Có vài ghi chép trong sách cổ cho thấy Khổng Tử có công năng đặc dị, bài viết này sẽ bàn một chút về khả năng đặc biệt của Khổng Tử.

So với Phật giáo và Đạo giáo thì Nho giáo chú trọng vào nhập thế. Trong khi Khổng Tử – thủy tổ của Nho gia – thì kiêm luôn cả nhập thế và xuất thế, điều này có thể thấy qua lần Khổng Tử đi thỉnh giáo Lão Tử, chỉ là dưới ảnh hưởng của Khổng Tử, các nhà Nho sau này càng ngày càng chú trọng vào nhập thế, mà bỏ qua phần còn lại. Từ các ghi chép trong sách cổ, chúng ta biết rằng Khổng Tử ít nhất vào một thời kỳ nào đó cũng có công năng Dao thị (khả năng nhìn xa) và Dự trắc (đoán trước tương lai).               

Nói về lần Khổng Tử gặp Lão Tử, sau khi trở về thì thường đả tọa tĩnh tâm. Nhan Uyên, học trò của Khổng Tử cũng chuyên tâm tĩnh tọa.

Có một lần, hai thầy trò cùng leo lên núi Thái Sơn thuộc địa phận nước Lỗ, ở trên đỉnh núi, Khổng Tử tĩnh tâm ngưng thần hướng về phía đông nam và nhìn thấy một con ngựa trắng bị buộc ở ngoài cổng phía tây của thủ phủ nước Ngô, cách đó hơn một ngàn dặm.

Bàn về công năng đặc dị; Bàn về công năng đặc dị của con người
Khổng Tử nhìn thấy con ngựa trắng từ khoảng cách hơn một ngàn dặm (ảnh minh họa Aboluowang)

Khổng Tử nói với Nhan Uyên: “Con có nhìn thấy cửa tây đô thành nước Ngô không?”

Nhan Uyên đáp: “Con có nhìn thấy”. Khổng Tử lại hỏi: “Ngoài cửa có gì?” Nhan Uyên đáp: “Dường như là có một dải lụa màu trắng treo ở đó.” Khổng Tử sửa lại: “Đó là con ngựa trắng.”

Từ núi Thái Sơn đến thủ phủ nước Ngô là hơn một ngàn dặm, nếu không có thứ mà người tu luyện gọi là công năng dao thị  – Thiên lý nhãn, thì bằng mắt thường không thể nào nhìn xa như thế được. Sau khi hai thầy trò xuống núi không lâu, Nhan Uyên tuổi còn trẻ mà đã bắt đầu bạc tóc và rụng răng, một thời gian sau thì phát bệnh và qua đời. Trong sách cổ nói rằng anh “Dùng nhãn lực phóng hết tầm mắt mà nhìn, tinh khí hao tổn” mà chết yểu. Đại khái là công lực của anh còn quá yếu.

Khổng Tử không tu Đạo nhưng cảnh giới thì cũng giống như người tu Đạo, một số công năng siêu thường tự nhiên mà xuất hiện ở trên người ông.  

Trong “Liệt tử – thuyết phù thiên” có ghi lại câu chuyện Khổng Tử có công năng dự trắc, đoán trước tương lai.

Chuyện kể rằng, ở nước Tống có một người trượng nghĩa, thường hay bố thí giúp người, một ngày nọ, con trâu đen trong nhà ông sinh ra được một con nghé trắng, ông thấy kỳ lạ nên mới đi thỉnh giáo Khổng Tử.      

Khổng Tử không nói rõ nguyên do, chỉ trả lời rằng: “Việc này rất may mắn đó! Ông hãy dâng nó cho Thần linh nhé!”

Không lâu sau, con mắt của người này đột nhiên bị mù không rõ nguyên nhân, mà cái con trâu trước kia lại tiếp tục sinh ra một con nghé màu trắng. Vì vậy người này lại yêu cầu con trai đi hỏi Khổng Tử.

Người con trai mới hỏi cha của mình: “Thưa cha, lần trước hỏi ông ấy (Khổng Tử), mắt đang sáng mà hỏi xong thì bị mù, vậy còn đi hỏi ông ấy làm gì nữa ạ?”

Người cha nói: “Lời nói của Thánh nhân có đạo lý rất thâm sâu, đôi khi lời nói của họ trước tiên là tương phản rồi sau mới phù hợp, tạm thời cứ đi hỏi lại ông ấy một lần nữa đi!” Vì vậy con trai người này lại lên đường đi hỏi Khổng Tử.

Bàn về công năng đặc dị của Khổng Tử
(ảnh minh họa Aboluowang)

Lần này Khổng Tử vẫn không có nói rõ nguyên do, cũng giống như lần trước, ông nói rằng: “Đây là dấu hiệu của điềm may đấy, hãy dâng nó cho Thần linh nhé!”

Người con trai trở về nói với cha mình. Người cha nói: “Cứ theo như lời Khổng Tử nói mà làm.”

Lại một năm sau, mắt của người con trai không biết vì sao mà tự nhiên cũng bị mù.

Không lâu sau, nước Sở dấy bính tấn công nước Tống, bao vây thành, khi đó đàn ông con trai không kể già trẻ đều phải gia nhập quân đội để chống lại quân địch, nhưng phần lớn đều chết trận. Hai cha con nhà này bởi vì mắt bị mù nên được miễn tham chiến, giữ được tính mệnh. Sau khi trận chiến kết thúc, đôi mắt của hai cha con tự nhiên hồi phục một cách kỳ diệu.         

Lúc này hai cha con mới hiểu rõ lời mà Khổng Tử nói với họ.

Thời đại Khổng Tử sống là thời đại mà lễ nghĩa sụp đổ, xã hội hỗn loạn, tư tưởng con người dần dần trở nên xấu ác. Vì vậy Khổng Tử đã dồn hết tinh lực để cải tạo xã hội, tuy ngày càng rời xa con đường của Tiên Phật, nhưng lại có thể lưu lại cho hậu thế tư tưởng Nho gia về đạo trị quốc, tề thiên hạ.     

Theo Vision Times