Chủ Nhật , 26 Tháng Năm 2024

Nếu con người đã được Thần định số, vậy Thần ở đâu trong không gian vũ trụ?

16/02/23, 08:50 Văn hóa truyền thống
Nếu con người đã được Thần định số, vậy Thần ở đâu trong không gian vũ trụ?

Tàu vũ trụ bay vào không gian mà cũng không tìm thấy thiên đường, nếu Thần thực sự tồn tại thì Ngài ở đâu trong vũ trụ bao la này?

Định số (số mệnh)

Nhân gian có câu: “Tất cả đều do số mệnh”; như vậy chẳng phải con người đã thừa nhận sinh mệnh là có số phận? Người ta khi đi xem bói phần lớn đều căn cứ vào tử vi bát tự- tứ trụ với giờ, ngày, tháng, năm sinh để luận ra, khi nào chôn cất, hành trình của cuộc đời, nên làm gì vào ngày nào năm nào tháng nào. Chỉ nội điều này đã đủ để chúng ta cho ra kết luận, con người tin vào định số.

Tức là mỗi người từ khi sinh ra đã có sẵn một kịch bản cho toàn bộ cuộc đời và họ sẽ sống theo kịch bản đó. Nếu như mỗi người đều có định số, vậy sự thay đổi của các triều đại trong lịch sử chẳng phải cũng đã được định sẵn rồi hay sao? Xét vĩ mô hơn nữa, sự chuyển động của các thiên thể trong vũ trụ: Trái đất, Mặt trời, Hệ ngân hà; hay ngay cả chúng ta, tôi và các bạn cũng đang “diễn” theo kịch bản đã được định số của đời mình? Và cũng theo niềm tin đó, các vị Thần chính là thế lực đang thao túng sinh mệnh con người?

Vì sao các bậc hiền triết có thể biết trước số mệnh?

Trong lịch sử đã có rất nhiều bậc thầy, nhà tiên tri, bậc giác ngộ với khả năng đoán trước vận mệnh cũng như nắm chắc thuật bói toán trong Kinh Dịch, Kỳ Môn Độn Giáp…

Các sự kiện diễn ra đã được ghi lại cho chúng ta từ hàng ngàn năm về trước; như vậy chẳng phải phần lịch sử này đã được định sẵn từ lâu rồi hay sao? Làm sao những “con người” này lại có khả năng biết trước các sự kiện sẽ xảy đến một cách chính xác như vậy?

Nếu con người đã được Thần định số, vậy Thần ở đâu trong không gian vũ trụ?
(ảnh tổng hợp trên Internet)

Có một cách giải thích như sau: có lẽ những người tìm hiểu về đạo Phật sẽ nghiêng về giả thuyết này, rằng con người sau một quá trình tu luyện, họ sẽ xuất lai một chủng công năng gọi là “túc mệnh thông”. Tuỳ vào công năng mạnh yếu khác nhau mà mỗi người sẽ nhìn được tương lai của bản thân hay của những người khác, thậm chí nhìn được sự biến đổi của toàn đại khung vũ trụ.

Vậy hàng tỷ người trong Thiên Chúa giáo họ giải thích như thế nào về sự hiện diện tưởng chừng rất huyền hoặc của Chúa?

Thần ở đâu trong không gian vũ trụ?

Nhà khoa học vĩ đại Isaac Newton đã xuất bản cuốn sách “các nguyên lý toán học” vào năm 1678; trong đó trình bày chi tiết các nguyên tắc cơ học, giải thích thủy triều, sự chuyển động của các hành tinh và tính toán cách thức hoạt động của hệ mặt trời. Sau khi đạt được nhiều thành công và danh hiệu, ông đã nhiều lần đề cập đến chuyện, chỉ có Đức Chúa Trời mới đủ khả năng tạo ra vũ trụ. 

Khi ấn bản “các nguyên lý toán học” được tái bản lần thứ hai, Newton đã viết đoạn này trong cuốn sách để bày tỏ niềm tin của mình:“Tất cả hệ thống hoàn hảo này, bao gồm mặt trời, các hành tinh và sao chổi, chỉ có thể đến từ bàn tay của Chúa Toàn Năng. Giống như một người mù không biết gì về màu sắc, chúng ta cũng không biết cách hiểu mọi sự của Đức Chúa Trời.”

Với những người Ki-tô giáo, họ cho rằng mọi sự trên thế gian đều do chúa khai sáng và sắp đặt. Nếu bạn đặt câu hỏi:“Chúa ở đâu? Con người đã bay ra ngoài không gian nhưng không ai thấy chúa cũng không thấy thiên đường”.

Nếu con người đã được Thần định số, vậy Thần ở đâu trong không gian vũ trụ?
Thượng Đế tạo ra Adam (Ảnh: Wikipedia)

Kỳ thực, để giải đáp vấn đề này cũng đơn giản, bởi vì người tu luyện có công năng sẽ cho rằng Thần sống ở không gian khác, ai có thể nhìn thấy Thần thì đều đã là Thần tiên hoặc là thánh nhân. Con người bình thường chỉ có khả năng nhìn thấy những thứ trong phạm vi sự thấy biết của họ.

Ví như con cá sống trong nước sẽ không thể hình dung được con chim bay trên trời hô hấp như thế nào; và con chim trời cũng không biết con cá làm sao để có thể thở được khi sống trong nước. Nếu không có kính hiển vi, có lẽ con người cũng không thể nhìn thấy virus và vi khuẩn; vì chúng ta không thể tiến nhập vào không gian giữa nguyên tử, phân tử, điện tử, proton. Hễ những gì mắt thường của chúng ta không trông thấy thì chúng ta sẽ cho rằng nó không tồn tại hay sao?

Thần là thực thể khó lý giải nhưng luôn được hiểu bằng khái niệm vô cùng tốt đẹp, rực rỡ, chỉ những người có sự thức tỉnh cao về tâm linh với năng lượng yêu thương, lòng từ bi vượt khỏi ranh giới của loài người, họ mới có thể thấy được các vị Thần. Sự dao động tần số tâm linh sẽ quyết định mỗi người có thể nhìn thấy và cảm nhận được những gì. Đây cũng là lý do vì sao có những người một lòng tín thác vào Chúa, và cũng lại có những người không thể có được niềm tin thuần khiết đó.

Sự xuất hiện đồng thời của các vị Thần trong văn hoá cổ đại

Theo truyền thuyết lịch sử Trung Hoa, Bàn Cổ tạo ra thế giới và Nữ Oa tạo ra con người bằng bùn đất. Sau đó các vị Thần khác xuống trần gian để dạy con người các kỹ năng sống: Thần Nông nếm thử các loại thảo mộc, dạy con người cách trồng ngũ cốc; Phục Hy tạo ra ký tự và ngôn ngữ để con người có thể giao tiếp với các vị Thần…

Thời kỳ Tam hoàng và Ngũ đế trên đất Trung Nguyên là thời kỳ con người và các vị Thần chung sống cùng một không gian. Dưới sự bảo hộ của các vị Thần, nền tảng văn minh nhân loại cơ bản đã được hình thành.

Một số các vị Thần trong văn hoá Ai Cập (ảnh: Vyctravel)

Cùng thời điểm đó là sự xuất hiện của các nền văn minh rực rỡ trên khắp hành tinh như Ai Cập, Ấn Độ. Chúng ta có thể nhận thấy rằng, đó đều là những triều đại hùng mạnh với các khối kiến trúc đồ sộ, nơi tôn thờ các vị Thần tối cao, mà kỹ thuật và công nghệ hiện đại của con người ngày nay cũng khó mà có thể tạo dựng.

Sau thời kỳ cai trị của các vị Thần, là thời kỳ trị vì của các vị vua được gọi là Thiên Tử, họ là con người nhưng có thể câu thông với các vị Thần ở không gian khác.

Thời gian qua đi, khi con người đã thành thục, văn hoá tu luyện cũng được đặt định bằng việc các vị Thần lần lượt hạ thế trên các vùng lãnh thổ khác nhau (Chúa Giê-su, Phật Thích Ca Mâu Ni, Lão Tử…) khai sáng nên các pháp môn tu luyện, một lần nữa khơi gợi để con người không quên đi nguồn gốc và ý nghĩa chân chính của sinh mệnh.

Văn hoá tín ngưỡng của người phương Đông và người phương Tây có chỗ khác nhau. Tuy nhiên nếu thực sự tìm hiểu về lịch sử một cách nghiêm túc, chúng ta sẽ bắt gặp sự tương đồng đáng kinh ngạc. Hết thảy đều với một mục đích là hướng con người đến điều thiện, đến tu luyện để quay trở về Thiên Thượng.

Đại Vũ chuyển sinh là một sinh mệnh nửa thần, nửa người với sức mạnh và tài trí; dưới sự giúp đỡ của các vị Thần khác, ông đã trị thuỷ thành công (ảnh: Nghethuathongan)

Ví dụ: trong truyền thuyết về vua Đại Vũ, sự kiện trị thuỷ nổi tiếng của ông được ghi trong sử sách Trung Hoa; nhưng lại bắt nguồn từ trận đại hồng thuỷ có trong thánh kinh của người Tây phương.

Khi đó, vua Nghiêu sai người đi hỏi Tây Vương Mẫu nguyên nhân nước lũ dâng cao; được bà khai thị rằng, đại hồng thuỷ là do Chúa Trời tạo ra để trừng phạt loài người. Con người phải chờ 1 vị Thần chuyển sinh đến trị thuỷ; nhưng quá trình đó phải mất 20 năm để có thể khơi sông, xẻ núi đưa lượng nước khổng lồ thông ra biển.

Các vị Thần sở hữu năng lực siêu nhiên với thân người đầu chim, đầu bò, đầu sư tử… xuất hiện trong hầu hết các nền văn minh cổ đại từ châu Á sang châu Âu, xuyên qua các đại dương bất chấp mọi địa hình và sự giới hạn của phương tiện giao thông. Chẳng lẽ, chúng ta chưa từng một lần suy nghĩ về điều này? Những sự trùng hợp này liệu có thể chỉ là ngẫu nhiên?

Số phận đã được Thần an bài, phải chăng con người nên bàng quan chấp nhận?

Chúng ta có thể hiểu như sau: một vị Thần tối cao đã tạo ra vũ trụ và các thể sinh mệnh trong đó có con người. Từng thời kỳ khác nhau, ngài sẽ cử những vị “sứ giả của Thần” đến dạy con người cách sống hợp với đạo Trời. Thông qua các vị Thần đó, thông qua những văn bản cổ đại đã hướng dẫn con người cách sống một cách tường tận, chi tiết. Điều con người cần làm chính là thuận theo tự nhiên, thuận theo đạo lý đã được đặt định mà hành xử.

Trong hoàn cảnh sống bình thường, chúng ta vẫn phải nỗ lực sống, nhưng thành công hay thất bại lại phụ thuộc vào số phận đã được Thần an bài. Bởi thế gian đã có câu “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”. Nếu bỏ lỡ cơ hội thăng tiến, những nỗ lực của chúng ta sẽ vô ích; hoặc cũng có thể bạn không muốn bỏ cuộc nhưng số phận của bạn chỉ dừng lại ở đó.

tôn kính Phật
Tôn kính thần Phật, làm các điều thiện, tránh xa điều ác, trọn đời bình an (ảnh: NTDVN)

Tuy nhiên, cổ nhân cũng để lại một câu thế này:“Đức năng thắng số”; tức là khi con người tích đức hành thiện, Thần sẽ thay đổi vận mệnh của họ. Chúng ta cũng đều biết rằng,“thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, không phải không báo mà là thời điểm chưa đến, khi đến lúc nhất định sẽ báo. Đời này không sợ quả báo, thì quả báo sẽ đến đời sau”. Làm việc thiện có thể cảm động trời đất, cải biến vận mệnh; làm việc ác thì vận mệnh vốn tốt đẹp cũng sẽ bị thay đổi.

Một số các học thuyết hiện đại có thể đi ngược lại tín ngưỡng về Thần. Tuy nhiên, con người vẫn đang trên con đường không ngừng hoàn thiện sự hiểu biết về sinh mệnh và vũ trụ. Không khó để cảm thấy sự hiện hữu của Thần, nhưng điều quan trọng là bạn có thể buông bỏ những định kiến, dùng trái tim để cảm nhận tình yêu thương vô bờ bến và sự bảo hộ của Thần hay không mà thôi.

Theo Bannedbook

x