Thần bảo hộ người chân tâm hướng thiện
Dưới đây là 2 câu chuyện về Thần Phật luôn bảo hộ những người có chân tâm hướng thiện.
- Phẩm đức và sự bảo hộ của Thần trong đại dịch
- Quỷ dịch đánh dấu người phải chết trước khi Ôn Thần phát tán đại dịch
Khi làm việc gì có suy xét người ta đều lấy đạo đức để làm tiêu chí; có như vậy sẽ không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành thiện thì có thể đắc phúc, hành ác thì sẽ gặp họa. Nếu sửa chữa lỗi lầm hướng thiện, thì có thể chuyển họa thành phúc.
Hai câu chuyện dưới đây cho thấy Thần luôn bảo hộ người lương thiện, chuyển nguy thành an.
Nội dung chính
Lục Thụ Thanh đức hạnh thông Thần linh, có Thần bảo hộ
Lục Thụ Thanh (1509-1605) tự Dữ Cát, hiệu Bình Tuyền. Năm Gia Tĩnh thứ 20 triều Minh (năm 1541), ông thi hội đỗ đầu, đỗ tiến sĩ, được bổ làm Biên tu Hàn lâm viện. Vì phụ thân bệnh nặng, ông phải về quê, phụ thân chết, ông chịu tang ba năm. Sau đó ông được bổ nhiệm làm Thái thường khanh cai quản việc tế tửu ở Nam Kinh (chủ quản Quốc tử giám).
Bởi ông là người chính trực, trong thời gian làm quan tận tâm làm hết chức trách nên sau đó ông được đề bạt làm Hữu thị lang Bộ Lại. Thế nhưng, ông vốn coi nhẹ danh lợi, ông lấy cớ có bệnh từ chối. Sau khi lên ngôi, Mục Tông lại triệu tập bổ nhiệm nhưng ông không nhậm chức. Thời kỳ Thần Tông, Hoàng đế lại bổ nhiệm ông làm Thượng thư Bộ Lễ, Lục Thụ Thanh. Ông không cách nào từ chối được, đành phải đi nhậm chức.
Xưa khi Lục Thụ Thanh lên Nam Kinh dự thi, Quận thú Vương Hoa mộng đến Thiên đình. Ông thấy dưới sân đình có mấy trăm người đang vây quanh hành lễ bái lạy một người. Họ còn nói lớn cái tên Lục Thụ Thanh. Sau khi kỳ thi hội niêm yết bảng, cái tên Lục Thụ Thanh đứng đầu. Quận thú nói với những người xung quanh rằng: “Lục Thụ Thanh đức hạnh thông Thần linh. Sau này lộc vị, danh tiếng, tuổi thọ nhất định đều là thứ nhất”.
Được Thần bảo hộ chuyển nguy thành an
Từ cuộc đời ông cho thấy quả đúng như vậy, ông sống đến gần trăm tuổi. Điều có ý nghĩa là, từ tuổi nhỏ đến tuổi già, Lục Thụ Thanh đã mấy lần gặp nguy hiểm: chẳng hạn như gặp bức tường đổ, gỗ rơi; tuy nhiên lần nào ông cũng hóa nguy thành an. Còn nữa, mỗi lần ông đi ngao du thì thời tiết đều nắng đẹp; cho dù gặp mưa gió thì cũng nhanh chóng chuyển sang nắng. Đây chẳng phải là sự bảo hộ của Thượng Thiên đó sao?
Thần giáp vàng bảo hộ ông chủ Kim
Những năm đầu niên đại Gia Tĩnh đời Minh, huyện Nghi Trưng (cũng gọi là Nghi Chinh) Giang Tô có một thương nhân họ Kim mở cửa hiệu cầm đồ. Ông chủ Kim là người chính trực, mua bán đều rất công bằng. Hơn nữa, mua đồ thì rất rộng rãi, kỳ hạn cũng rất dài. Ông không giống những hiệu cầm đồ khác coi trọng tiền bạc định giá thấp.
Đối với những người già nghèo khó đến cầm đồ, ông chủ Kim thường phá lệ miễn trả lãi. Còn đối với người nghèo, mùa đông, ông miễn trả lợi tức đối với áo rét. Mùa hè, ông miễn trả lợi tức áo mùa hè; do đó đã giải cứu được rất nhiều người. Tuy ông chủ Kim làm nhiều việc thiện nhưng việc làm ăn của hiệu cầm đồ không những không bị lỗ vốn mà còn ngày càng hưng thịnh. Ông chủ Kim cũng trở thành phú thương nổi tiếng trong vùng.
Một năm nọ, một nhóm cướp đến thị trấn, rất nhiều nhà giàu có đều bị chúng cướp sạch. Nhưng điều kỳ lạ là, nhà ông chủ Kim lại bình an vô sự. Điều này tự nhiên khiến quan phủ nghi ngờ, cho rằng ông chủ Kim có khả năng cấu kết với bọn cướp. Nhưng sau khi bắt được toàn bộ bọn cướp, quan phủ thẩm vấn, thì không có tên nào thừa nhận có liên quan đến ông chủ Kim.
Trên nóc nhà có vô số vị thần áo giáp vàng
Viên quan thẩm lý vụ án rất buồn bực, bèn chất vấn bọn cướp rằng: tại sao không đi cướp hiệu cầm đồ nhà ông chủ Kim. Bọn cướp nói: “Chúng đã từng mấy lần đến hiệu cầm đồ của ông chủ Kim nhưng lần nào cũng trông thấy trên mái nhà ông có vô số các vị Thần mặc giáp vàng”; do đó không dám phá cửa mạo phạm.
Lúc này, quan phủ và dân chúng địa phương mới hiểu rõ nhân quả. Thì ra chính vì ông chủ Kim thường ngày vốn tích đức hành thiện nên mới có Thần linh bảo hộ. Quan phủ không chỉ ban thưởng tấm biển khen ngợi cho ông chủ Kim mà còn tuyên truyền rộng việc làm thiện và thiện báo của ông.
Chân tâm hành thiện được Thần bảo hộ
Sở dĩ ông chủ họ Kim có thể tránh được tai họa, chính vì trong cõi hư vô, họ được Thần Phật bảo hộ. Đây rõ ràng là sự ứng nghiệm của câu nói Trời phù hộ người thiện lương. Còn kẻ ác, dùng hết mọi mưu gian quỷ kế, hãm hại trung lương; không những nhọc tâm vô ích mà còn tạo tội nghiệp sâu dày. Kết quả bị người oán hận, Trời nổi giận.
Đời người cơ ngộ vô thường nhưng sự truy cầu đối với vận mệnh là bình đẳng. Trau dồi đạo đức là có trách nhiệm đối với sinh mệnh. Chân tâm hành thiện mới là quan trọng nhất, bởi vì nhà tích thiện ắt có dư phúc lành; nhà tích bất thiện ắt có thừa tai ương. Báo ứng chỉ là sớm hay muộn mà thôi.
Với những người biết giữ lễ, kiểm soát dục vọng, coi nhẹ lợi ích cá nhân, thì luôn được Thần Phật bảo hộ.
Theo Minh Huệ net
Có thể bạn quan tâm: