Điều gì khiến người phụ nữ quyết tâm bỏ “nghề đồ tể”?
Chị Ngọ làm “nghề đồ tể” (giết mổ gia súc) một thời gian thì bệnh tật khắp thân, về sau chị quyết bỏ nghề vì một cơ duyên đặc biệt.
Ai đã từng đến lò mổ gia súc thì chắc sẽ khó tránh khỏi bị ám ảnh bởi những cảnh tượng ghê rợn. Ngay cả người trong nghề đôi khi còn gặp những cơn ác mộng kinh hoàng. Nhưng như nhiều người vẫn thường tự hỏi: “Nếu không có người giết mổ gia súc thì người khác làm sao có thịt để ăn?” Đây không phải là một thắc mắc vô lý. Câu chuyện về chị Trần Thị Ngọ (sinh năm 1966) ở thôn Đoài, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh dưới đây có thể là một câu trả lời cho thắc mắc ở trên.
Nội dung chính
Làm “nghề đồ tể” kinh tế khá hơn, nhưng lại mắc nhiều bệnh
Chị Ngọ sinh ra trong một gia đình đông con, chị là áp út. Do chị thường xuyên bị đau ốm nên được bố mẹ và các anh chị rất yêu chiều. Lớn lên chị cũng lập gia đình như bao cô gái khác. Hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn nhưng thu nhập không khá. Họ tìm đủ cách để mưu sinh.
Đến năm 1996 thì hai vợ chồng chị bàn nhau chuyển sang bán thịt lợn. Lúc mới bắt đầu thì cũng chỉ thịt mỗi ngày một con. Sau này làm ăn được thì cũng thịt ba đến bốn con một ngày. Mọi người bảo sát sinh là tội nặng lắm. Chị cũng biết thế nhưng vì miếng cơm manh áo nên lúc ấy cũng không biết sợ là gì. Mỗi khi chọc tiết lợn chị thường nói với con lợn: “Ta hóa kiếp cho mày sang kiếp khác để sống sung sướng hơn, đừng oán ta nhé.”
Kinh tế gia đình cũng nhờ thế mà đi lên. Nhưng theo sau nó là bệnh tật ùn ùn kéo đến: Nào là đau lưng, mắt mờ, mất ngủ thường xuyên, đau, tê bì khắp người. Tối nào chị cũng phải nắn bóp khắp người thì mới ngủ được vài tiếng, sau đó lại thức luôn tới sáng.
Chị còn bị zona thần kinh khắp người, trông rất ghê; cảm giác lúc nào cũng đau như có hàng ngàn mũi kim đâm khắp người vậy, nhất là vào mùa khô hanh. Lòng bàn tay chị bị nứt vỡ ra rất hôi. Chị uống, bôi, rồi ngâm thuốc tây, thuốc nam thế nào thì tay vẫn rất hôi. Đi đâu chị cũng ái ngại về đôi tay của mình.
Đao phủ chỉ được giết đến người thứ 99
Trở lại câu hỏi: “Nếu không có người giết mổ gia súc thì người khác làm sao có thịt để ăn?”. Trong sử sách có ghi chép lại về trường hợp của Đặng Hải Sơn, ông được cho là người đao phủ cuối cùng trong lịch sử, sống vào cuối triều đại nhà Thanh. Khi còn đi học nghề, thầy của ông từng nói: “Giết đến người thứ 99 thì phải dừng tay lại”. Điều này có nghĩa là nghề này không thể làm cả đời, hơn nữa còn có câu “giết quá trăm người, đoạn tử tuyệt tông”.
Đáng tiếc là Đặng Hải Sơn đã không nghe lời thầy của mình mà giết hơn 200 người. Kết cục cuối cùng của ông thật bi thảm. Ông không có con, đến chùa xin xuất gia nhưng không nơi nào nhận. Năm 1925, người ta phát hiện ông chết trong một túp lều tranh với bộ dạng rất thê thảm.
Người xưa tin vào định số, tin rằng cuộc đời một người là do ông Trời sắp đặt; sống ở đâu, làm việc gì thì cũng đều đã có an bài. Vậy nên một người sinh ra mà làm nghề đao phủ hay là đồ tể thì cũng là được sắp đặt từ trước. Như trường hợp của Đặng Hải Sơn, chỉ nên chém tới người thứ 99 thì sẽ không có vấn đề, làm quá đi thì sẽ tạo nghiệp rất nặng. Vậy còn những người làm “nghề đồ tể” như chị Ngọ thì biết đâu là điểm dừng? Phải chăng ông Trời sẽ gửi một dấu hiệu nào đó để cảnh báo khi cần dừng lại?
Cơ duyên đặc biệt
Dấu hiệu đầu tiên có lẽ là việc chị bị đủ thứ bệnh tật không biết từ đâu kéo đến. Dấu hiệu thứ hai, thì đó là vào một ngày tháng 3 năm 2016, chị kể:
“Hôm đó tôi tự nhiên muốn đi tập thể dục cho khỏe người. Nhưng vừa đến sân đình thì nhìn thấy một nhóm người đang tập những động tác rất là nhẹ nhàng, uyển chuyển, dễ tập. Tôi vui quá bảo: ‘Các bạn ơi, cho tớ tập thể dục với!’ Trong đó có cô Loan (người cùng xóm ) bảo tôi: ‘Chị ơi chị vào đây đi. Đây là môn tu luyện chứ không phải thể dục’. Sau đó bạn ấy đưa cho tôi hai quyển sách, một quyển sách Chuyển Pháp Luân (quyển sách chính của Pháp Luân Công), một quyển Đại Viên Mãn Pháp.
Bạn ấy hướng dẫn tôi cách đọc, sau đó lại bảo tôi: “Tối thứ bảy chị đến nhà em học Pháp (đọc các kinh sách của Pháp Luân Công) nhé.” Tôi vốn dĩ đã không thích đọc sách, mắt lại mờ nhìn không rõ, nên tôi bảo ‘thôi, chị học ở nhà cũng được’.
Về nhà mở sách ra đọc xem sách nói gì. Tôi càng đọc càng ham, thấy sách viết hay quá! Trước kia đọc sách không vào mà bây giờ đọc lại thấy hay thế! Có những điều mà tôi muốn biết thì bây giờ lại được giải thích rất rõ ràng trong sách. Giống như tại sao lại có bệnh? Tại sao lại khổ? Muốn hết khổ thì làm thế nào?”
Quyết định bỏ “nghề đồ tể”
Chị nói: “Đặc biệt tôi rất ấn tượng với câu đầu tiên trong sách: ‘Chân chính đưa con người lên cao tầng’. Tôi xuất một niệm: ‘Ngày mai mình đến nhà bạn Loan học Pháp, xem họ học thế nào? Hôm sau vào học thì mắt tôi không mở được; cứ như có ai ném cát vào trong mắt mình vậy. Không đọc được tôi ngồi nghe, thấy các bạn đọc hay quá!”
Hôm đó mọi người học bài giảng thứ bảy, có nói về vấn đề sát sinh. Chị Ngọ hiểu ra, là một người tu luyện thì không thể sát sinh. Vậy là ngay hôm đó chị về nói với chồng: “Em tu luyện môn này rồi, từ bây giờ trở đi em sẽ không sát sinh nữa!”
Chồng chị hỏi: “Nếu không thịt lợn thì mình sẽ làm cái gì?” Chị nói: “Làm gì cũng được nhưng không nhất thiết phải thịt lợn. Mình mua của người khác rồi mình đi bán cũng được cơ mà”. Lúc đầu chồng chị kiên quyết phản đối, vì thịt lợn bán lãi hơn nhiều. Hôm sau chồng chị vẫn đi bắt một con lợn sề rất to về. Chị kể:
“Đến lúc thịt, anh gọi tôi xuống giữ cho anh ấy thịt. Tôi nhất quyết không xuống, lên phòng học Pháp. Anh ở dưới quát tháo làm loạn cả nhà lên. Sau đó không làm gì được, anh gọi hàng xóm sang làm giúp. Thế là từ đó anh cũng thôi luôn không thịt lợn nữa! Hôm sau tôi đi ra chợ mua thịt về bán”.
Kiên định tu luyện
Sang năm 2017, trong làng có người nói rằng không nên tập Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp), vì môn này kỳ lạ sao đó. Chồng chị nghe vậy thì cấm không cho chị ra tập luyện cùng mọi người. Chị bảo:
“Anh đã quên cảnh trước khi em tu luyện rồi sao? Suốt ngày ốm đau phải đi viện. Thuốc thang bao nhiêu tiền đổ vào đó mà có khỏi đâu; lại còn phải nghỉ làm để đi viện nữa. Từ ngày em tu luyện khỏe ra, không phải nghỉ làm đi viện, lại không mất xu tiền thuốc nào; bệnh tật đều biến mất sạch. Anh không thấy mắt em sáng ra cũng là nhờ tu luyện môn này hay sao? Đây là môn tu luyện dạy người ta làm người tốt. Anh không thích em làm người tốt à?”
Chồng chị im lặng không nói gì, và từ đó cũng không can nhiễu chị tu luyện nữa.
Chồng chị cũng bước vào tu luyện
Chị còn kể: “Có một đồng tu trong nhóm tôi kể lại, khi bạn ấy hồng Pháp (giới thiệu Pháp Luân Công) cho một người trong làng cũng làm nghề thịt lợn như tôi và bảo với chị ấy là chị Ngọ cũng tu luyện rồi đấy thì chị ấy bảo: ‘Bà Ngọ mỗi ngày thịt mấy con lợn, lãi thế sao mà bỏ được’. Bây giờ thấy tôi tu luyện khỏi hết các bệnh, chị ấy cũng bước vào tu luyện.
Chồng tôi trước đây bị bệnh đường ruột, ăn gì lạ cũng đi ngoài; đau lưng do thoát vị đĩa đệm bẩm sinh. Gia đình đưa đi các bệnh viện đều không khỏi. Ai mách ở đâu có thầy thuốc hay cũng đưa đi nhưng thấy đỡ chỉ một thời gian ngắn sau lại bị đau lại. Trải qua cả đông và tây y mà không khỏi, anh thấy chán và không uống thuốc, cũng chẳng chữa trị gì nữa. Những lúc đau anh ấy rất khó tính, tôi đều phải nhịn cho yên nhà.
Thấy tôi khỏe lên, anh ấy biết Pháp Luân Công là tốt. Tôi bảo anh ấy tu luyện, anh ấy bảo bệnh kinh niên rồi, khỏi làm sao được? Nhưng sau một thời gian tu luyện và khỏi hết các bệnh, anh ấy tự mình nói ra: ‘Công nhận học môn này tốt thật!’”
Biết đến Pháp Luân Công chính là một dấu hiệu
Chị nói với chồng: “Biết tốt rồi, bây giờ thì anh cũng bảo cho các con, anh em bạn bè, những ai chưa biết Pháp Luân Công thì anh bảo cho người ta biết để người ta cũng được hưởng lợi ích từ Pháp như anh đi. Đấy cũng là việc cứu người, việc thiện đấy!” Vậy là từ đó có đi đâu và gặp ai, chồng chị cũng thường nói Pháp Luân Công rất tốt và khuyên người ta tu luyện.
Tới đây có thể nói, dấu hiệu thứ hai khiến chị Ngọ bỏ “nghề đồ tể” đó chính là biết đến Pháp Luân Công. Việc đó có vẻ là ngẫu nhiên, nhưng rất có thể là cũng có an bài. Việc lựa chọn có bước vào tu hay không lại hoàn toàn phụ thuộc vào chị Ngọ quyết định. Chỉ cần một niệm khác biệt sẽ tạo ra những biến đổi vô cùng to lớn.
Nếu không biết đến Pháp Luân Công chắc chị vẫn theo “nghề đồ tể”, và bây giờ không biết chị sẽ như thế nào. Có thể bạn tự hỏi: “Vậy làm sao biết đâu là dấu hiệu?” Có lẽ cách duy nhất là giữ thiện niệm trong tâm, để khi trời xanh gửi dấu hiệu thì bạn sẽ không bỏ lỡ và có thể đón nhận nó. Chị Ngọ để lại số điện thoại 032 685 0069, nếu bạn muốn được chia sẻ về tu luyện thì có thể gọi cho chị. Hoặc nếu muốn tìm hiểu về Pháp Luân Công thì có thể vào trang web chính https://vi.falundafa.org/ hay vào link https://hocphapluancong.com/ để được hướng dẫn thêm về pháp môn này.