Luân hồi tái sinh: Gặp lại người xưa
Khi tâm nguyện cuộc đời chưa hoàn thành, đâu đó vẫn có người nói: “Nếu có kiếp sau”. Họ gửi gắm niềm hi vọng được thành toàn trong kiếp sống tương lai. Vậy thực hư xung quanh câu chuyện kiếp trước tái sinh ra kiếp sau như thế nào? Chúng ta hãy cùng chiêm nghiệm qua những câu chuyện luân hồi chuyển kiếp sau đây.
- Thấy lại 12 kiếp luân hồi trả nợ nghiệp của vị thiền sư
- Luân hồi: Bác sĩ người Mỹ chết đi sống lạ
- Luân hồi: Câu chuyện có thật của cụ bà 92 tuổi
Nội dung chính
Câu chuyện về Shanti – cô bé Ấn Độ luân hồi trở về hội ngộ cùng người chồng đời trước
Shanti Devi sinh năm 1926 ở Delhi – Ấn Độ. Khi còn nhỏ cô bé hầu như không nói chuyện cho đến năm lên 4 tuổi. Rồi cô bé bắt đầu kể cho bố mẹ về chuyện mình từng tên là Lugdi; sống với chồng và con trai tại một thị trấn tên là Mathura; nơi cô đã chết sau khi sinh con được 10 ngày. Cha mẹ cô bé nhờ người giáo viên đồng thời là họ hàng của Shanti hỏi cô bé về tên chồng cũ và cô bé trả lời: “Pandit Kedarnath Chaube”. Giáo viên đã xác định được một người đàn ông có tên này ở Mathura và viết cho anh ấy một lá thư.
Chaube xác nhận anh có người vợ là Lugdi, đã chết khi sinh con vào 9 năm trước. Khi đến gặp Shanti, Chaube tự giới thiệu mình bằng tên anh trai mình. Shanti ngay lập tức phát hiện và nhận Chaube là chồng mình. Shanti kể lại những chi tiết về cuộc đời của Lugdi, chẳng hạn như món ăn yêu thích của Chaube và việc Lugdi tắm trong sân giếng của họ. Cũng như việc Shanti trừng phạt vì Chaube tái hôn; trong khi anh đã hứa với Lugdi rằng anh sẽ không làm vậy.
Mahatma Gandhi – Quốc vương của Ấn Độ khi đó nghe tin về câu chuyện của Shanti. Ông đã gặp Shanti và chỉ định thành lập một ủy ban gồm 15 chuyên gia để đánh giá về của cô bé. Ủy ban đã hoàn tất điều tra và khẳng định câu chuyện của Shanti là sự thật.
Cô bé tuyên bố mình là tái sinh của Anne Frank
Barbro Karlén sinh ra ở Thụy Điển năm 1954. Từ khi biết nói, Karlén đã bắt đầu kể cho cha mẹ nghe những câu chuyện kỳ lạ về một người tên Anne Frank. Karlén nói cô là Anne Frank, cô đã gặp ác mộng về những người đàn ông phá cửa nhà và bắt cô đi.
Cha mẹ cô rất bối rối, đặc biệt là vì họ không biết Anne Frank là người thật. Về sau họ mới biết Anna Frank là nhà văn và tác giả hồi ký người Đức gốc Do Thái. Cô là một trong những nạn nhân người Do Thái được biết đến nhiều nhất trong cuộc tàn sát Holocaust. Tác phẩm Nhật ký Anne Frank, ghi chép lại cuộc đời của cô trong khi ẩn náu lúc Quân đội Đức Quốc xã chiếm đóng thời Thế chiến thứ 2.
Đây là một trong những quyển sách nổi tiếng nhất thế giới; tạo cảm hứng cho nhiều vở diễn và tác phẩm điện ảnh sau này. Frank chết năm 1945 trong trại tập trung Bergen-Belsen; sau khi Đức Quốc xã phát hiện ra cô và gia đình trốn trong một căn gác ở Amsterdam. Họ cố gắng tránh bị ngược đãi vì là người Do Thái.
Cha mẹ của Karlén đưa cô đến Amsterdam khi cô mới 10 tuổi. Cô bé nhanh chóng dẫn họ đến nhà Frank mà không cần chỉ dẫn. Cô bé xác định chính xác một vị trí trên tường nơi Frank treo ảnh của các ngôi sao điện ảnh và kể nhiều chuyện khác. Mọi chuyện cuối cùng cũng đủ khiến cha mẹ cô tin rằng kiếp trước cô là Anne Frank, và cô đã viết sách về trải nghiệm của mình kể từ đó.
Mời các bạn cùng xem video do Barbro Karlén kể về sự tái sinh của mình:
Cậu bé bốn tuổi tái sinh kể lại cuộc đời làm đặc vụ Hollywood
Năm 2009, khi mới 4 tuổi, Ryan Hammons thường xuyên gặp ác mộng. Lúc thức giấc, cậu thường ôm ngực và hét lên rằng nó như đang nổ tung. Bà Cyndi, mẹ cậu choáng váng khi Ryan liên tục nói chi tiết về kiếp sống trước. Cậu khẳng định cậu đã tái sinh. Cậu đã từng sống trong một ngôi nhà ở Hollywood trên một con phố có tên “Rock”, cậu có ba con trai và một người bạn tên là “Thượng nghị sĩ Fives”.
Một ngày nọ, Cyndi đang xem qua một cuốn sách có những bức ảnh từ Hollywood cũ. Ryan nhìn trộm qua vai cô và hào hứng chỉ vào một người, nói tên là George và người còn lại là mình. Cyndi đã liên hệ với một nhà tâm thần học từ Trung tâm Y tế UVA; người thực hiện nghiên cứu về luân hồi.
Nhà tâm thần học này đã xác minh người đàn ông trong bức ảnh là một ngôi sao điện ảnh tên là George Raft; người kia là Martin Martyn, qua đời năm 1964. Điều đó có nghĩa là câu con trai 4 tuổi của bà chính là Martyn trước đây. Người mẹ liền liên lạc với con gái của Martyn. Con gái của Martyn xác nhận Martyn là một đặc vụ Hollywood; sống trên đường North Roxbury Drive, có ba con trai, và có một người bạn là Thượng nghị sĩ Irving Ives của New York.
Mẹ của Ryan đưa Ryan đã đi gặp con gái của Martyn. Khi trở về cậu bé mất hứng thú với ký ức ở Hollywood của mình. Cậu bé tỏ ra bối rối và nói với mẹ mình rằng con gái cậu đã thay đổi. Bác sỹ tâm thần học kia nhận xét rằng: Khi thấy người thân ở quá khứ đã thay đổi, những đứa trẻ đầu thai trở nên khép kín và quên đi những ký ức trước đây.
Theo Ranker