“Giống như Kinh thánh và kinh Phật, bài viết chứa đựng những chân lý phổ quát của nhân loại… Sư phụ Lý khuyên mọi người nên sống một đời lương thiện và tích thiện nghiệp.”

Ông Chang Seok-yong, chủ tịch Hiệp hội các nhà phê bình nghệ thuật Hàn Quốc; sau khi đọc bài viết “Vì sao có nhân loại” của Sư phụ Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công – Pháp Luân Đại Pháp; ông Chang đã bày tỏ: “Đây là lời chúc phúc của bậc Trưởng giả; là lời chỉ dẫn mà tất cả mọi người nên tiếp nhận.”

Ông Chang được giới văn học nghệ thuật Hàn Quốc yêu mến ca ngợi là “nhà phê bình văn hóa nghệ thuật xuất sắc nhất thời đại”. Ông không chỉ là nhà thơ mà còn từng là Chủ tịch Hiệp hội các nhà phê bình phim Hàn Quốc; Chủ tịch chi nhánh của Tổng Liên đoàn các nhà phê bình phim quốc tế tại Hàn Quốc; và Chủ tịch Hiệp hội các nhà văn điện ảnh Hàn Quốc.

Ông Chang còn giành được nhiều danh hiệu danh giá như Giải thưởng Nhà phê bình PAF; Giải thưởng Nghệ sĩ của năm, Giải thưởng Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Nhân sự; Giải thưởng Văn hóa và Nghệ thuật Hàn Quốc, Giải thưởng Nhà phê bình Biên đạo múa; và Giải thưởng Nhà phê bình Điện ảnh Thế giới lần thứ nhất.

Trong một cuộc phỏng vấn với The Epoch Times bằng tiếng Hàn; ông Chang Seok-yong cho biết: “Giống như Kinh thánh và kinh Phật; các tác phẩm của Sư phụ Lý chứa đựng những chân lý phổ quát của nhân loại… Sư phụ Lý khuyên mọi người nên sống một cuộc đời lương thiện và tích thiện đức.”

Chỉ khi làm người tốt, tích thiện nghiệp con người mới được hưởng phúc báo

Ông Chang đã có sự cộng hưởng và ấn tượng sâu sắc với đoạn văn trong bài viết rằng: “Cho nên đời người ở thế gian này dù các vị sống giàu hay nghèo, nhất định phải làm điều tốt, đừng làm điều xấu; bảo trì thiện lương, kính Trời kính Thần, vui vẻ giúp người. Như thế mới tích lũy phúc đức, đời sau sẽ có phúc báo” (Trích: ‘Vì sao có nhân loại’ – Sư phụ Lý Hồng Chí). Ông Chang còn bày tỏ rằng: “Bởi niềm tin và hành động như vậy sẽ mang lại hòa bình cho thế giới”.

Ông khẳng định: “Nếu ‘Thượng Đế’ là vị Chúa duy nhất được nhắc đến trong Cơ đốc giáo; thì ‘Ông Trời’ là thuật ngữ chung cho tất cả các vị Chúa ở trên Thiên thượng”. “Mọi người thường bày tỏ sự thành tâm với Thiên thượng; không làm việc xấu chỉ làm việc tốt thì họ mới tích được phúc. Và chính loại phúc khí này sẽ khiến chúng ta trở nên tốt hơn; nó trở thành nguồn ánh sáng chiếu sáng xung quanh, sinh ra ảnh hưởng tốt đối với xã hội… Đây là lời chỉ dạy hướng thiện tốt đẹp biết bao!”.

Ông cũng nhiều lần nhấn mạnh rằng: “Cuộc sống của chúng ta không phải là sẽ kết thúc ở ngay trong kiếp này; kiếp này chỉ là thế giới chúng ta đang sống tạm thời sau khi từ trên trời giáng hạ xuống… Dù cuộc sống có khó khăn đến đâu, miễn là chúng ta làm nhiều việc thiện, tích nhiều thiện đức; thì kiếp sau sẽ được đầu thai vào một gia đình tốt, và sống một cuộc sống hạnh phúc.”

Nhân tính con người vốn lương thiện nhưng vì tham dục mà sa đọa
Phải làm người tốt, tích thiện nghiệp mới được hưởng phúc.

Ông nói tiếp: “Chỉ cần chúng ta làm mọi việc bằng sự chân thành và nỗ lực; thì dù bạn không có mặt trong cuộc đời này, bạn vẫn sẽ nhận được phước lành. Ngay cả khi bạn không nhận được, bạn cũng đã tạo phúc cho người khác. Vì vậy, từ nay trở đi, chúng ta phải làm nhiều việc thiện hơn nữa để tích thiện đức.”

Nhân tính con người vốn lương thiện nhưng vì tham dục mà sa đọa

Ông Chang Seok-yong bày tỏ sự lo lắng về môi trường sống của con người ngày nay: “Để thỏa mãn dục vọng của bản thân, con người đấu tranh với nhau; đi ngược lại lẽ phải và cuối cùng là tự hủy hoại bản thân. Những trường hợp như vậy còn có rất nhiều trong xã hội”. “Giết chóc, chiếm hữu, cướp đoạt… loại tâm thái này thậm chí còn lưu truyền qua các thế hệ. Điều này kì thực là không nên.”

Ông nói tiếp: “Đại sư Lý Hồng Chí đã chỉ ra cho chúng ta biết rằng, vũ trụ có bốn giai đoạn thành – trụ – hoại – diệt. Khi đến giai đoạn cuối cùng là ‘diệt’ thì mọi thứ sẽ tan rã và biến mất trở về không. Tôi hoàn toàn đồng ý với điều này. Khi nhân loại đã làm rất nhiều điều xấu rồi thì tất yếu sẽ bị Thần hủy diệt.”

Ông quả quyết nói rằng: “Bài viết ‘Vì sao có nhân loại’ cảnh báo tất cả chúng ta rằng; con người đã quên đi một số điều để thích nghi với cuộc sống hiện thực… Trong cuộc sống hiện thực, cần phải sẵn sàng chịu khổ thì mới tiêu trừ được hết tội nghiệp”.

Bài viết “Vì sao có nhân loại” đánh thức những giá trị truyền thống quý báu đã bị thế nhân lãng quên

Ông Chang Seok-yong thường rất quan tâm đến các tôn giáo truyền thống; ông cho biết: “Cốt lõi trong bài viết của Sư phụ Lý cho thấy sự quý giá của truyền thống và chân lý… không khác mấy so với các tôn giáo truyền thống của phương Đông như Phật giáo và Đạo giáo; nên tôi có cảm giác rất quen thuộc. Có rất nhiều điểm tương đồng về giá trị giữa các tôn giáo khác nhau với truyền thống của tổ tiên chúng ta; và trí tuệ ấy được lưu truyền lại từ nhiều thế hệ… khiến tôi nhớ đến những gì ông bà tôi đã nói với tôi.”

Chỉ khi làm người tốt, tích thiện nghiệp mới được hưởng phúc báo
Ảnh: internet

Ông Chang nhớ lại: “Các bậc trưởng bối vẫn thường hay dạy bảo tôi rằng hãy sống làm một người đàng hoàng, không được làm điều xấu; dù có uống rượu thì cũng nhất định không được uống say vì sẽ dễ phạm sai lầm… nhưng những điều này bị mọi người lãng quên mất rồi”. “Những người ghi nhớ và thực hành theo các giá trị truyền thống, dù ở phương Đông hay phương Tây; họ sẽ vượt qua giới hạn địa lý và đồng ý với bài viết của Đại sư Lý mà không cảm thấy bị bài trừ.”

Ông Chang còn nói thêm rằng: “Bài viết của Sư phụ Lý Hồng Chí giải thích một cách có hệ thống giá trị cốt lõi của tư duy truyền thống, các giá trị truyền thống; đồng thời đề xuất các phương pháp cụ thể… cho phép chúng ta nhìn nhận lại mục đích sống và phương hướng của cuộc đời”.

Ông Chang Seok-yong nói: “Tôi hy vọng rằng bài viết này sẽ được nhiều người hơn nữa biết đến và đọc nó… Sau khi đọc xong, các bạn sẽ ghi nhớ lại sự quý giá của những giá trị truyền thống như lòng hiếu thảo mà chúng ta đã lãng quên; và cảm thấy biết ơn với Thần”.

Cuối cùng, ông Chang Seok-yong còn nhấn mạnh rằng: “Chúng ta sinh ra với sứ mệnh là làm điều thiện nên phải tích thiện nghiệp hơn nữa… Ai đã quên cách làm điều thiện thì hãy thành tâm và làm nhiều việc thiện hơn nữa.”

Theo Ntdvn.net