Ngày xưa, con người tin vào Thần Phật và có tiêu chuẩn đạo đức cao. Chữ “pháp” của pháp luật là biểu thị “sự phán xét của Thần”.

Người Trung Quốc từ xa xưa đã tin vào sự tồn tại của Thần Phật. Hoàng đế được xem là con Trời, thể hiện sự kết nối giữa Trời với người, cũng phải làm theo Thiên ý. Bởi vì quyền lực của Hoàng Đế là do Trời ban cho.

Vào thời xa xưa, khi con người vẫn còn tin vào Thần, Phật và có tiêu chuẩn đạo đức cao thượng. Phương pháp “Thần phán” thường được sử dụng trong việc thẩm phán và xét xử vụ án. Chữ “pháp” của pháp luật do người xưa sáng tạo ra chính là hình tượng phản ánh “sự phán xét của Thần”. 

Ý nghĩa của từ “Pháp”

Chữ “Pháp” viết dạng Kim văn như ở hình bên dưới, được chia làm ba phần. Góc dưới bên trái là “thuỷ” – 水 (nước), vì nước là công bằng nhất. Phía trên bên trái là “Khứ” – 去 (đi), nghĩa là trừ tà diệt ác. Bên phải là “hải trãi”, đây là linh thú thời cổ đại. Vì vậy, ý nghĩa của “pháp” là việc thực thi pháp luật phải công bằng không thiên vị. Sau khi phân biệt đúng sai, người phạm pháp cần phải bị trừng trị thích đáng.

Chữ “Pháp” viết dạng Kim văn (ảnh: Thivien)

Hải trãi – Thần thú đại diện cho công bằng và chính nghĩa

“Hải trãi” là loài thú trông giống như một con bò. Một số người nói rằng nó trông giống như một con cừu, với một sừng. Khi nhìn thấy người tranh đấu với nhau, nó sẽ dùng sừng của mình để chống lại người không hợp đạo lí. Cổ nhân coi đây là con vật cát tường.

chữ pháp luật; ý nghĩa chữ pháp; nội hàm chữ pháp
Hải trãi – Một Thần thú đại diện cho công bằng và chính nghĩa (ảnh: Cupl.edu)

Truyền thuyết kể rằng trong thời kỳ Hoàng Đế của “Tam Hoàng ngũ Đế”, các vị thần đã tặng Hoàng Đế một thần thú tên là “Trĩ”, còn được gọi là “Hải trãi”. Nó trông giống như một con nai, có bốn móng, một sừng và thường ở tư thế ngồi. 

“Dị thuật ký” ghi lại rằng, khi pháp quan Cao Đào vào thời Hoàng Đế không thể phán quyết một vụ án. Ông thường nhờ “hải trãi” đến giúp đỡ. “Hải trãi” chạm vào người nào đó bằng sừng hoặc cắn ai đó bằng miệng. Khi ấy, người này sẽ bị kết tội và bị trừng phạt tùy theo mức độ của hành vi phạm tội.

Trương Dịch Chi thực thi pháp luật công bằng

Dưới thời trị vì của Hoàng đế Văn Hiến của nhà Tây Hán, Trương Dịch Chi nắm quyền tư pháp quốc gia. Ông thực thi pháp luật nghiêm minh, nổi tiếng là người thẳng thắn.

Khi Trương Dịch Chi làm nhiệm vụ chỉ huy xe triều đình, ông chịu trách nhiệm canh gác cổng hoàng cung. Một ngày nọ, thái tử Lưu Khải cùng huynh đệ Lưu Ấp vào triều trong một chiếc xe. Họ đi qua cổng hoàng cung và phi nước đại qua cổng. Ngựa của Trương Dịch Chi đuổi theo và ngăn không cho họ vào cung. Ông luận tội “Ra vào cửa công bất kính”. Vì Trương Dịch Chi có thể công bằng chấp pháp, cho nên Văn đế vô cùng tín nhiệm và nhiều lần đề bạt ông. Sau đó, ông làm tới chức Đình úy, phụ trách quản lý tư pháp của đất nước. 

chữ pháp trong tiếng hán; chữ pháp luật; ý nghĩa chữ pháp
Trương Dịch Chi làm quan nghiêm minh (ảnh minh họa Public Domain)

Một lần, khi Hoàng đế đi tuần, đi qua một cây cầu, một người đột nhiên xuất hiện dưới chân cầu. Cảnh vệ ngay lập tức bắt người đàn ông và giao cho Đình úy xử lý. Trương Dịch Chi đích thân tra hỏi, người này nói: “Tôi từ ngoài thành đến, nghe nói Hoàng đế đi tuần, nên núp dưới gầm cầu để tránh. Hồi lâu sau, tôi tưởng là lệnh giới nghiêm đã được dỡ bỏ. Vì vậy, tôi bước ra ngoài và tình cờ gặp được xe ngựa của hoàng đế”. Trương Dịch Chi quyết định chỉ phạt tiền người này.

Văn Đế nghe đến đây, tức giận nói: “Người này làm ngựa trẫm sợ hãi, cũng may con ngựa này tính tình hiền lành. Nếu thay thế bằng một con ngựa khác, chẳng phải trẫm đã bị thương hay sao? Tội lớn như thế, khanh chỉ kết án hắn phạt tiền thôi sao?”

Trương Dịch Chi trả lời: “Khi chuyện này xảy ra, nếu hoàng thượng sai người giết ông ấy thì cũng không sao. Nhưng nếu đã giao cho Đình úy thẩm tra xử lý thì phải xử lý một cách công tâm. Đình úy là tiêu chuẩn thực thi pháp luật của quốc gia. Bất kỳ sự tăng giảm nào cũng sẽ làm cho mọi người trong đất nước không biết làm thế nào. Nếu thần thực thi pháp luật có chỗ thiên lệch, sau này người dân sẽ tuân thủ luật như thế nào? ” 

Văn đế sau khi nghe ông nói vậy thì khen ngợi:“Làm chức quan Đình úy thì nên làm như vậy”.

Hàm nghĩa của chữ “Pháp” mà cổ nhân để lại thể hiện niềm tin của con người vào Thần, Phật. Họ tin rằng pháp luật chính là “Phán quyết của ý Trời”.

Theo Vision Times