Người có tài thì hay bị ghen ghét đố kỵ, dễ gặp cảnh tai ương bất thường; người bất tài thì vất vả mưa sinh, bị người đời khinh rẻ. Vậy nên, có tài cũng khổ, bất tài cũng khổ, chỉ người đạo đức mới có thể an nhiên tự tại.

Có tài cũng khổ, bất tài cũng khổ

Một hôm Trang Tử cùng với học trò đi vân du qua một vùng nọ. Đi đến nơi kia thấy có một cái cây rất to, tán rộng tỏa bóng mát cả một khoảng đất lớn. Ở dưới gốc cây thấy có một người thợ mộc đang ngồi nghỉ mát. 

Trang Tử hỏi: “Cái cây này to thế, sao không chặt để dùng?”

Người thợ mộc đáp: “Cây này trông thế nhưng gỗ xấu. Dùng để đóng thuyền thì thuyền chìm; để đóng quan tài thì quan tài mau nát; để làm cánh cửa thì cánh cửa thấm nước; để làm đồ dùng thì đồ dùng mau hư; để làm cột nhà thì cột nhà mau bị mối, mọt. Cây này vô dụng, không dùng được vào việc gì cả”.

Trang Tử gật gù nói: “Cây này vì vô dụng nên mới sống lâu được mãi”.

Bất tài là gì; Bất tài hay đòi hỏi; Bất tài nghĩa là gì
Cây vì ‘vô dụng’ nên được sống lâu mãi (ảnh Adobe Stock)

Khi đi ra khỏi núi, Trang Tử vào chơi nhà một người quen. Chủ nhà vui mừng vì có bạn hiền lâu ngày gặp mặt, liền bảo người hầu đem chim nhạn ra làm thịt.

Tiểu đồng mới hỏi: “Một con gáy được, một con không gáy, vậy thì nên làm thịt con nào?”.

Người chủ bảo: “Làm con không gáy ấy”

Hôm sau học trò hỏi Trang Tử: “Cái cây ở núi vì bất tài mà được sống lâu. Con nhạn ở nhà chủ vì bất tài mà bị giết chết. Nếu là thầy thì chọn cách nào?”

Chỉ người đạo đức mới khỏi lụy thân

Có tài mà không có đức; Có tài có tật; Đạo đức là gì
Giữ tâm thiện lương, lòng an nhiên tự tại (ảnh Facebook)

Trang Tử cười rồi nói: “Ta ở vào cái khoảng giữa có tài và bất tài. Như vậy thì tránh được tai nạn, nhưng cũng chưa phải là kế vẹn toàn. Chỉ những bậc đạo đức cao xa, không quản khen chê, lúc như rồng, lúc như rắn, lúc lên lúc xuống, nhìn vào không biết là có tài hay bất tài; chỉ lấy đạo đức làm chuẩn mực, siêu việt cả muôn vật, tuy là người mà lại khác người… những bậc như thế thì còn gì mà lụy đến thân được!

Còn thói đời thì như thế nào? Hợp với người thì có lúc lìa; làm được việc thì có người chê; ngay thẳng thì bị đè nén; tôn trọng thì bị chê bai; làm thì có kẻ phá; giỏi thì có kẻ ghen; vô dụng thì thiên hạ khinh bỉ… nhân sinh như thế thì làm thế nào được? Than ôi! Các ngươi nên ghi nhớ: Chỉ người đạo đức mới khỏi lụy thân mà thôi”. 

‘Đạo trời không thân ai, thường ở với người thiện lương’

Dù có tài hay bất tài thì cũng khó mà thoát khỏi vòng tục lụy. Cụ Nguyễn Du viết “Có tài mà cậy chi tài, chữ tài liền với chữ tai một vần”, chỉ người đạo đức thì mới có thể thanh tỉnh, biết tiến biết lùi, có tài cũng không bị ghen ghét, mà bất tài vẫn được ung dung tự tại.  

Đạo đức nghề nghiệp; Đạo đức kinh doanh; Đạo đức nhà giáo
Kẻ đại trí bề ngoài dường như ngu ngốc (ảnh Sohu)

Người đời hơn nhau một chút thì vội khoe khoang, có biết đâu đó là mầm tai họa; thua nhau một chút thì tủi thân, than trách số phận, có biết đâu đó lại là phúc. Nhân sinh có nhiều chỗ nhìn không rõ, vì nhìn không rõ mới tạo thành chỗ mê cho chúng sinh. Làm người ngốc nghếch một chút lại là điều hay, thông minh quá đôi khi lại tự hại mình.

Lão Tử có viết: “Đạo trời không thân ai, thường ở với người thiện lương”. Người lương thiện, trên không thẹn với Trời, dưới không lỗi với người, tự nhiên mà được ông trời giúp đỡ. Không tranh với ai nên lòng an nhiên tự tại; sống lâu cũng được, sống ngắn cũng xong, thản đãng đi hết con đường nhân sinh.

Theo DKN