiệt ngã…Trong quá trình hoạt động cách mạng, bà bị người cháu rể bên chồng làm mật thám cho địch chỉ điểm. Lúc bà đang di chuyển tài liệu của Liên Hợp Quốc do cấp trên giao phó, bà bị bắt và bị đi tù. Sau khi ra tù bà tiếp tục hoạt động cách mạng. Do hoàn cảnh đặc biệt nên từ nhỏ cô không có ba bên cạnh. Một mình mẹ tảo tần buôn bán vừa nuôi cách mạng vừa nuôi chị em cô khôn lớn.
Ba cô hy sinh năm 1971, năm 1987 mẹ cô qua đời vì bị tai biến; thêm bệnh do vết thương khi bị tra tấn trong tù nên không qua khỏi.
Ngay từ nhỏ cô Hạnh đã không có ba của mình bên cạnh. Bản tính của cô hiền lành, nhút nhát, thậm chí yếu đuối. Cô được thừa hưởng từ sự giáo dục đạo đức của người mẹ nên cô sống rất lương thiện, không làm hại ai hay nói xấu ai…Cô sống bình lặng với mơ ước cuộc đời giản đơn. Cô được học hành, được làm công việc nhẹ nhàng trong cơ quan nhà nước cho đến lúc về hưu.
Biến cố gia đình: Phá sản
Chồng cô thành lập công ty xây dựng gia đình. Do tin tưởng và quản lý không tốt nên có hiện tượng bớt xén, gian lận; quá trình vay mượn để thi công công trình lãi mẹ đẻ lãi con. Lại thêm mất trắng mấy chục tỷ đầu tư vào ngân hàng quốc tế… khiến công ty phá sản hoàn toàn; nhà cửa, đất đai cũng không còn.
“Dậu đổ bìm leo”: gia đình phá sản, bản thân đau ốm, tiền bạc tích lũy bao năm của cá nhân cô hơn tỷ bạc cũng dồn hết cho chồng làm ăn; khi đau ốm không một đồng dính túi. Vợ chồng con trai ly dị; con gái phải xa nhà làm ăn…
Stress nặng và nỗi ám ảnh cái chết
Cô suy nghĩ quá nhiều khiến cho thần kinh căng thẳng đến tột đỉnh. Cô rơi vào trạng thái stress nặng. Mấy năm liền không được một giây phút khỏe mạnh, không muốn giao tiếp với ai dù là người thân hay ai gọi điện thoại đến cô đều không muốn nghe. Trạng thái như bị động kinh, người run rẩy, mệt mỏi, hồi hộp, thở không ra hơi; giống như người suy tim, mồ hôi luôn vã ra như tắm; nóng rần từ bên trong cho đến bên ngoài, giống như bị nước ớt đổ từ trên đầu xuống, nóng bức khó chịu. Toàn thân như bị nhược cơ, tê rần không nhấc nổi đôi chân, không bưng được bát cơm, không quét nổi cái nhà…
Trong đầu hay nghĩ đến cái chết. Mỗi khi ngủ dậy lại nghĩ: “chẳng lẽ sống như thế này chờ chết sao? thấy chết còn sướng hơn sống. Lúc bất lực tự nhủ “mình đã chết rồi”, tưởng tượng đang ngồi cạnh nấm mồ của mình….
Stress nặng, sống không bằng chết, cô Hạnh đi hết các bệnh viện tốt từ Đà Nẵng đến Sài Gòn đều không ra bệnh, uống đủ loại thuốc cũng không đỡ. Người bị stress luôn nghĩ hoặc tìm đến cái chết. Nhưng nhớ lời mẹ dạy, và đọc kinh Phật, cô Hạnh hiểu rằng tội hủy hoại thân thể là nghiệp lớn nhất, hình thần toàn diệt nên không dám tự tử. “Thôi kệ, cuộc đời này sống được chục năm nữa là cùng, cố mà sống”, cô nghĩ vậy.
Vận xui theo nhau đến
Đúng là khi vận xui đến thì theo nhau mà đến. Để trang trải nợ nần, có bao nhiêu tài sản gia đình cô bán hết. Chồng cô làm thêm cũng không hiệu quả, đi làm đã lỗ họ cũng không trả tiền. Còn cô, chịu đựng nổi khổ bệnh tật hơn 4 năm vẫn gượng vậy mà sống. Đầu năm 2019 cô muốn đi làm cho khuây khỏa, rủ thêm người bạn đi cùng, mỗi ngày làm việc 10-12 tiếng cực nhọc trong tình trạng sức khỏe tồi tệ nhưng cô vẫn cố gắng chịu đựng và làm việc.
Thế nhưng trớ trêu, sau gần 7 tháng công ty đó cũng lâm nợ, không trả lương cho cô và người làm theo thỏa thuận ban đầu. Người bạn cũng luôn gây sự, đối xử cô thậm tệ, cô phải lấy tiền túi trả cho bạn một ít…
Vì có nhiều điều khó nói nên cô Hạnh đã không kể hết những nỗi khốn khổ của cô trong giai đoạn này. Tôi hiểu rằng, mỗi người đều trải qua một đời cực nhọc tạo ra của cải để gia đình, con cháu được hưng thịnh. Nhưng khi mất hết, không còn cách gượng dậy, điều đó thật khó vượt qua.
Tình thân không còn giá trị trước đồng tiền
Trong cùng lúc đó trong gia đình lại xảy ra tranh giành tài sản. Khi mẹ cô qua đời, căn nhà nhỏ, dột nát ấy, hai anh trai cô nói rằng: “con Hạnh nó sống và lo cho mẹ từ trước đến giờ, nó có công nên thôi để nhà này nó ở và lo hương khói cho ba mẹ và các anh chị”. Hai người anh đã đồng ý viết giấy từ chối tài sản ngôi nhà này và giao cho vợ chồng cô quản lý.
Sau này vợ chồng cô vay mượn tiền sửa sang lại ngôi nhà, lúc đó vùng quê còn nghèo, đất đai lại rẻ. Hơn 20 năm sau, vùng quê đổi mới, được quy hoạch thành thành phố, đất có giá trị hơn. Hai người anh cùng các cô con gái về đòi đất; những đứa cháu gái xinh đẹp dùng những lời chửi bới cay độc lên cô. Họ có địa vị và khả năng nên đã giành lại mảnh đất và ngôi nhà ấy.
Stress nặng càng thêm nặng
Nỗi khổ chồng lên nỗi đau, đè bẹp trái tim và giày xéo tinh thần cô khi cô vốn là người lương thiện, không tranh hơn thua với đời.
Tuy cô vẫn giận hai người anh và các cháu nhưng cô buông tay. Cô nuối tiếc không phải ngôi nhà mà là tình mẫu tử, huynh đệ, đạo đức gia đình mà mẹ và cô hun đúc, xây dựng bấy lâu nay. Cô cảm nhận sâu sắc đạo đức con người đã bại hoại đến mức độ nào. Tại gia đình cô, đứng trước chút lợi nhỏ nhoi mà bán sạch lương tâm, coi đạo đức con người chẳng đáng một xu; trách chi ngoài xã hội, đầy rẫy những câu chuyện táng tận lương tâm.
Từ câu nói “chị vô phước quá”, cuộc đời chuyển hướng tốt đẹp hơn
Cô Dung, người bạn trước cùng tu 2 pháp môn (Trường năng lượng và Mật tông); mắc bệnh thời gian dài không khỏi nên đã chuyển tập sang Pháp Luân Công, lại khỏi hết bệnh. Thấy Pháp Luân Công quá tốt và thần kỳ nên cả ba chị em đều theo tập; trong đó một chị là hiệu trưởng, một chị là bác sĩ, cô Dung làm ngân hàng.
Cô Dung giới thiệu và đưa sách nhưng cô Hạnh lúc bấy giờ không có tâm trí đọc sách. Hai năm sau bệnh càng trầm trọng, hoàn cảnh lại bế tắc. Cô Dung lại kiên trì đem đài, sách đến nhưng cô Hạnh chỉ thấy một sự trống rỗng và bỏ qua cơ hội. Thấy không chuyển biến, cô Dung nói: “Em thấy chị vô phước quá. Thời gian dài như vậy mà chị không tiếp thụ được Pháp môn này. Dù sao chị là người có tâm đức, hy vọng chị có thể tu theo Pháp môn em đang tu”. Cô bạn không giải thích gì thêm, để lại cho cô một cuốn sách và đài nhắc cô đọc nó.
Tu luyện Pháp Luân Công, khỏi stress nặng
Cô Hạnh kể: Một hôm thấy cô bé hàng xóm chở mẹ đến chỗ học thiền (Cội nguồn ở Tam Kỳ); cô Hạnh nói: “Con chở mẹ đi làm gì cho mất công, không khỏi đâu, cô học nhiều năm rồi nên biết rất rõ, hay con và mẹ học Pháp Luân Công đi, môn này tốt lắm” (mặc dù cô chưa hiểu gì).
Cô ngồi chơi và diễn thuyết về con đường tâm linh và sự huyền diệu của nó. Trước khi về cô bé hỏi có sách Pháp Luân Công không. Cô bảo: “có sách, con đọc, học động tác, thành thạo rồi về dạy cô nhé”.
Mấy ngày sau cô bé sang nhà bảo tập với con. Nghĩ làm người lớn không thể thất hứa, “ừ tập thì tập vậy”. Rồi cô Dung gọi: “Có nhóm học Pháp họ chia sẻ hay lắm, chị nói hắn xuống đó học đi”. Thế là cô Hạnh lại sang bảo con bé đi học, sợ cô bé đi một mình buồn rồi bỏ học, vậy là cô cùng đi; thâm tâm không nghĩ theo pháp môn mới này.
Giấc mơ lạ kỳ
Học được mấy hôm, cô có giấc mơ kỳ lạ, cô nhìn thấy 5 bông hoa sen màu hồng rơi nhẹ nhàng như tuyết xuống người, trông vô cùng huyền diệu và đẹp. Thức dậy cô nghĩ: “ Mình thấy rất rõ ràng, nếu Sư phụ cấp thì cấp Pháp Luân chứ sao là hoa sen, lại có năm cái?”. Giấc mơ này quá đặc biệt đối với cô nên không do dự nữa, cô quyết tâm từ đó tu luyện Pháp Luân Công.
Sự chuyển biến kỳ diệu
Từ khi cô xuất tâm tu luyện theo Chân Thiện Nhẫn của Pháp Luân Công, chỉ trong thời gian ngắn, 1-2 tháng, những điều kỳ diệu xuất hiện.
Cô bị bệnh tiền đình, dạ dày từ lâu; khi tập nó đau dữ dội trở lại. Một lần, cùng bạn xuống chùa Bửu Đức ăn cơm, cô đau bụng dữ dội đến ngồi không nổi, không ăn nổi cơm. Trong tâm cô xin: “Xin Sư Phụ cứu con”; nhưng kịp nghĩ lại: “môn này không được truy cầu, giờ mình cầu, nhỡ sau này bệnh nặng hơn thì làm cách nào”. Vừa nghĩ thoáng qua thì cơn đau biến mất hoàn toàn, nhanh hơn người ta đổ một ly nước. Sau lần đó bệnh dạ dày khỏi hẳn.
Niệm 9 chữ chân ngôn “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”
Lần khác bệnh tiền đình tái phát, toàn thân rất mệt, trời đất, nhà cửa quay cuồng, đảo lộn. Không biết làm cách nào, cô nghĩ: “mình niệm 5 lần 9 chữ chân ngôn rồi dậy đi làm chứ không thể nằm được”. Đọc vừa dứt lần thứ ba: “Pháp Luân Đại Pháp Hảo, Chân Thiện Nhẫn Hảo”, tình trạng đó biến mất ngay tức khắc. Từ đó, bệnh tiền đình khỏi hoàn toàn. Vô cùng thần thánh, chỉ có Phật, Thần mới có thể làm được điều đó. Cô minh bạch chín chữ chân ngôn Đại Pháp thần kỳ đến mức nào.
Stress nặng cũng khỏi lúc nào không hay. Cảm giác buồn phiền, mất ngủ, mỏi mệt, cơ thể rần rần như xát muối, xát ớt đều biến mất khi nào không hay. Toàn thân nhẹ nhõm, khỏe mạnh như thanh niên, tâm trạng luôn vui vẻ. Như một người mới tái sinh vậy…
Họ hàng người thân bước vào tu luyện sau khi cô Hạnh khỏi stress nặng
Quay lại câu chuyện người anh trai đòi đất. Anh cô là công an, bản tính hiền lành nhưng nghe lời anh cả và con gái thứ 3 nên mới làm ra chuyện trái đạo lý. Anh đã ngoài 70 tuổi, bị tiểu đường nặng biến chứng phải mổ tim, vẩy nến khắp người; đi lại nhờ xe lăn và cây nạng 4 chân; đục thủy tinh thể khiến mù một mắt, mắt còn lại 20%. Tháng nào cũng đi viện, ngày nào cũng chích thuốc, cấp cứu liên tục…Nhưng điều kỳ diệu xảy đến sau buổi cô Hạnh đến thăm.
Dù giận anh trai và các cháu nhưng cô Hạnh vẫn lặn lội đến thăm khi nghe tin anh cô cấp cứu. Dịp ấy cô chia sẻ cho cháu gái thứ 2 về Pháp Luân Công rất tốt. Cô cháu út cũng được bạn giới thiệu về sự tốt đẹp của môn. Một hôm hai chị em xuất tâm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và phát tâm ăn chay luôn.
Người anh trai khỏi bệnh – Pháp Luân Công tốt phi thường
“Một niệm tu luyện xuất ra chấn động thế giới mười phương” và “một người tu cả nhà thọ ích”. Điều kỳ diệu xảy đến với chính người cha của hai cháu. Tiểu đường của ông chỉ số luôn trên 15 đột nhiên hạ xuống còn 6.4; vảy nến và tất cả các bệnh khác tự nhiên biến mất; mắt còn lại kịp thời mổ nên khôi phục được thị lực; sau đó bác khỏe mạnh hoàn toàn…
Nếu ai đó đến bệnh viện C Đà Nẵng và những ai biết anh trai cô đều xác thực được điều này. Hiện nay nếu bác uống thuốc thì mê man cả ngày trên giường, còn nếu không uống thuốc thì vui khỏe đi dạo chơi, nói cười bình thường….
Niềm cảm ân sâu sắc dành cho Sư Phụ Lý – Người sáng lập Pháp Luân Công
Cô Hạnh và người anh trai đã khỏi căn bệnh mà y học không có cách chữa khỏi. Minh chứng rằng Pháp Luân Công thật tốt và thần kỳ.
Tôi hỏi: “Cô gửi gắm điều gì không?”. Cô nghẹn ngào nói: “Cô giống như giọt nước tràn ly, chỉ thêm giọt nước nữa là chết; chính lúc ấy, Sư Phụ từ bi vớt cô lên. Những nghiệp nợ cô tạo ra giờ Sư Phụ gánh hết, lại ban cho cô tất cả mà không cần báo đáp. Tuy chưa một lần gặp mặt Sư Tôn nhưng Người luôn từ bi, dẫn dắt cô từng chút từng chút trong tu luyện. Cô không biết nói điều gì, chỉ biết sống tốt, tu tốt bản thân, không phụ sự dạy bảo của Sư Phụ. Sự biết ơn vô hạn mà không bao giờ trả được. Cuộc đời còn lại và mãi mãi nguyện làm một đệ tử chân chính của Sư Phụ”.
Lợi ích tốt đẹp của Pháp Luân Công đến được nhiều người
Cuộc sống cô Hạnh giờ thật hạnh phúc, dù còn nợ nhưng tâm thanh thản. Mọi căn bệnh hành hạ cô giờ khỏi hết, stress nặng không còn, thân thể luôn tràn đầy năng lượng. Gia đình ấm êm, công việc thuận lợi hơn. Những người trước đối xử tệ giờ đều thay đổi thái độ tốt đẹp hơn. Anh trai và các cháu khi nhận được lợi ích từ môn tập, hiểu ra đạo lý đã thay đổi hoàn toàn; đối xử tốt với cô hơn…
Mọi điều tốt đẹp ấy đều đến từ phúc báo khi cô tu luyện Pháp Luân Công. Mong rằng mọi lợi ích tốt đẹp của Pháp Luân Công đến được nhiều người hơn.
Bạn đọc nếu thắc mắc có thể liên hệ cô Hạnh qua số 091 3480178.
Xem thêm: