Khi một người vay tiền người khác nhưng không phải ai cũng luôn ý thức hoàn trả khoản thiếu nợ đó.

Có người nghĩ rằng khi mình vay tiền ai đó, nếu không có giấy tờ, không có người thứ 3 chứng kiến thì việc thiếu nợ chỉ là bản thân mình và người kia biết. Tuy nhiên thực tế lại không phải vậy, thực sự trên đầu ba thước có thần linh, tất cả mọi việc đều được ghi sổ.

Trong mơ bị triệu hồi vì thiếu nợ

Theo ghi chép của Quảng Dị Ký, vào triều nhà Đường có vị tiến sĩ họ Lý, một hôm nằm mơ thấy rất nhiều người đang đuổi theo mình. Trong mộng, ông thấy mình bị đuổi kịp đến khi không còn chỗ có thể trốn, chỉ có thể chạy vào một tòa thành trì. Ông đi qua một con đường có cánh cổng lớn, tiến vào phòng khách, vô cùng nguy nga tráng lệ. Ban đầu, không thấy ai, ông đi thẳng vào trong và ngồi ở góc một chiếc giường lớn. 

Đột nhiên lúc này có một người xuất hiện, cầm gậy tiến tới phía ông vừa đánh vừa mắng: “Ngươi là ma mới ở nơi đâu lại dám ngồi trên giường của Đại vương?”. Vị tiến sĩ vội vàng đứng dậy đi ra cửa. Một lát sau, tiếng ồn ào vọng ra “Đại vương giá lâm”. Khi đó, ông thấy một vị vương giả áo tím đang ngồi uy nghiêm, phía sau có rất nhiều người. Ông hỏi tiến sĩ họ Lý: “Tại sao ông ăn trộm tiền của em rể?”

Ban đầu, vị tiến sĩ có chút bối rối, ù ù cạc cạc không giải thích được. Đại vương thấy vậy hỏi tiếp: “Ông bán cho em rể một con ngựa, vốn chỉ đáng giá 27 kim tiền, sao  lại lấy của anh ta 30 kim tiền, đây không phải là ăn trộm sao?”

Một lát sau, lại có một người mặc quần áo đỏ đi tới, thỉnh cầu giúp vị tiến sĩ: “Người này vẫn còn dương thọ, không thể lưu lại đây, chỉ có thể ra lệnh cho ông ta trả tiền cho em rể”. Nói rồi quay lại nói với họ Lý: “Đại vương cho ông thời hạn mười lăm ngày, đến lúc đó nếu không trả tiền, ông sẽ bị xét xử nghiêm khắc”.

Thiếu nợ dù chỉ một đồng cũng nên trả (Ảnh minh hoạ: Wallpaperflare)

Thiếu nợ – tưởng không ai biết

Vị tiến sỹ họ Lý sau khi tỉnh lại, nhớ tới giấc mộng, cảm thấy hoang đường, nên không tin vào tất cả những điều đó. Hơn mười ngày sau, có một thợ mài gương tới nhà ông, nói có thể bói quẻ. Người nhà ông nhờ bói quẻ đều thấy vô cùng linh nghiệm, nên nói với vị tiến sĩ sự việc này. Nghe vậy, ông đích thân tới gặp người thợ mà chất vấn: “Tiểu nhân nhà ngươi ở đâu mà dám tới đây lừa gạt, mê hoặc người nhà ta?”

Người thợ trừng mắt nhìn ông mà hỏi: “Ông bán ngựa lừa tiền, đại vương hạ lệnh cho ông hoàn trả, nay đã sắp hết thời hạn mà nhà ngươi không trả, đại vương sắp truy cứu rồi, ông còn ở đó mà dám mắng ta?”

Vốn nghĩ tất cả chỉ là sự việc trong mơ, họ Lý không tin đó là sự thật, giờ nhận ra mọi thứ đều là thật, vội vàng cúi đầu quỳ gối xin tạ tội và hỏi duyên cớ. 

Người mài gương nói: “Người mặc áo đỏ đã cứu ông lần trước chính là cụ cố nhà ông. Ông ấy lo lắng ông sẽ bị xét xử trừng phạt nghiêm khắc, nên cử ta đến báo tin trước”.

Tiến sĩ họ Lý lại kiếm cớ thoái thác: “Nhưng em rể tôi đã qua đời rồi, muốn trả tiền cũng không biết trả cho ai”.

Người mài gương nói: “Vậy thì ông bố thí cho người nghèo, hoặc công đức vào chùa và nói rằng đây là để thực hiện lời hứa hoàn trả cho người em rể đã mất, thế là xong”. Họ Lý lập tức làm theo lời người thợ, mang toàn bộ số tiền mang đi bố thí, từ đó ông không mơ thấy bị đuổi xuống âm gian nữa. 

Thời gian trả nợ đang đến gần (Ảnh minh hoạ: Pxfuel)

Có nợ phải trả luôn là pháp lý cần theo

Vị tiến sĩ nọ, sau khi trải qua cuộc gặp gỡ kỳ ngộ bất ngờ, mới thật sự tin vào đạo lý có nợ phải trả. Qua đây cũng có thể thấy, âm tào địa phủ mà người xưa đề cập không phải mê tín mà thực sự có tồn tại. Thực tế, người ta trong đời làm bất kể việc gì dù tốt hay xấu, đều có thiện ác hữu báo tương ứng, thiếu nợ thì phải hoàn trả, nợ bao nhiêu hoàn trả bấy nhiêu.

Vị tiến sĩ trong câu chuyện trên chỉ lấy thêm của em rể 3 kim tiền, mà quan sai dưới âm gian đã coi là kẻ trộm, điều này cho thấy Thần Phật có tiêu chuẩn riêng để đánh giá người tốt xấu nơi nhân gian. 

Theo Secret China