Người ta hay nói “không biết không có tội”, thoạt nghe có vẻ là đúng, nhưng suy nghĩ thêm thì thấy: Tại sao người ta biết mà bạn lại không biết?

Cái kẹp gắp than nung nóng

Vào thời Phật Thích Ca Mâu Ni truyền Pháp ở thế gian, có một đệ tử thỉnh giáo Ngài rằng: “Bạch Thế Tôn, người ta nói người không biết thì không có tội, điều này thực hư ra sao, xin thỉnh Thế Tôn khai thị?”

Phật Đà không trực tiếp trả lời câu hỏi này, nhưng Ngài đã đưa ra một ẩn dụ như sau: “Bây giờ ta có một chiếc kẹp gắp đang được nung trong lò lửa, nhưng nhìn bằng mắt thường thì lại không biết chiếc kẹp này rất nóng. Giả sử con là người cầm chiếc kẹp gắp này, con nghĩ thử xem, nếu biết nó nóng sẽ bị bỏng nghiêm trọng hơn, hay là không biết nó nóng sẽ bị bỏng nghiêm trọng hơn?”

Người kia suy nghĩ xong bèn trả lời: “Thưa Đức Phật, không biết nó nóng sẽ bị bỏng nghiêm trọng hơn. Bởi vì không biết nên mới không có tâm lý chuẩn bị trước; lúc bị bỏng sẽ không kịp trở tay xử lý.”

Đức Phật khai thị; Phật Thích Ca Mâu Ni; nhân quả báo ứng tuần hoàn.
Nhân quả báo ứng đã là lẽ trời (ảnh minh họa Pinterest)

Phải chăng không biết không có tội?

Phật Đà nói: “Đúng vậy! Nếu con biết chiếc kẹp gắp rất nóng thì con sẽ biết cách cầm nó lên mà không bị bỏng tay. Con biết cảnh giác, không dám khinh suất, lúc cầm sẽ không dùng sức nắm chặt lấy nó. Còn nếu con không biết chiếc kẹp gắp rất nóng thì con sẽ dùng hết sức nắm chặt lấy nó. 

Như vậy có thể thấy rằng không phải là ‘người không hiểu biết thì không có tội’; mà là người không hiểu biết sẽ chịu tổn hại nặng nề nhất, gánh chịu tội nghiệp và khổ nạn nghiêm trọng hơn. Bởi vì nhân loại không hiểu nhân quả mà làm việc xấu; không biết có Thần Phật hay không nên mới dám khinh nhờn phỉ báng Phật Pháp; không hiểu biết chân lý của vũ trụ cho nên mới trầm luân trong bể khổ.”

Không biết thì không có tội; Đức phật là ai; Đức phật có thật không
Con người trong mê tạo nghiệp mà không hay biết (ảnh minh họa Pinterest)

Con người phải biết thuận theo thiên đạo

Lão Tử từng nói: “Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên”. Nghĩa là người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo đạo, đạo thuận theo tự nhiên. Câu nói này đã miêu tả rõ ràng mối quan hệ tương thông giữa con người và tự nhiên. Con người phải hiểu được vạn sự vạn vật trong vũ trụ và từ đó sống thuận theo đặc tính và quy luật vận hành sinh sôi không ngừng nghỉ của vũ trụ. Có như vậy thì con người và tự nhiên mới hòa hợp trường tồn.

Các bậc Thánh nhân hạ phàm thường xuyên để lại những lời khuyên bảo giúp thế nhân đi theo đường chính, không bị mê lầm và lạc lối trong danh lợi tình. Nhưng không phải là ai cũng nghe và tin theo.

Lão tử đạo đức kinh; Lão tử là ai; Lão tử cưỡi trâu
Thuận theo tự nhiên thì mới có thể trường tồn (ảnh minh họa Pinterest)

Hồng trần cuồn cuộn khiến người ta mê đắm và càng ngày càng rời xa Thiên đạo. Lý trí bị che mờ đến không còn nghe được những lời hay lẽ phải; nghe về Thần Phật thì lại cho là mê tín; nghe về tiền tài danh vọng thì hăng say không ngừng. Trong mê tạo nghiệp mà vẫn tưởng bản thân là rất tốt.

Nói rằng “không biết không có tội”, chẳng qua là cố tình bịt tai để không nghe thấy, cố tình nhắm mắt làm liều; vậy thì không thể nói là không có tội được.

Theo Minh Huệ