Bệnh vẩy nến ngứa ngáy khó chịu, cả người lúc nào cũng mẩn đỏ, khiến cô Mận vừa chán nản, vừa mặc cảm, cô từng nghĩ tới việc chấm dứt cuộc đời mình.

Bệnh vẩy nến đeo bám hơn 30 năm

Cô Nguyễn Thị Mận (sinh năm 1965, ở thôn Đoài, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) bị bệnh vẩy nến sau khi sinh người con thứ 2 (năm 1986) được một thời gian. Khi ấy cô thấy trên đỉnh đầu xuất hiện một nốt nấm to bằng cúc áo, rất ngứa, cô thường phải giơ tay gãi đầu. Mùa đông năm ấy, trên người cô lại xuất hiện thêm nhiều nốt như vậy. Cô đi khám thì phát hiện ra bị bệnh vẩy nến, bác sĩ cho thuốc bôi và uống nhưng không khỏi mà bệnh ngày càng nặng thêm.

Căn bệnh này làm cô ăn không ngon, ngủ không yên, tối cô thường xuyên mất ngủ vì bị ngứa, gãi đến chảy cả máu mà vẫn chưa hết ngứa; sau khi gãi thì để lại những vết thương rất đau nhức.    

Người cô bong ra các lớp vẩy trắng, dính hết vào quần áo, giường chiếu. Cả người cô đỏ chót, da mỏng manh, căng lên như phải bỏng. Mỗi lần gội đầu là một cực hình đối với cô, phải mất cả tiếng đồng hồ để gẩy từng cái vẩy cho khỏi bong theo da đầu.

Mỗi lần bôi thuốc thì cả người cô cứ bóng loáng, thuốc dính cả vào quần áo. Nặng nhất là hai chân của cô, do thường xuyên phải tiếp xúc với bùn đất; tối nào cô cũng phải đắp thuốc, nhưng chỉ dễ chịu được một lúc, xong lại đâu vào đó.

Vì căn bệnh này mà cô rất ngại khi phải tiếp xúc với người khác. Mỗi khi đi ra ngoài cô đều ăn mặc rất kín đáo, tránh để người khác nhìn thấy mà ghê sợ. 

“Có bệnh thì vái tứ phương”, cứ nghe ai mách ở đâu có thầy giỏi, thuốc hay là chú lại chở cô đi khám. Tiền bạc chẳng có nhưng các anh chị em trong nhà cô lại cho tiền, động viên cô đi chữa bệnh. Cô thử qua đủ mọi phương pháp, nhưng tất cả đều chỉ đỡ được lúc đầu, sau lại đâu vào đấy.

Lần đó có người giới thiệu cô lên Bắc Ninh để khám ở bác sĩ tư. Họ đảm bảo tiêm 6 mũi sẽ khỏi. Biết tiêm 6 mũi này sẽ hết nhiều tiền nhưng nghe vị bác sĩ đó đảm bảo sẽ khỏi nên cô cũng cố gắng thử xem sao. Tiêm mũi đầu không có phản ứng gì, một tuần sau cô lên tiêm mũi thứ hai. Về được ba hôm thì cả người cô bừng lên, người dấm dứt, ngứa rát rất khó chịu. 

Người nhà cô lo quá mới chở cô đến bệnh viện Bạch Mai khám, bác sĩ yêu cầu nhập viện. Nằm ở đây một tháng thì bác sĩ nói bệnh này không chữa được, phải sống chung với nó, thuốc uống và bôi chỉ làm bệnh nhẹ bớt. Bác sĩ khuyên cô nên nghỉ ngơi nhiều, đặc biệt là phải vô tư, bớt suy nghĩ, tránh tiếp xúc với bùn đất, hóa chất, nhất là xà phòng và nước rửa chén… nhưng cô biết hoàn cảnh của cô thì làm sao có thể thực hiện như vậy được.   

Cứ 2, 3 tháng cô lại ra bệnh viện Bạch Mai lấy thuốc. Nhưng được một thời gian thì thuốc đó cũng không còn tác dụng nữa, bác sĩ đổi thuốc liên tục mà chẳng đỡ. 

Có lúc quá đau khổ vì bệnh tật, cô nghĩ hay uống thuốc ngủ chết đi để được giải thoát. Đêm nào cô cũng cầu trời khấn Phật xin cho cô được giải thoát. Cô hoàn toàn bế tắc!

Cô tâm sự với mẹ: “Các con con cũng đã lớn hơn rồi, đã đi học không phải ẵm bế, đứa lớn 10 tuổi, đứa bé cũng 2 tuổi, con mà chết thì đỡ khổ con”. Mẹ cô đoán được cô nghĩ quẩn, mắng cô một hồi, rồi lại động viên cô không được nói gở, khuyên cô phải sống vì con. Vậy là cô lại hy vọng…

Khỏi bệnh vẩy nến sau nửa năm tu luyện Phật Pháp

Năm 2018, khi cô đến nhà một người ở trong làng để mua đồ thì được bạn ấy giới thiệu cho một tu luyện Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp), vì bạn ấy thấy cô bệnh tật nhiều năm, đi đâu cũng ngại ngần, vội vàng. Bạn ấy nói: “Cô ơi, Tây y, Đông y không chữa được, hay cô thử tập Pháp Luân Công đi.”

Nghe đến từ Pháp Luân Công, cô chợt nhớ bà thông gia của cô cũng đang tu luyện môn này. Bà ấy thấy rất tốt và khuyên cô tu luyện, nhưng lúc đó cô chưa tin và cũng vì nhà còn nhiều việc nên cô cũng không nói gì cả. Nay bạn ấy lại giới thiệu môn này, cô đang ngần ngừ thì bạn ấy đưa cho cô một cuốn sách nhỏ tên là “Sức khỏe là vàng”, nói cô về đọc thử rồi hãy quyết định là có tu luyện hay không. 

Cầm cuốn sách về đọc, cô thấy sách giới thiệu môn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, dạy con người sống Chân Thiện Nhẫn. Trong sách còn có các bài chia sẻ của những người bị bệnh tật rất nặng nhưng khi tu luyện Đại Pháp thì họ đều khỏi. Thấy vậy cô quyết định cũng bước vào tu luyện. Cô nhờ các bạn học viên mua hộ cuốn sách Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chính của Đại Pháp) và đĩa hướng dẫn luyện công.  

Khỏi bệnh vẩy nến nhờ tu luyện Phật Pháp
Cô đã tìm ra được căn nguyên của bệnh tật nhờ đọc sách Chuyển Pháp Luân (ảnh nhân vật cung cấp)

Đọc sách cô hiểu rằng bệnh của cô là do nghiệp mà ra, chỉ có tu luyện mới giúp cô tiêu nghiệp được. Vậy nên vừa bước vào tu luyện là cô đã ngừng không dùng thuốc nữa, chỉ để tâm đến tu luyện. 

Mới tập được 1 tuần cô đã thấy người rất dễ chịu, thoải mái, đỡ ngứa hơn rất nhiều. Sau 1 tháng thì tối cô đã có thể ngủ rất ngon, không bị thức giấc giữa chừng vì ngứa nữa. Các vết vẩy nến cứ giảm dần, và sau khoảng nửa năm thì cô thấy bệnh của mình đã khỏi hoàn toàn. Cô vô cùng hạnh phúc!  

Khỏi bệnh vẩy nến nhờ tu luyện Phật Pháp
Cô Mận đang luyện bài công pháp thứ 5 của Pháp Luân Đại Pháp (ảnh nhân vật cung cấp)

Cô cũng hóa giải được nỗi day dứt trong lòng bao nhiêu năm trời vì sự ra đi của người con trai lớn. Con trai cô đi chăn bò thì bị đuối nước và qua đời khi mới 9 tuổi. Cô đọc sách thì hiểu mọi cuộc gặp gỡ đều là do duyên phận, còn duyên thì họ tìm đến, hết duyên thì họ rời đi. Có thể bây giờ con cô đã chuyển sinh ở một nơi nào đó tốt đẹp rồi; nghĩ vậy nên cô thanh thản hơn rất nhiều.

Cô nói: “Nhờ Đại Pháp nên tôi mới khỏi được căn bệnh vẩy nến đeo bám hơn 30 năm. Đại Pháp đã cho tôi một cuộc đời mới! Tôi chia sẻ câu chuyện của mình, để mong những ai bị bệnh giống như tôi cũng có thể thử tìm hiểu và bước vào tu luyện, đừng bỏ lỡ cơ duyên!”

Bạn đọc muốn giao lưu, chia sẻ về Pháp Luân Đại Pháp thì có thể liên lạc với cô Mận qua số điện thoại 0384 155 171. Hoặc cũng có thể vào trang web chính của Pháp Luân Đại Pháp https://vi.falundafa.org/ hay vào link https://hocphapluancong.com/ để được hướng dẫn chi tiết hơn về Pháp môn này.