Làm việc trái với lương tâm tưởng không ai biết, nhưng trên đầu ba thước có Thần linh, từng việc thiện ác sẽ được ghi lại không hề sai sót.

Hồn ma hiện về yêu cầu trả nợ

Xưa kia có một người làm việc trong Vương phủ tên là Đông Ngạc Lạc. Về sau ông được phái đến vùng Mã Nạp Tư, thuộc quyền cai quản của Ô Lỗ Mộc Tề (Ürümqi). Vì để tránh cái nóng oi bức vào mùa hè nên ông đã quyết định di chuyển vào ban đêm. 

Giữa đường đến Ô Lỗ Mộc Tề, ông nằm nghỉ một chút ở dưới gốc cây. Khi đó có một người đàn ông đột ngột xuất hiện đến gặp ông và tự giới thiệu mình là Lưu Thanh, cấp dưới của Trần Trúc Sơn. Sau một hồi lâu nói chuyện, Lưu Thanh có một thỉnh cầu: “Mong ông giúp tôi chuyển lời nhắn tới người đầy tớ tên Hỉ Nhi ở phủ quan là trả tôi 300 đồng, vì tôi đang trong hoàn cảnh khó khăn.”

Ngày hôm sau, Đông Ngạc Lạc thấy Hỉ Nhi và chuyển lời nhắn của Lưu Thanh. Hỉ Nhi đổ mồ hôi đầm đìa và khuôn mặt đầy nét sợ hãi. Đông Ngạc Lạc thắc mắc và hỏi anh ta có chuyện gì xảy ra. Hỉ Nhi kinh hãi đáp: “Lưu Thanh đã chết vì bệnh từ lâu rồi.”

Người đang làm, Trời đang nhìn

Trái với lương tâm; Sống trái với lương tâm; Thương thiên hại lý
Có nợ thì phải trả, đó chính là Thiên lý (ảnh minh họa pinterest)

Vốn là Trần Trúc Sơn thấy Lưu Thanh đã làm việc chăm chỉ và thận trọng khi còn sống nên đã ban thưởng 300 đồng cho anh ta sau khi chết. Sau đó ông nhờ Hỉ Nhi chuẩn bị tiền giấy và cúng tế Lưu Thanh để tỏ lòng kính trọng. Hỉ Nhi biết rằng Lưu Thanh không có họ hàng thân thích để cúng viếng nên đã biển thủ tiền bạc; nghĩ rằng sẽ không ai phát hiện ra điều này. Nhưng giờ đây, Hỉ Nhi lại bị một hồn ma yêu cầu trả nợ.

Trần Trúc Sơn không bao giờ tin vào chuyện nhân quả cho tới khi nghe tin này. Ông nói trong sợ hãi: “Những gì Lưu Thanh nói không thể là dối trá và nó hoàn toàn là sự thật. Tôi từng tin rằng người ta sợ bị bắt khi làm điều xấu nên chỉ làm nếu không ai phát hiện ra. Tới bây giờ tôi mới biết việc cho rằng ma quỷ không tồn tại là sai lầm. Với những ai đã làm điều xấu, tôi cảm thấy lo lắng cho họ.”

Mắt Thần như điện, con người làm gì cũng không thể che giấu Thần linh; cố tình làm việc trái với lương tâm thì chẳng qua cũng là đang tự lừa dối chính mình mà thôi.

Phỉ báng Đại Pháp, trời đất không dung

Ngày 20/7/1999, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân đã phát động một cuộc đàn áp tàn bạo đối các học viên Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp). Ông ta đã sử dụng đến mọi nguồn lực của quốc gia nhằm xóa sổ hoàn toàn Pháp Luân Công. Nhưng trải qua hơn 20 năm mưa gió, các học viên Pháp Luân Công vẫn kiên định với đức tin của mình; số người theo tập ngày càng đông. Đây là minh chứng rõ ràng nhất cho chân lý ‘tà không thể thắng chính’; triển hiện ra sự vĩ đại của Phật Pháp.

Thương thiên hại lý nghĩa là gì; Nhân quả báo ứng hiện đời; Nhân quả báo ứng là gì
ĐCSTQ không ngừng đàn áp Pháp Luân Công hơn 20 năm qua (ảnh Falundafa.gr)

Còn đối với những người tin theo sự lừa dối của ĐCSTQ mà bức hại các học viên Pháp Luân Công thì lại nhận kết cục rất bi thảm. Có một thầy giáo dạy vẽ tại trường trung học mỹ thuật 68 tên là Trương Đồng Hưng. Ông đã tổ chức cho học sinh ký tên để phỉ báng Pháp Luân Công. Hơn nữa ông còn vẽ những bức tranh châm biếm nhằm đả kích và chửi rủa Pháp Luân Công. 

Kết quả là vào ngày 11 tháng 8 năm 2003, trong khi Trương Đồng Hưng đang câu cá thì một trận bão đột ngột kéo đến, ông ta đã bị sét đánh trúng và chết ngay tại chỗ. Sau khi bị sét đánh thì thân thể của Trương Đồng Hưng bị chảy máu ở phần gáy; tóc bị cháy xém, mũ và chỗ quần áo trước ngực bị sét đánh ra những lỗ thủng to bằng cái bát, phần vải xung quanh đó cũng đều bị cháy.

Làm việc trái với lương tâm, nhận kết cục bi thảm

Nhân quả báo ứng có thật; Nhân quả báo ứng ba đời; Nhân quả nghiệp báo
Pháp Luân Công được thế giới ủng hộ nhưng lại bị đàn áp ở Trung Quốc (ảnh Theepochtimes)

Một trường hợp khác là Châu Lập Ba – giám đốc Đồn Cảnh sát Cổ Tự Trấn ở quận Giang Tân, thành phố Trùng Khánh. Năm 40 tuổi, ông đã bị mắc bệnh ung thư da và chết trong đau đớn vào ngày 26/12/2010. Vị bác sĩ chứng kiến cái chết của ông ta đã kể lại rằng, trước khi chết ông ấy đã kêu lên: “Tôi sẽ không đàn áp Pháp Luân Công nữa. Xin hãy tha thứ cho tôi! Tha thứ cho tôi!…”

Với một người vô Thần như Châu Lập Ba, tại sao ông ta lại biết là vì bức hại Pháp Luân Công mà ông phải chết trong đau đớn như vậy? Chắc hẳn là lúc cuối đời ông ta đã được nhìn thấy điều gì đó; đến lúc đó ông ta mới biết nhân quả báo ứng là có thật.

Đây chỉ là 2 ví dụ cụ thể trong hàng chục ngàn trường hợp phải nhận báo ứng vì bức hại Pháp Luân Công. Có người không tin và cho đây chỉ là sự ngẫu nhiên; nhưng tại sao những người bức hại Pháp Luân Công lại lần lượt bị cách chức, bị bệnh qua đời, nhảy lầu tự tử v.v. Có lẽ mọi người cũng nên suy nghĩ về sự ‘trùng hợp’ này một cách cẩn thận hơn.

Có câu “Thiếu tiền đền tiền, thiếu mạng đền mạng”, làm việc trái với lương tâm, thương thiên hại lý thì nhất định sẽ bị báo ứng.