Là người theo đạo Cao Đài, dành nhiều năm làm công quả trong Tòa Thánh, nhưng anh Phong vẫn luôn thắc mắc, tại sao tu rồi mà bệnh vẫn đầy thân?

Sinh ra tại vùng Thánh địa đạo Cao Đài

Chị Nguyễn Thị Diễm Phúc và anh Phan Thanh Phong 54 tuổi, cùng sinh ra và lớn lên tại vùng Thánh địa của Đạo Cao Đài Tây Ninh. Tây Ninh là vùng đất có tín đồ Đạo Cao Đài lớn nhất cả nước. Hơn 90% dân số nơi đây đều theo đạo Cao Đài. Gia đình hai anh chị cũng có ba đời theo Đạo.

Chị Phúc sinh ra trong gia đình ba mẹ làm nghề nhiếp ảnh nên cuộc sống không nhiều vất vả. Lớn lên chị làm nghề theo ba mẹ nhưng khi lấy chồng chị lại theo nghề bên chồng. Gia đình nhà chồng theo nghề buôn bán nông sản. Là người cùng địa phương, cùng lớn, cùng học, hai người từ bạn bè thuở thơ ấu rồi trở thành vợ chồng. Anh Phong tính tình hiền lành, chịu khó làm ăn. Anh chị cùng nhau chắt chiu, vật lộn xoay nhiều nghề buôn bán kiếm tiền.

Tuy theo đạo Cao Đài nhưng anh chị không thực hiện hết những luật lệ của môn. 36 chữ lời thề Minh Thệ, trong đó có ăn chay, nhưng anh Phong không làm được. Anh Phong cho biết:

– Tôi chỉ tuân theo lời chức sắc nói chứ cũng không hiểu gì. Theo Đạo nhưng thực sự không phải tu, những tật xấu của tôi không bỏ được. Tôi vẫn hút thuốc, có những quan hệ nam nữ ngoài giới hạn…

Làm ăn thua lỗ, xuất tâm làm công quả cho Tòa Thánh

Hai vợ chồng anh Phong chịu khó làm ăn, hết buôn bán củ mì đến lập công ty vận tải. Trong quá trình làm ăn gặp nhiều khó khăn, tụt vốn, thất bát, tai nạn,… khiến nhiều năm không vực kinh tế lên được. Cuối cùng công ty phá sản, khó khăn chồng chất.

Đạo Cao Đài ở Việt Nam; Đạo cao Đài và Hòa Hảo; Đạo Cao Đài thờ gì
Gia đình 5 người của anh Phong, chị Phúc (ảnh nhân vật cung cấp)

Lúc này anh Phong chợt nhận ra:

“Cả cuộc đời bỏ bao công sức, tiền bạc lo làm giàu nhưng cứ thất bại, lên xuống, không trọn vẹn. Rốt cuộc mình làm không được gì, sức khỏe lại yếu đi, vậy ai giải quyết vấn đề này? Cuộc đời này thật đúng mong manh.

Tôi nghĩ đến tôn giáo và muốn đi tu. Tôi ra Tòa Thánh xin được làm công quả. Ở đây, hàng ngày tôi gác trực, làm giúp mọi người không công nhưng tôi lại thấy tâm mình thoải mái. Tôi không muốn lo toan, vướng bận phàm tục, cảm thấy điều này thật hợp với mình. Tôi cũng tự nhiên ăn chay được, ăn một cách rất bình thường, cũng không thèm đồ ăn mặn nữa.”

Tuy nhiên, trong lòng chị Phúc lại rất tức giận. “Sao anh ấy có thể buông nhẹ nhàng được như vậy. Mọi khó khăn để lại một mình mình lo”. Tức là vậy nhưng chị Phúc vẫn để anh đi làm công quả. Sau ba năm chạy vạy lo cho gia đình, vất vả và bệnh tật, chị Phúc nghĩ: “Anh đi thì mình cũng đi theo. Dù kinh tế còn khó khăn nhưng đi làm công quả cho tâm thanh thản”. Chị Phúc cũng từ đó vào làm công quả cho Tòa Thánh.

Bệnh tật đầy thân, mọi phương pháp trị liệu đều không hiệu quả

Từ cuối năm 2012, anh Phong bỏ hết mọi công việc, xin vào Tòa thánh Tây Ninh làm công quả. Trong lúc trực rảnh rỗi anh đọc các giáo lý đạo Cao Đài. Giáo lý anh thấy hay nhưng sao không thấy có đường quay về. Đã tu thì phải đắc chính quả, thành Phật, thành tiên nhưng ở đây không dạy làm cách nào đạt được điều đó. Hơn nữa, đã tu thì phải hết bệnh, nhưng ngược lại người tu sao vẫn bệnh đầy thân?

Vốn mắc căn bệnh dịch vòi nhĩ tai, anh Phong chữa trị nhiều năm nhưng không khỏi. Mỗi lần phát bệnh khiến đầu đau và điếc đột ngột. Bác sĩ cho biết không mổ được. Bệnh thoái hóa đốt sống cổ cũng khiến anh Phong chịu đau đớn. Dù anh uống thuốc hay chịu khó tập Dịch Cân Kinh, Yoga nhưng bệnh không cải thiện. Anh Phong nghĩ: “Làm công quả mà bệnh đau vậy sao làm được”.

Đạo Cao Đài kiêng ăn gì; Đạo Cao Đài Tây Ninh; Đạo Cao Đài thờ những vị nào
Chị Phúc mang trong mình nhiều căn bệnh, không khi nào được khỏe mạnh (ảnh nhân vật cung cấp)

Chị Phúc cũng chịu nhiều căn bệnh suốt 10 năm qua. Các căn bệnh táo bón, dị ứng, đau nửa đầu, đau lưng… khiến chị không có lúc nào khỏe mạnh. Làm công quả được mấy tháng thì bệnh xương khớp phát nặng. Đi lại đau đớn, đứng lên ngồi xuống vô cùng khổ sở. Chị trưởng khoa nói: “Em còn trẻ, mới làm không được bao lâu mà đau như vậy, sao phục vụ lâu dài chúng sinh được?” Dù chị được các bác sĩ lương y kê đơn, bốc thuốc, nấu sẵn hết thang thuốc này đến thang thuốc khác nhưng bệnh cũng không khỏi…

Tìm được môn tập có hiệu quả ngay về sức khỏe

Tình cờ xem trên mạng, khi thấy hình ảnh Đại sư Lý, bất giác anh Phong nổi da gà. Anh kể:

“Tôi xuất niệm ngay muốn học ông này. Không hiểu sao nhìn thấy ảnh Ngài Lý tôi cảm thấy rất thích. Khuôn mặt có hậu mà tôi không cảm nhận được ở những vị cao tăng khác.

Từ hôm đó tôi mày mò tìm video hướng dẫn tập công của Ngài Lý. Tôi không hiểu rõ môn này là gì, thấy có bài tập thì tôi thử tập theo. Tôi cẩn thận ghi lại từng động tác, tên gọi ra giấy. Trong vòng một tuần tôi thuộc hết các động tác và cả khẩu quyết. Tôi bắt đầu tập theo, tập không nhạc, vậy mà hiệu quả thấy rõ.”

Sau một tuần tập, anh Phong thấy nằm nghiêng được một bên, tay không thấy tê. Gai đốt sống lưng, viêm tai, viêm họng, thoát vị đĩa đệm không còn đau như trước. Ở Tòa Thánh có nhiều thuốc ngoại tốt, anh Phong thường xin uống cho bớt cơn đau nhưng giờ không xin nữa. Thấy lạ, anh thử xem môn này có thật sự tốt. Khi bị cảm, anh thử không uống thuốc chỉ tập động tác. Khi tập nước mắt nước mũi chảy ròng nhưng ngày hôm sau khỏi cúm hoàn toàn. “Pháp Luân Công thật sự tốt đến thần kỳ” – anh Phong phải thốt lên như vậy.

Năm 2016, anh Phong bắt đầu tập Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) nhưng anh không nói với ai. Anh cho rằng ai cũng có môn tập riêng của mình, môn này tốt, hợp thì anh tập. Một mình anh đứng ở Tòa Thánh tập, mọi người không biết anh tập gì, cũng không quan tâm.

Bệnh của người vợ cũng khỏi hẳn sau khi tập Pháp Luân Công

Chị Phúc đau chịu không nổi nên nhờ anh chở đi bệnh viện. Anh Phong bảo chị:

– Em tập Pháp Luân Công đi, anh tập thấy tốt lắm

Chị Phúc nói:

– Em làm phòng châm cứu y viện Tòa thánh toàn thuốc tốt, có bác sĩ lương y bấm mạch, kê đơn. Em uống hàng xe bò thuốc còn chẳng khỏi huống tập mấy động tác. Anh chở em xuống Sài Gòn khám xem cụ thể bệnh gì còn điều trị?

Đạo Cao Đài thờ ai; Tu luyện Pháp Luân Công tại nhà; Tu luyện Pháp Luân Công là gì
Anh Phong tự tìm hiểu và tập luyện Pháp Luân Công (ảnh: Facebook)

Nói vậy rồi anh Phong không chở vợ đi khám. Anh không chở nên chị Phúc cũng không có cách nào đi bệnh viện. Đau quá, chẳng có cách nào nên chị thử tập xem sao. Anh dạy chị được 3 hôm rồi chị tự tập. Sau 3 hôm tập chị Phúc cảm nhận rõ bệnh bớt đi được 3/4. Chị nghĩ: “Sao môn này hay quá vậy?”.

Chồng không dạy, chị mày mò lên mạng tìm được video hướng dẫn tập. Lúc đó cả 5 bài tập chị tập được một lượt, tổng 20 phút. Sau 1 tháng tập như vậy chị có cảm giác như bay, đi xe máy cũng như bay trên mặt đất vậy. Lúc này chị minh bạch rằng Pháp Luân Công thật sự là môn tập vô cùng tốt, chứ chưa biết rằng môn này cần đọc sách và tu tâm. Mãi về sau, anh chị mới minh bạch điều đó.

Hai vợ chồng bước trên con đường tu luyện thực sự

Chị Phúc kể:

“Gia đình tôi có đứa cháu đang học Đại học phải tạm nghỉ vì cháu nghiện truyện quá, sinh ra trầm cảm! Tôi đến nhà nói với ba mẹ nó thử cho nó tập môn này xem. Nó ngồi trên gác nghe thấy liền tự vào mạng tìm hiểu. Thằng bé biết là có sách phải đọc. Nó đọc rồi thay đổi 180 độ khiến cả nhà kinh ngạc. Nó biết quan tâm tới mọi người và trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường. Nó quay lại trường học học tiếp, rồi ra trường đi làm.

Trong quá trình này, thằng bé in lần lượt các tập sách cho cô chú đọc. Vì không rõ nên nó in lung tung, không thành cuốn sách nhưng chúng tôi đọc cũng hiểu phần nào Pháp dạy điều gì. Khi nó lên trường, vô tình ở khu trọ có một số học viên tu luyện. Nó có được sách Chuyển Pháp Luân, sau nó mang sách về, chúng tôi ở nhà mới có sách để đọc.”

Biết đến Pháp Luân Công đầu năm 2016 nhưng sang năm 2017 anh chị mới đọc sách và tập luyện thường xuyên. Người thân không biết họ nghe thông tin sai lệch từ đâu mà bắt đầu phản ứng gay gắt. Nào là tập môn này phản Đạo, xa rời anh em, không thờ cúng cha mẹ, ông bà… Công an cũng đến nhà tra hỏi, yêu cầu không tụ tập đông người…

Là người trực tiếp tìm hiểu và thọ ích từ môn tập nên anh chị hiểu sự tốt đẹp của Pháp Luân Công. Anh chị kiên định với niềm tin và con đường mình chọn, lần lượt giải khai những hiểu nhầm từ gia đình đến chính quyền.

“Theo đạo Cao Đài lại tu Pháp Luân Công, không phải phản Đạo mà là tạm gác lại” 

Anh Phong cho biết:

“Tôi có người anh họ đang cai quản một vùng Thánh Thất của Đạo Cao Đài. Anh đã làm được 4 năm, chỉ còn một năm nữa là nghỉ nhưng anh mắc nhiều bệnh quá phải xin tạm nghỉ. Khi tôi chia sẻ lợi ích môn mình đang tập, anh chỉ nói một câu: ‘Chiều nay anh lên nhà chú làm liền’.

Ngay chiều đó anh lên nhà tôi tập các bài công pháp. Chỉ một thời gian ngắn tập mà mọi bệnh của anh đều khỏi. Anh ấy mừng lắm bèn đi giới thiệu bạn bè, người thân. Mọi người đều nói: ‘Ông đi qua pháp môn này là phản Đạo, ông mất hết danh tiếng. Ở đạo Cao Đài ông có phẩm vị, ông muốn mất cả cái đó sao?’”

Tu luyện Pháp Luân Công như thế nào; Tu luyện Pháp Luân Công ; Tu luyện Pháp Luân Công để làm gì
Anh Phong cũng giúp cho nhiều người bước vào tu luyện Pháp Luân Công (ảnh: Youtube)

Anh ấy nói:

“Pháp môn này là đúng. Tôi từ một người bệnh đi không nổi, nhờ tập mà khỏe, khỏi hết bệnh, như thế mới là môn tu đúng. Phải khỏe thì mới tu được, đúng không? Sư phụ Lý nói đúng, Pháp môn này đúng là Chính Pháp. Trước tôi cũng tu nhưng đâu có khỏe, bệnh tật đầy thân. Bây giờ tôi tạm gác đạo Cao Đài sang một bên, tu môn này xong rồi tính tiếp. Tu đắc Đạo môn này rồi lại tái tu môn khác. Còn phản Đạo – xin đừng nói cái đó. Cái gì tốt cho sức khỏe, tinh thần, tốt cho mình, cho xã hội thì ta nên làm…”

Kiên định tu luyện

Anh Phong cho hay:

“Một chính giáo thì người tu phải tu tinh tấn, khỏe mạnh nhưng các tôn giáo hiện giờ không làm được. Không có Thần Phật nào quản vì con người đến tôn giáo chỉ toàn là cầu và xin. Là người làm công quả suốt 7 năm, tôi hiểu ra nhiều điều, so với lời Phật dạy thì đúng là mọi thứ đang loạn. Chính các Thầy đang tu cũng hiểu ra điều này nhưng không có lối thoát.

Khi tôi càng đọc Pháp mà Sư phụ Lý giảng tôi càng minh bạch, không khỏi thốt lên. Sao Pháp môn này tốt vậy, thầy giảng đúng vậy. Bao nhiêu câu hỏi tại sao tôi đều tìm ra lời giải qua Pháp lý mà Sư tôn giảng. Hiểu rồi tôi mới thấy Ngài từ bi vô hạn. Ngài đã truyền ra Pháp của mình đúng thời kỳ xã hội nhân loại bại hoại nhất. Pháp độ nhân chân chính là đưa con người trở về, thành tựu sinh mệnh của mỗi đệ tử…”

Gặp phúc báo khi tu luyện Đại Pháp

Điều kỳ diệu mà hai anh chị thường chia sẻ đó là việc xây dựng căn nhà khang trang. Càng nghĩ anh chị càng thấy sự an bài từ bi của Sư phụ.

Điều kiện kinh tế khó khăn, anh chị không bao giờ nghĩ sẽ xây nổi căn nhà. Từ khi tu luyện, thấy Pháp tốt quá, chị Phúc muốn nhiều người biết. Chị mong có được một điểm rộng rãi cho mọi người cùng học Pháp, luyện công. Mọi chuyện tốt đẹp tự nhiên đến như có một bàn tay vô hình sắp đặt mọi thứ.

Đứa cháu gái khai trương mở bán vật liệu xây dựng. Người bạn thân thiết kế bản vẽ đã chọn căn nhà anh chị thực hành làm sản phẩm đầu tay, nhờ vậy mà mọi thứ vừa rẻ vừa thuận lợi. Thuận lợi đến nỗi anh Phong vẫn ngày ngày đi làm công quả mà không phải trông nom xây dựng ngày nào. Bà con lối xóm, bạn bè đều ngạc nhiên về việc xây nhà của anh chị.

Hai vợ chồng theo đạo Cao Đài: ‘Đã tu rồi tại sao không hết bệnh?’
Các học viên đang luyện công chung tại nhà anh Phong (ảnh: Youtube)

Một người tu chính Pháp, cả nhà được thọ ích, điều đó không sai. Từ ngày anh chị tu luyện, mọi chuyện trong gia đình tốt đẹp. Ba đứa con anh chị trước không nghe lời nhưng từ khi chúng thấy ba mẹ khỏe lên, tâm tính thay đổi tốt đẹp, chúng mừng lắm. Con gái lớn nói rằng tiền nó làm ra giờ không phải lo thuốc men cho bố mẹ nữa, nó yên tâm dành dụm. Ba đứa đều đọc Pháp, luyện công. Tuy chúng không tập đều nhưng đứa nào cũng khỏe mạnh, ngoan ngoãn, không khí gia đình luôn vui vẻ, thuận hòa.

Tu luyện là sửa đổi dần dần để trở nên tốt hơn

Qua bài chia sẻ, anh Phong mong muốn nhiều người biết đến Pháp Luân Công. Bởi Pháp môn thật sự đem lại những điều tuyệt vời cho chính bạn và người thân. Nếu không tin có thể thử. Hơn nữa, những lời tốt nên lắng nghe, những lời không tốt nên tìm hiểu. Cái gì không rõ hãy đặt dấu hỏi để đó, đừng vội đánh giá mà mất đi tính chân thực, khách quan.

Chị Phúc cho biết: 

“Trước tôi sống không có mục đích, không biết sống như thế nào cho tốt, mệt mỏi không lối thoát. Nhưng giờ nhờ tu luyện nên tôi hiểu mục đích sống của mình là gì. Trong tâm tôi luôn nhẹ nhàng, thoải mái vì biết mình tại sao lại khổ, muốn thoát khỏi khổ như thế nào,… Tu luyện không có gì khó hết, chỉ cần biết phân biệt tốt xấu để sửa và thay đổi thành tốt đẹp”.

Hãy lựa chọn pháp môn phù hợp với mình

Chị Phúc nói thêm: “Dù bạn có theo Đạo nào cũng không quan trọng. Tuy chúng tôi là người theo đạo Cao Đài nhưng cũng không làm tốt các giáo điều, chỉ là bề mặt thực hiện mà không phải tu. Giờ thấy Pháp Luân Công trực tiếp tốt cho sức khỏe, tâm tính nên chúng tôi theo. Chúng tôi thực hành tu luyện chân chính giữa đời thường, trở thành người tốt và rèn luyện sức khỏe. Sức khỏe tốt, gia đình êm ấm, tâm thái an lạc,… đó là điều thật sự chân chính của tu luyện”.

Hai vợ chồng theo đạo Cao Đài: ‘Đã tu rồi tại sao không hết bệnh?’
Các học viên Pháp Luân Công ở Tây Ninh đang luyện công tập thể (ảnh: Facebook)

Dù là tu theo đạo Cao Đài hay đạo nào khác cũng vậy, chỉ cần tâm tính có thể đề cao, nhân tâm hướng thiện thì đều là điều tốt. Mọi người hãy tự lựa chọn pháp môn phù hợp với mình. Nếu bạn quan tâm đến câu chuyện của anh chị thì có thể gọi vào số 0933 011 696, gặp chị Phúc, và số 0933 790 983, gặp anh Phong, hai anh chị luôn sẵn lòng chia sẻ. Hoặc nếu bạn muốn tìm hiểu về Pháp Luân Công thì có thể vào trang web chính https://vi.falundafa.org/  hay vào link https://hocphapluancong.com/ để được hướng dẫn thêm về pháp môn này.

Xem thêm video: