Con bị mất kiểm soát, người mẹ trong tuyệt vọng tìm thấy ánh sáng
Tôi là Hoàng Diệu Lan, sinh năm 1972, làm nghề kinh doanh vận tải tại Hà Nội. Tôi xin chia sẻ câu chuyện về chặng đường gian khổ tìm phương pháp giáo dục đứa con bị mất kiểm soát của mình. Từ một người mẹ tuyệt vọng tôi đã tìm thấy con đường hạnh phúc.
Nội dung chính
Đau khổ vì con
Tôi là bà mẹ đơn thân có một con trai 10 tuổi, vợ chồng chúng tôi chia tay nhau khi cháu chưa đầy năm. Con trai tôi là một cậu bé nhanh nhẹn, thông minh, hiếu động, cá tính, rất nhạy cảm và hơi mất tập trung. Hoàn cảnh của tôi như vậy nên tôi rất mong muốn rèn giũa cháu nên người có kỷ luật.
Nhưng khi cháu càng lớn, tôi nhận thấy khoảng cách giữa hai mẹ con càng ngày càng xa cách. Năm lên 9 tuổi, cháu liên tục mất trật tự trong giờ học, luôn gây sự chú ý. Một lần, do cô giáo phạt cháu không công bằng, cháu đã không phục tùng cô và cháu đã bị cô giáo cô lập với các bạn và đánh cháu chảy máu tay.
Từ đó, cháu luôn cố tình hành động ngược lại, luôn gây gổ, đánh bạn và không kiềm chế được hành vi cảm xúc. Cô giáo liên tục gọi tôi đến trường đón con về, con tôi thì vùng vằng bỏ đi, khóc lóc và giận dữ. Thậm chí cháu còn nổi xung lên đánh cả tôi và không nói chuyện với mẹ.
Tôi cảm thấy kiệt sức vì con, tôi không có cách nào tiếp cận được với con, sức khỏe và tinh thần tôi giảm sút nghiêm trọng. Tôi bị bệnh đại tràng, mất ngủ và có triệu chứng của bệnh tiền đình, thiếu máu… nhưng tôi phải bỏ qua bệnh tật của mình để tập trung giải quyết các vấn đề cho con.
Cả mùa hè năm 2017, tôi đưa cháu đi khám khắp nơi. Tôi bỏ hết cả công việc tập trung chạy chữa tâm lý cho cháu, cho cháu hoạt động thể thao nhiều hơn. Kết quả là cháu có đỡ hơn một chút vì không bị áp lực việc học, nhưng không hết được vấn đề kiềm chế hành vi cảm xúc. Bác sĩ khuyên tôi nên cho cháu uống thuốc để giảm sự hưng phấn, nói nôm na là thuốc dùng cho bệnh động kinh…
Tôi khóc hết nước mắt, xót xa và tuyệt vọng vô cùng!
Người mẹ tìm thấy ánh sáng hy vọng
Trong sự cùng cực như vậy, ý chí mãnh liệt trong tôi trỗi dậy, quyết tâm không đầu hàng số phận. Tôi tự nhủ, không thể để con mình uống thuốc. Tôi vẫn hy vọng có phép màu nào đó giải thoát cho mẹ con tôi.
Đúng lúc đó thì cô tôi đã đến giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho tôi. Tôi nghĩ rằng mình thử tìm đến phương pháp thiền định, cải thiện chính mình rồi đến con mình; xem có giúp ích được gì cho cuộc sống bế tắc của hai mẹ con tôi. Từ đó tôi bước vào tu luyện Đại Pháp.
Thời gian đầu, tôi đều đặn đến công viên luyện công, tham gia hai lớp 9 ngày liên tục và học Pháp nhóm cùng các bạn đồng tu. Khi học Pháp tôi hiểu rằng, “đây là môn tu Phật, một người tu thì cả nhà được thọ ích”.
Cuộc sống của mẹ con tôi thay đổi theo chiều hướng tích cực ngay từ tuần đầu tiên tôi bước vào tu luyện. Con tôi tập trung học hành chăm chỉ, tâm tính thay đổi hoàn toàn, dần dần kiểm soát được cảm xúc và đặc biệt là quan tâm đến mẹ nhiều hơn. Cứ đều đặn, sáng sớm, tôi đến công viên luyện công, hết bài 4 tôi về nhà để đưa cháu đi học, ở nhà cháu đã chuẩn bị đồ ăn sáng cho hai mẹ con và tự sửa soạn sách vở.
Đắc thọ ích nhờ Đại Pháp
Khi chăm lo cho con trai, tôi cũng quên cả bệnh tật của mình. Thật kỳ lạ, sau khi học lớp 9 ngày, tôi đã được tịnh hóa thân thể. Bệnh đại tràng của tôi liên tục được thanh lý và đẩy ra khỏi cơ thể sau 3-4 chu kỳ cách quãng, và trong vòng 4 tháng thì dứt hẳn mà không phải dùng đến thuốc.
Tôi không cảm thấy mệt khi leo cầu thang, nhịp tim ổn định, tôi hết chứng ù tai và chóng mặt. Mọi việc thật là kỳ diệu. Như một phép màu, mẹ con tôi được hồi sinh cả thân và tâm nhờ tu luyện Đại Pháp. Hàng ngày đọc sách Chuyển Pháp Luân, cuốn sách đã mở ra trước mắt tôi cả một thế giới quan rất nhiều bí ẩn và một lượng kiến thức khổng lồ mà chưa bao giờ tôi được biết.
Trước đây, tôi cũng từng tham gia lớp học khí công chữa bệnh khỏe người, dùng ý dẫn khí. Nhưng dường như tôi không thấy khả quan, tôi cũng chẳng làm sao thu được khí như mọi người. Mỗi khi ngồi thiền thì đầu óc tôi không sao tĩnh lại được, mọi ý nghĩ cứ liên tục đan xen.
Tôi cũng có nhiều thắc mắc và hỏi các khí công sư bên pháp môn đó, để tìm hiểu sao cho tu luyện có hiệu quả, nhưng đều không được giải thích rõ ràng. Nhưng khi cầm trong tay cuốn “Chuyển Pháp Luân” – cuốn sách chính của pháp môn Pháp Luân Công, mọi thắc mắc trước đây đều được sáng tỏ trong tôi. Chuyển Pháp Luân giống như cuốn từ điển bách khoa vô vàn kiến thức với nội hàm rộng lớn.
Không những thế, Sư Phụ còn giảng rất cặn kẽ tất cả những điều tôi đã trải qua trong thời gian tu tập theo môn khí công kia, vấn đề về phụ thể, thu khí ở cây như thế nào, phó nguyên thần tu luyện ra sao… Tôi mừng rỡ khi tìm ra đáp án cho mọi khúc mắc mà mình trăn trở bấy lâu nay. Sư Phụ đã cứu vớt tôi, dẫn dắt tôi theo con đường Chính Pháp, Ngài đã an bài cho tôi và cho tôi biết uy lực của Đại Pháp vĩ đại như thế nào.
Hình ảnh của Sư Phụ tôn kính, gần gũi, từ bi vô hạn với các chúng sinh, cũng như lời kể của các học viên Trung Quốc về hồi ức những ngày tháng bên cạnh Sư Phụ và những ngày đầu truyền Pháp luôn khiến tôi xúc động và đã không ngừng bật khóc. Vì chúng sinh, sự hy sinh của Sư Phụ thật to lớn phi thường.
Cuộc sống của mẹ con tôi từ khi tôi đắc Pháp đã được Sư Phụ an bài thật bình an và êm đềm, cứ thế cứ thế hàng ngày tôi vẫn tu tập đều đặn.
Vấn đề của con trở lại khi mẹ không tu tốt bản thân
Sau 4 tháng đắc Pháp, tôi bắt đầu đi làm trở lại. Lúc này, phần vì áp lực công việc, phần vì thiếu thời gian hơn trước nên tôi không tu luyện được đầy đủ và ít đọc sách. Những mâu thuẫn trong công việc xuất hiện, sếp tôi ngày nào cũng chỉ trích tôi, thậm chí còn ép tôi làm sai nguyên tắc.
Con trai tôi ở trường thì quậy phá trở lại, liên tục trêu bạn, đánh bạn, đánh cả cô giáo, đánh cả mẹ mỗi khi cháu không vừa ý. Cháu không thích đến trường, quay ra ghét tất cả các cô giáo. Cứ đến ngày học Pháp nhóm, cháu tìm đủ mọi cách không cho tôi đến lớp.
Tất cả mâu thuẫn, khổ nạn cứ liên tiếp dồn dập khiến hai mẹ con tôi khốn khổ và không sao chống đỡ được. Tôi thực sự hoang mang và lúng túng, đầu óc tôi bấn loạn. Tôi không sao tập trung luyện công và đọc sách được. Tôi đã lầm tưởng rằng đó là nghiệp lực của tôi. Do vậy, tôi cứ nhẫn nhịn chịu đựng và tìm cách giải quyết theo cách của người thường; nhưng mọi việc không hề cải thiện tốt lên chút nào.
Tôi đem vấn đề của mình chia sẻ với các bạn đồng tu, và mọi người đã chia sẻ dựa trên Pháp để giúp cho tôi cách tháo gỡ khó khăn. Tôi về học Pháp nhiều hơn, tích cực đọc thêm các kinh văn.
Tôi cũng hướng nội tìm nguyên nhân ở bản thân. Tôi thấy mình đọc sách chưa nhiều, hiểu Pháp chưa sâu, chính niệm không đủ mạnh; chứng thực Pháp qua hành xử của bản thân chưa được tốt. Tôi còn ép cháu học và giáo dục kỷ luật theo cách áp đặt, không tâm lý với con; mà chỉ đặt nặng vấn đề danh lợi và thể diện của mình.
Mẹ học cách nhẫn hơn
Và tôi đã thay đổi, tôi học cách nhẫn hơn để giáo dục con, kiên trì giải thích cho con bằng một tâm từ bi. Tôi đã giới thiệu cho cháu biết về Pháp Luân Công, mở cho cháu xem những đoạn video ngắn nói về Sư Phụ Lý Hồng Chí; cháu thể hiện thái độ quan tâm và chăm chú nghe. Tôi dạy cháu nhẩm 9 chữ vàng “Pháp Luân Đại Pháp hảo – Chân Thiện Nhẫn hảo”. Thỉnh thoảng cháu còn rủ tôi nhẩm cùng cháu. Tôi rủ cháu đi photo tài liệu để gửi cho mọi người đọc.
Dần dần, cháu ý thức được việc mẹ học Pháp là việc quan trọng, cháu còn nhắc tôi và mang sách cho tôi học Pháp. Một lần cháu ốm, cháu đã tự mở đài nghe một mạch hết bài giảng thứ hai của Sư Phụ. Sau đêm đó cháu khỏi sốt luôn. Tâm lý cháu đã dần bình ổn trở lại, từ một học sinh “cá biệt “, ngồi cách ly với các bạn ở cuối lớp; cháu đã tự khẳng định mình để có cách tương tác hòa nhập với cô giáo và các bạn.
Tôi cũng nỗ lực giảng lại bài cho cháu, để cháu nắm lại kiến thức đã bị hổng trên lớp. Cháu tích cực học bài, làm bài cô giao, thân thiện với các bạn, biết chia sẻ với các em, tích cực tham gia hoạt động thể thao nhiều hơn, giúp mẹ việc nhà và quan trọng nhất là cháu đã kiềm chế được cảm xúc. Mỗi lần tâm lý bị ức chế, cháu biết nhẩm “Pháp Luân Đại Pháp hảo – Chân Thiện Nhẫn hảo” để lấy lại cân bằng. Cháu bắt đầu biết phủ nhận những tư tưởng ngoại lai, biết thế nào là mất đức, phân biệt được các chấp trước như tâm tranh đấu, tâm tật đố…
Tôi rất vui mừng và thật sự xúc động khi con trai tôi chuyển biến một cách tích cực như vậy. Sư Phụ đã an bài cho cháu thấy được vẻ đẹp của Chân Thiện Nhẫn, giúp cháu được thụ ích từ Đại Pháp của Sư Phụ. Tôi dự định mùa hè này sẽ đưa cháu đến lớp 9 ngày để nghe Sư Phụ giảng Pháp.
- Dạy con tín Thần, người mẹ hạnh phúc khi chứng kiến con thay đổi
- Tiền và hạnh phúc từ câu chuyện tỷ phú dạy con
Tâm thái của cha mẹ quyết định hiệu quả giáo dục con
Qua câu chuyện của mẹ con tôi, tôi đã nhận thức được sâu sắc về bài học cuộc sống; nhất là phương pháp giáo dục con cái hiện nay của các bậc cha mẹ. Sinh thành được đứa con lành lặn, nuôi con khôn lớn không dễ dàng gì. Bản tính của trẻ đều lương thiện như nhau; nhưng với xã hội bon chen, đạo đức xuống cấp, trẻ con cũng nhanh chóng tiếp thu những thứ không tốt.
Cha mẹ bận lao đi kiếm tiền và nhiều mối quan tâm khác nữa nên hầu như ít quan tâm hoặc bế tắc trong việc giáo dục con. Khi bế tắc rồi thì dường như đều tìm kiếm phương pháp ở bên ngoài, trợ giúp từ bên ngoài mà lại không thay đổi ở chính mình.
Tôi may mắn biết đến Đại Pháp, tu sửa chính bản thân mình, trở thành một người mẹ biết quan tâm, giáo dục con đúng lúc, đúng chỗ, biết hướng cho con tìm tới giá trị tốt đẹp của nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Đứng trên góc độ người tu luyện thì tôi minh bạch rằng, mình không thể thay đổi người khác trừ phi chính mình thay đổi.
Tôi thay đổi theo hướng tích cực, tâm tính tôi đề cao, buông bỏ nhiều quan niệm cố chấp mà thông thường người lớn chúng ta cho là đúng nhưng trên cơ điểm của đứa trẻ thì dường như là áp đặt. Tôi biết nghĩ cho con nhiều hơn, vì thế mà con tôi cũng thay đổi theo. Ngược lại, khi tôi có nhiều vấn đề về tâm tính tiêu cực thì con tôi cũng theo đó mà ảnh hưởng xấu theo.
Như vậy, tâm thái giáo dục con của người cha, người mẹ quyết định lớn nhất đối với đứa trẻ. Quan trọng hơn tất cả là việc giáo dục con sao cho đứa con tìm về bản ngã lương thiện, chân chính. Phải lấy đạo lý để dạy cho trẻ chứ không phải đơn thuần là chúng ta lấy những cạnh tranh, hơn thua, lợi ích cá nhân mà dạy con. Như thế, tâm chúng không thuần thiện. Không nuôi dưỡng những mầm thiện lương trong trẻ thì trẻ cũng không có trách nhiệm với bản thân, cũng không biết nghĩ cho người khác. Cái tôi, sự ích kỷ, tự tư của trẻ sẽ nhanh chóng mà nảy sinh, và sẽ rất nhanh chóng trẻ trở nên hư, mất kiểm soát.
Thật mừng là hiện nay, trên toàn thế giới đang truyền rộng một Pháp môn hướng con người tới giá trị thuần thiện, tốt đẹp nhất, chính là nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp, hay còn gọi là Pháp Luân Công. Nếu bất kì đứa trẻ nào tiếp thu được nguyên lý này chắc chắn sẽ có nhiều biến chuyển tích cực trong tính cách, nhân phẩm và phúc báo sau này giống như mẹ con tôi đã may mắn biết đến và thực hành tu luyện nghiêm túc trở thành người tốt từ trong suy nghĩ và hành động.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài chia sẻ của tôi!
Số điện thoại của chị Diệu Lan: 091 3232 893.