Dạy con ngay từ khi còn nhỏ luôn là một việc khó khăn và phức tạp. Bởi có những cách dạy sai sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tương lai và tính cách trẻ nhỏ. Sử dụng phương pháp “thương cho roi cho vọt” có còn hợp lý? Dưới đây là 5 cách dạy con hữu ích.

Mọi người thường nói, yêu cầu nghiêm khắc một chút sẽ luôn có lợi. Tuy nhiên, đôi khi nghiêm khắc quá lại không thể mang lại điều tốt con mình. Câu chuyện về vị hoàng đế thời Bắc Chu dưới đây có lẽ đáng để suy ngẫm và cân nhắc khi nôn nóng muốn dùng đòn roi để dạy con cái.

Chu Vũ Đế dạy con bằng đòn roi

Chu Vũ Đế là ai?

Trong quá khứ, các vị hoàng đế rất coi trọng việc lập thái tử. Năm đầu Kiến Đức thời Bắc Chu (572), Chu Vũ Đế Văn Ung. Sau khi đích thân đến cúng tế tổ miếu, lập tức bổ nhiệm Lỗ Quốc Công Vũ Văn Vân làm thái tử.

hán vũ đế dạy con
Chu Vũ Đế là người có ảnh hưởng lớn trong sự phát triển của Nho giáo thời bấy giờ (ảnh: tourtrungquoc)

Thân là hoàng đế, Vũ Văn Ung lại chủ trương tiết kiệm. Ông thường mặc áo choàng bằng vải, đắp chăn bông vải. Ông cũng không có bất cứ đồ trang sức bằng vàng bạc nào. Cung điện của ông cũng rất mộc mạc. Rường cột chạm trổ ban đầu ông đều hạ lệnh thay thế toàn bộ.

Ngay cả bậc tam cấp cũng được lệnh làm bằng đất. Phi tần trong hậu cung tổng cộng chỉ khoảng hơn mười người. Không những vậy, rất nhiều việc trong cung ông đều địch thân làm. Ngay cả việc thao luyện cho quân sĩ cũng vậy.

Trèo đèo lội suối, gian khổ tập luyện, ông đều dẫn mọi người làm theo. Quân sĩ đều cảm thấy không chịu nổi nhưng ông lại có thể chịu được. Khi đánh trận, ông cũng đích thân chỉ huy. Hằng ngày, ông cũng rất quan tâm quân sĩ. Lần nọ, khi nhìn thấy một binh sĩ đi chân đất, ông bèn cởi ủng của mình và đưa cho anh ta. Là một vị hoàng đế, có thể làm được như vậy thực sự làm vô cùng hiếm có và trân quý.

Chu Vũ Đế dạy con như thế nào?

Sau khi Vũ Văn Vân được lập làm thái tử, vì lo lắng con không đảm nhiệm được trọng trách quan trọng khi kế thừa ngai vàng, Chu Vũ Đế đối với con vô cùng nghiêm khắc. Vốn bản tính nghiêm nghị, cộng thêm một tầng lo lắng như vậy. Vì thế, việc ông đối đãi quán giáo thái tử nghiêm ngặt.

Mỗi ngày, cũng giống như các quan đại thần khác trong triều,Thái tử đều phải vào chầu mỗi sáng. Dù là mùa đông lạnh lẽo hay dưới cái nắng khắc nghiệt oi bức cũng không được phép nghỉ ngơi. Thái tử ham thích uống rượu. Chu Vũ Đế cho rằng uống rượu không tốt nên nghiêm cấm không cho phép.

Mỗi khi Chu Vũ Văn phạm lỗi, ông không chút nuông chiều. Ông luôn quở trách, đánh mắng. Ông nhắc nhở con trai: “Từ xưa đến nay, việc thái tử bị phế rất nhiều. Lẽ nào con cũng không thể làm thái tử?”. Để đốc thúc con trai tốt hơn, ông lại phái quan trông coi sự vụ ghi chép lời nói, việc làm của thái tử và bẩm báo lại ông theo tháng.

Chu Vũ Đế cho rằng làm như vậy có thể bảo đảm thái tử sẽ có hành vi đoan chính, đảm đương kế thừa ngôi vị hoàng đế. Tuy nhiên ông không ngờ rằng sự việc đều trái với những gì ông muốn. Ông càng yêu cầu nghiêm khắc với con trai như vậy hiệu quả thu được lại hoàn toàn trái ngược.

Dùng đòn roi dạy con có thật sự hiệu quả?

dạy con
Mỗi trận đòn đều sẽ ảnh hưởng tiêu cực lên sự phát triển của trẻ (ảnh: iStockphoto)

Thái tử vì sợ oai phong của cha nên bề ngoài cố ý sửa lời ăn tiếng nói của mình. Mục đích che giấu tính xách xấu xa thực sự. Sau lưng cha vẫn không thay đổi thói hư tật xấu. Những điều Chu Vũ Đế nghe thấy đều là lời nói và việc làm tốt của con trai. Vì thế, ông cho rằng quả nhiên thái tử phẩm chất đoan chính đáng tin cậy nên vô cùng yên tâm.

Sau khi Chu Vũ Đế qua đời, thái tử kế thừa ngôi vị liền không chút kiêng kỵ muốn làm gì thì làm đó. Hoàng tử thay đổi chế độ tiết kiệm vốn có của cha, ham mê tửu sắc, tìm kiếm mỹ nhân khắp thiên hạ để làm phong phú hậu cung của mình. Vũ Văn Vân lại vô cùng cuồng vọng tự cao tự đại.

Vì sợ quần thần ngày càng khuyên nhủ nhiều hơn. Ông thường xuyên cử người thân tín bên cạnh đi làm các nhiệm vụ đặc biệt như theo dõi các quan đại thần. Quan lại chỉ cần có chút không tuân theo, ông liền thêm tội danh cho họ để trừng phạt nặng nề. Nhiều vị đại thần thậm chí còn bị trục xuất và cách chức. Họ chỉ hy vọng sống sót sau khi Vũ Văn Vân bị hãm hại.

Triều thần từ công khanh trở xuống, hầu như ai cũng đều từng bị ông dùng roi trừng phạt. Mỗi lần đánh đều lấy giới hạn 120 roi. Ngay cả những phi tần, thê thiếp được ông sủng ái, chỉ cần phạm lỗi hoặc không làm đúng ý vẫn phải nhận trừng phạt bằng đòn roi.

Cách giáo dục con an toàn và hiệu quả

Trong suốt cả cuộc đời, ông không phải là một hoàng đế tốt. Sự giáo dục vất vả của Chu Vũ Đế dành cho con trai có thể nói không những không đạt kết quả. Ngược lại còn dưỡng thành thói quen che giấu bản tính xấu của con.

Giáo dục con cái cần sự tỉ mỉ và chu đáo khiến con hiểu từ trong tâm chứ không phải là dùng đòn roi đánh đập thị uy.
Có thể có một số cách giáo dục an toàn và hiệu quả cho con như sau:

Từ cho phép lựa chọn đến hình phạt


Đôi lúc trẻ cũng bướng bỉnh không nghe lời. Lúc này các bậc cha mẹ có thể suy nghĩ những biện pháp thay thế hình phạt như: Chỉ ra lỗi lầm của chúng. Cha mẹ hãy thể hiện cảm giác của mình đối với việc con cái làm. Hơn nữa, có thể nói lên kỳ vọng của mình vào con. Hãy chỉ cho chúng sách sửa chữa. Khi đưa ra lựa chọn cho trẻ cũng là để trẻ thấy trách nhiệm bằng hình phạt.

bằng đòn roi
Khi cha mẹ quát mắng con cái, họ sẽ mang đến những gợi ý tâm lý tiêu cực tới con cái (ảnh: vnexpress)

Thường xuyên trò chuyện cùng con

Tạo dựng môi trường giao tiếp trong gia đình thân thiện gần gũi như những người bạn. Động viên để trẻ nói ra những vấn đề vướng mắc và giúp con vượt qua thay vì đánh mắng. Môi trường thân thiện sẽ giúp trẻ dễ dàng bôc lộ suy nghĩ, tình cảm của mình.

Cho con thời gian và không gian suy ngẫm

Hãy cho con một không gian và thời gian nhất định để suy ngẫm cách ứng xử của bản thân. Trẻ sẽ tự biết mình đã sai ở đâu. Sau khi con đã nhận ra bạn nên bao dung không nhắc lại lỗi đó.
Lấy đi một món đồ con yêu thích: Hãy chia sẻ để con hiểu nếu bé không ngoan sẽ mất đi một món đồ mình yêu thích.

Hãy để con được giãi bày cảm xúc

Vì sao cha mẹ không nên nói dối con cái?
Cha mẹ hãy để cho trẻ được giãi bày cảm xúc của mình (ảnh Adobe Stock)

Một trong những bài học quan trọng khi còn nhỏ là trẻ phải biết diễn đạt cảm xúc, suy nghĩ của mình. Đôi lúc những suy nghĩ ấy rất trẻ con nhưng đó là điều cần thiết cho tài năng nói sau này của chúng. Trẻ phải học qua thực tế mới hiểu được thế nào là buồn vui, mất mát. Cha mẹ hãy giúp trẻ diễn đạt bằng cách lắng nghe con nói.

Tán thưởng nỗ lực của trẻ

Khen ngợi đúng lúc sẽ giúp trẻ tự tin hơn trong cuộc sống. Những đứa trẻ lớn lên trong gia đình – nơi tôn trọng những điều tốt đẹp nhất của chúng thì sẽ có nhiều khả năng tự đánh giá tốt về mình. Vì thế chúng dễ đương đầu với thử thách trong cuộc sống, dễ đặt ra những mục tiêu cao hơn so với những trẻ không có may mắn trên.

Theo Visiontimes