8 năm vàng là những mốc quan trọng trong cuộc đời của trẻ, với mỗi năm cha mẹ lại cần dạy cho trẻ những kỹ năng khác nhau.

Bài viết này sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ những quy luật trong “8 năm vàng” của trẻ để có những kỳ vọng hợp lý, kịp thời, đặc biệt khi con gặp khó khăn, phiền toái. Sau khi hiểu được những quy luật này, cha mẹ sẽ yên tâm và bớt lo lắng hơn. 

Sau đây là “8 năm vàng” trong cuộc đời của một đứa trẻ, cha mẹ hãy cùng điểm qua những điểm mấu chốt trong quá trình rèn luyện của con mình qua từng năm. 

1 tuổi – là năm không thể thiếu trong việc bồi dưỡng sự an toàn cho trẻ 

Khi đứa trẻ được 1 tuổi, điều cha mẹ nên làm là chơi với con nhiều hơn. Điều này tốt hơn bất cứ kiến ​​thức sáo rỗng nào. Bởi vì, ở giai đoạn này đứa trẻ đã học được nhiều điều quý giá hơn, biết rằng mình được yêu thương, biết rõ mình là kho báu quý giá nhất của cha mẹ, biết rằng sẽ có người giúp đỡ mình, biết rằng mọi thứ trên đời này đều thật tươi đẹp. 

8 năm vàng của đứa trẻ là gì;
Điều cha mẹ nên làm trong giai đoạn này là chơi với con nhiều hơn (ảnh: Huggies)

Đứa trẻ trong giai đoạn sơ sinh và chập chững biết đi hàng ngày phải đối mặt với những thất bại và khó khăn. Ở độ tuổi còn nhỏ, chúng phải làm mọi thứ có thể để học cách làm những việc mà sức lực của chúng chưa thể làm được. Chúng đặc biệt thích ai đó bên cạnh mình, chú ý đến hành vi của mình, trêu chọc cho chúng vui vẻ, nói chuyện và chơi với chúng một cách tự nhiên nhất, để chúng cảm thấy an toàn và phát triển một cách thuận lợi hơn. 

Điều chúng ta nên làm nhất trong giai đoạn này là kiên nhẫn bao dung hơn với đứa trẻ. Đồng thời, nuôi dưỡng cảm giác tin tưởng và hạnh phúc của đứa trẻ trong suốt cuộc đời. 

2 tuổi – là năm không thể bỏ qua để phát triển khiếu hài hước cho trẻ

“Khiếu hài hước” là một phần quan trọng để thể hiện cá tính thu hút của một người. 2 tuổi rưỡi là thời điểm tốt nhất để trau dồi khiếu hài hước cho đứa trẻ. Lúc đó, đứa trẻ đã rời khỏi vòng tròn của riêng mình và hòa nhập với đám đông. Khi những người khác cười, đứa trẻ cũng sẽ cười theo. Khi ở cùng người lớn và những bạn nhỏ khác, đứa trẻ sẽ chủ động mỉm cười với người lớn như một cách giao tiếp với người lớn. Khi nhìn thấy những điều không nhất quán và không phù hợp, đứa trẻ sẽ cảm thấy rất buồn cười.

làm gì trong 8 năm vàng của đứa trẻ; làm sao tận dụng tốt 8 năm vàng của đứa trẻ
Khi nhìn thấy những điều không nhất quán và không phù hợp, đứa trẻ sẽ cảm thấy rất buồn cười (ảnh: Scr)

Cha mẹ nên chú ý mở rộng sở thích của trẻ và tăng thêm những tình huống hài hước. Khiếu hài hước mạnh mẽ có thể loại bỏ rất nhiều căng thẳng và rắc rối cho đứa trẻ, đồng thời có thể mang lại lợi ích cho trẻ cả đời. 

3 tuổi – là năm không thể bỏ qua để ươm mầm sức sáng tạo cho trẻ

Khả năng sáng tạo của trẻ bắt đầu nảy mầm khi trẻ lên 3 tuổi. Khả năng sáng tạo của chúng bắt nguồn từ lòng hiếu kỳ và tố chất hoạt bát hiếu động. Chỉ cần có môi trường thích hợp và cơ hội khơi gợi hứng thú thì tiềm năng của trẻ sẽ tự nhiên được phát huy tối đa.  

Để trẻ trau dồi khả năng sáng tạo, bạn có thể để trẻ thêu dệt nên những câu chuyện, vẽ tranh bằng bút chì màu, nhào bùn và khuyến khích trẻ. Bạn có thể cố tình không kể phần cuối khi kể chuyện cho trẻ nghe và để trẻ tự mình suy nghĩ. Hay bạn có thể cắt ra những bức tranh đẹp trên tạp chí và để đứa trẻ tự mình sáng tạo những câu chuyện dựa trên những bức tranh này.

Những thực hành này giúp trẻ suy nghĩ tích cực. Từ đó, phát triển trí tưởng tượng, đặc biệt là nâng cao khái niệm logic của trẻ. Bạn cũng có thể trồng các loại hoa cỏ, nuôi những động vật nhỏ và thường xuyên đưa đứa trẻ ra ngoài dạo chơi, cũng là cách có thể truyền cảm hứng cho sự sáng tạo của trẻ.

4 tuổi – là năm trẻ phát triển nhanh về ngôn ngữ

Ngôn ngữ là một trong những sở thích của đứa trẻ 4 tuổi. Đứa trẻ sẽ đột nhiên trở nên thích nói chuyện vào giai đoạn này.

Cha mẹ đừng nên chê cười với những lỗi sử dụng ngôn ngữ của trẻ. Nếu không thì trẻ sẽ cảm thấy lo lắng vì sợ mắc lỗi, thậm chí có thể nói cà lăm hoặc không chịu nói. Bạn có thể sửa lại cho trẻ bằng cách lặp lại những gì trẻ nói theo cách đúng. Nhưng bạn không nên nhấn mạnh sai lầm của trẻ. 

8 năm vàng của đứa trẻ là gì; 8 năm vàng của trẻ quan trọng như thế nào
4 tuổi là độ tuổi mà trẻ thích đặt câu hỏi (ảnh: Tintuconline)

4 tuổi cũng là độ tuổi mà trẻ thích đặt câu hỏi. Đứa trẻ có vô số câu hỏi “tại sao”, một số thì háo hức muốn biết những điều mới lạ, một số thì để tìm niềm vui, còn một số thì biểu thị sự từ chối. Tất nhiên, điều quan trọng nhất là mong muốn tìm kiếm kiến ​​​​thức, vì vậy hãy cố gắng làm chúng hài lòng.

5 tuổi – là năm trẻ có mối quan hệ thân thiết và hòa thuận nhất với cha mẹ

Trẻ 5 tuổi có thể kiểm soát hành vi của mình, làm những gì có thể, hòa đồng và thân thiết với người khác. Giai đoạn này trẻ rất gắn bó với người mẹ, điều trẻ thích làm nhất chính là khiến mẹ vui, lời mẹ nói là “khuôn vàng thước ngọc”, lời khen ngợi và khẳng định của mẹ đối với trẻ rất quan trọng.

8 năm vàng của trẻ quan trọng như thế nào; làm sao tận dụng tốt 8 năm vàng của đứa trẻ
Trẻ 5 tuổi có mối quan hệ thân thiết và hòa thuận nhất với cha mẹ (ảnh: Vietnamnet)

Bởi vì một đứa trẻ 5 tuổi cho rằng mẹ của mình nhất định rất thấu hiểu mình. Cho nên, đôi khi trẻ sẽ lầm tưởng rằng mẹ của mình phải biết mình nghĩ gì. Khi nói chuyện với mẹ, trẻ thường không đủ kiên nhẫn để nói hết những gì cần nói ngay lập tức. Sau đó, trẻ lại giận giỗi mẹ vì mẹ không hiểu hết những gì mình muốn nói. Cho nên, suy nghĩ của người mẹ phải đủ nhanh để kịp thời phản hồi trẻ.

6 tuổi – là năm trẻ có mâu thuẫn nội tâm nổi bật nhất 

Đó có thể là độ tuổi mà quan hệ giữa mẹ và con gặp nhiều khúc mắc nhất. Khi trẻ 5 tuổi thì mẹ là trung tâm của cả thế giới. Nhưng đến 6 tuổi thì trung tâm của thế giới lại trở thành chính đứa trẻ. Khi trẻ trở nên trưởng thành và độc lập hơn, nó muốn phá vỡ thế cân bằng cũ và xây dựng vương quốc độc lập của riêng mình. 

Một mặt, đứa trẻ rất yêu quý và cần có mẹ, không thể sống thiếu tình thương và sự chấp nhận của mẹ. Mặt khác, đứa trẻ lại khao khát được tự lập, vậy nên chúng thường đẩy mẹ ra. Điều này khiến cuộc sống của cả đứa trẻ lẫn người mẹ đều rất khó khăn. 

Khi đứa trẻ nổi cơn tam bành hoặc quan hệ giữa mẹ con sắp xuất hiện vấn đề lớn, người cha sẽ xuất hiện và cứu cả gia đình khỏi tình trạng khó khăn này.

7 tuổi – là năm trẻ bắt đầu phát triển tư duy trừu tượng 

Trẻ 7 tuổi thường coi mình là trung tâm của thế giới và bất cứ thứ gì chuyển động đều có sinh mệnh.  Đứa trẻ cũng hiểu rằng sự xuất hiện của một số sự vật có liên quan đến mong muốn của mình: “Tôi muốn trời mưa thì trời sẽ mưa”. Thậm chí, trẻ còn tin rằng các vật thể, hiện tượng tự nhiên đều có cảm xúc và suy nghĩ như con người. Trẻ cũng sẽ cho rằng có phép màu tồn tại.

làm sao tận dụng tốt 8 năm vàng của đứa trẻ
8 năm vàng sẽ quyết định 80% tương lai trẻ (ảnh: Vnexpress)

Sự phát triển của tư duy trừu tượng cho phép trẻ nhìn thấy cả sự tương đồng và khác biệt giữa các đối tượng. Đứa trẻ có thể hiểu rằng việc thay đổi hình dạng của vật chứa không gây ra sự thay đổi về số lượng và trẻ bắt đầu hiểu ý nghĩa về số lượng. Nếu bạn xếp 10 viên sỏi thành một hàng và xếp 8 viên sỏi cách xa nhau một chút thành một hàng có cùng chiều dài, đứa trẻ có thể biết hàng nào có nhiều viên sỏi hơn. 

8 tuổi – là năm trẻ có suy nghĩ truy cầu danh lợi phát triển

Trẻ 8 tuổi đã có thể bắt đầu suy nghĩ về nhiều vấn đề. Tư duy và ngôn ngữ được phát triển đầy đủ, khả năng phán đoán được nâng cao và có thể vận dụng tư duy logic đơn giản để rút ra kết luận nhất định.

Một sự thay đổi quan trọng nữa về tư duy là: Đứa trẻ 8 tuổi không còn tin vào vạn vật đều có linh như trước đây nữa. Bây giờ, trẻ ngày càng nhận thức rõ hơn về sức mạnh khách quan của tự nhiên. Về ngôn ngữ, đặc trưng của trẻ 8 tuổi là khéo ăn nói. Mặc dù vẫn chưa thể hoàn toàn thành thật, nhưng trẻ đã có thể phân biệt được tưởng tượng với thực tế. 

8 năm vàng của trẻ sẽ trôi qua nhanh chóng, các bậc cha mẹ hãy trân quý khoảng thời gian cùng con trưởng thành và có cách dạy dỗ cho hợp lý.

Theo Aboluowang