Thiên nhân cảm ứng: ‘Vũ trùng chi nghiệt’ ứng nghiệm điềm đại hung
Sự xuất hiện bất ngờ của các loài chim hoặc quạ đen thường được coi là điềm đại hung, trong các tư liệu lịch sử thì gọi đó là “vũ trùng chi nghiệt”.
- Ngũ hành luận giải chính biến khi xuất hiện thiên nga đen
- Sự xuất hiện của ‘Ngũ tinh liên châu’ và ‘thiên nga đen’ năm 2021 báo hiệu điều gì?
Văn hóa truyền thống coi trọng “Thiên nhân cảm ứng”, trước giờ vẫn cho rằng “Vũ trùng chi nghiệt” là điềm đại hung. Trong “Hán Thư” cũng có nói đến điều này. Hãy cùng tìm hiểu về thời Tam Quốc để xem dấu hiệu này ứng nghiệm như thế nào?
Nội dung chính
Điềm báo “Vũ trùng chi nghiệt” thời Tào Ngụy
Năm thứ ba khi Tào Phi đăng cơ làm Ngụy Văn Đế (Năm Hoàng Sơ thứ ba), một đám chim Thốc Thu cổ dài màu xanh đen, mắt đỏ, đầu không có lông xuất hiện ở hồ Phương Lâm, Lạc Dương. Đây là loài chim tính tình tham lam độc ác; phía trên đầu cổ đều không có lông, bị coi là điềm dữ. Năm Hoàng Sơ thứ 7, loài chim này lại xuất hiện. Lần này nó đến giống như dự báo điềm dữ, tới mùa hè thì Ngụy Văn Đế băng hà.
Ngụy Minh Đế kế vị, ban đầu có đóng góp lớn trong việc xây dựng về quân sự, chính trị và văn hóa. Đáng tiếc về sau do quá quan tâm đến việc xây dựng kiến thiết mà bỏ bê việc chính sự.
Năm Cảnh Sơ thứ nhất, Minh Đế cho dựng Lăng Tiêu Các. Lúc này xuất hiện con chim khách màu đen trắng xây tổ phía trên. Ngụy Minh Đế hỏi quan chép sử Cao Đường Long đây là điềm báo gì? Cao Đường Long trích dẫn câu thơ “Duy thước hữu sào, duy cưu cư chi” của bài “Thước sào” trong “Thi Kinh Quốc Phong” để trả lời câu hỏi của Minh Đế.
Ông phân tích cho Minh Đế, trước mắt chim khách ở đây làm tổ; tương lai chim tu hú sẽ đến chiếm cứ tổ chim khách. Điềm báo rằng “cung điện chưa hoàn thành xong thân đã không ở được”; chỉ sợ tương lai sẽ có vương công trong họ đuổi Thánh thượng đi, không thể không lo nghĩ sâu xa. Ngụy Minh Đế nghe vậy thì sắc mặt thay đổi, tâm trạng không vui.
Điềm đại hung ứng nghiệm
Hai năm sau, đến năm Cảnh Sơ thứ ba, tại hồ Lâm Viên ở Lạc Dương lại xuất hiện một đàn chim Thốc Thu. Loài chim này xuất hiện ở đây là điềm báo sẽ có đại tang. Ngụy Minh Đế cảm thấy không lành, rất căm ghét đàn chim này. Quả nhiên năm đó ông băng hà ở tuổi 35. Người kế vị sau đó bị các quần thần chiếm quyền biến thành bù nhìn. 26 năm sau, chính quyền Tào Ngụy rơi vào tay gia tộc Tư Mã; thực sự ứng nghiệm với hiện tượng “Chim tu hú chiếm tổ của chim khách”.
Vũ trùng chi nghiệt thời nhà Tấn
Không chỉ xuất hiện thời đó, “vũ trùng chi nghiệt”, chim tu hú chiếm tổ chim khách cũng xảy ra vào triều Tấn và ứng nghiệm tương tự. Giữa hai bên, có không ít chỗ trùng hợp, ở đây tiện thể nói một chút.
Tháng 6 năm Thái Nguyên thứ 16 thời Hiếu Vũ Đế, chim khách làm tổ ở mái hiên đầu đông của điện Thái Cực (nơi ở của Hoàng đế lúc lên ngôi). Một nơi khác trong cung, đầu tây Quốc tử học đường cũng bị làm tổ. Năm Thái Nguyên thứ 18, Đông cung của Thái tử vừa mới xây dựng xong. Tháng giêng năm sau chim khách làm tổ tại đây. “Tấn Thư” nhận định, hiện tượng “vũ trùng chi nghiệt” này và năm Cảnh Sơ thứ nhất thời Ngụy Minh Đế là cùng một điềm báo.
Trường học là nơi tập trung giáo hóa phong thái đạo đức; đầu tây là phương vị thuộc Kim trong ngũ hành, mà triều Tấn thuộc tính Kim. Trong “Thuyết thạch đồ” có nói, “mệnh Kim là ngũ hành của nhà Tấn”. Lý Thiện ghi chú nói “Mệnh Kim trong ngũ hành, là chỉ nhà Tấn vậy”. Cho nên hai nơi này bị chim khách làm tổ, tượng trưng điềm triều Tấn bị chiếm cứ, giáo hóa bị bại hoại.
Nhìn lại lịch sử, sau khi Hiếu Vũ Đế nhà Tấn băng hà, An Đế kế vị; quyền lực lập tức rơi vào tay các bề tôi. Về sau Hoàn Huyền soán vị, phong giáo hư phế, chính quyền Đông Tấn chỉ còn trên danh nghĩa. Truyền đến Tấn Cung Đế, trên thực tế triều chính Đông Tấn đã hoàn toàn nằm trong tay Lưu Dụ; chỉ một năm rưỡi sau, Đông Tấn đã đi vào lịch sử.
Điềm báo “Vũ trùng chi nghiệt” thời Thục Hán
Nước Thục thời Tam Quốc, cũng xuất hiện điềm báo “vũ trùng chi nghiệt” tương tự.
Tháng 10 năm Kiến Hưng thứ 9 thời Hậu chủ Lưu Thiện, từ Giang Dương Ích Châu đến Giang Châu (tên gọi xưa của Trùng Khánh) có một đoàn chim từ Giang Nam bay qua Giang Bắc. Vào mùa thu, chim bay di trú phía bắc là nghịch thế, không phải hiện tượng bình thường.
Đàn chim bay qua sông, số rơi xuống nước chết hàng ngàn con. “Tấn thư” chỉ ra, chim bay đến phía Bắc nhưng bay không được đến bờ bên kia, bị rơi xuống nước mà chết là hiện tượng có đối ứng. Vậy những con chim bị rơi xuống nước mà chết đối ứng sự thật lịch sử nào?
Tể tướng nhà Thục Hán lúc ấy là Gia Cát Lượng mưu tính sách lược đất Thục; dốc sức phục hưng nhà Hán, hợp nhất thiên hạ, cúc cung tận tụy. Sau khi Gia Cát Lượng mất, đại tướng Khương Duy tiếp nối chí ấy dốc lòng hoàn thành sứ mệnh, tích cực xuất binh. Nhưng nhiều lần không được.
Chim rơi xuống nước báo hiệu các tướng sĩ bỏ mạng
Trong hàng chư tướng nước Thục xuất chiến phạt bắc, rất nhiều binh sĩ bỏ mạng. Các vị tướng tài của nước Thục, nhiều người dùng sinh mệnh của mình để bày tỏ lòng trung nghĩa với đất nước; họ đối ứng với vận mệnh của những con chim rơi xuống nước mà chết kia.
Gia Cát Lượng ổn định lại đất nước, nhưng lãnh địa Thục Hán cuối cùng không vượt qua được sông Vị; không thể nắm được vùng phía Bắc sông này. Những con chim bỏ mạng khi bay qua sông ngược về phía bắc, có thể nói là dự báo trước đoạn lịch sử cuối cùng này của nhà Thục Hán!
Điềm báo “Vũ trùng chi nghiệt” thời Đông Ngô
Nhà Đông Ngô thời Tam quốc có hiện tượng “vũ trùng chi nghiệt” tương tự. Tháng 4 năm Xích Ô thứ 12 Thời Ngô Đại đế Tôn Quyền, có hai con quạ ngậm lấy chim khách rơi vào Đông quán học xá ở phía đông hoàng cung. Tôn Quyền lệnh cho thừa tướng Chu Cứ đốt chim khách để tế tự.
Đông quán học xá là phủ giáo do Tôn Quyền xây dựng. Vương tử trong triều, con em tướng lĩnh đều tập trung ở đây học tập. Lưu Hâm – đại học giả thời Hán giảng giải, chim khách rơi vào trong cung, đây là hiện tượng “vũ trùng chi nghiệt”; bởi vì đế vương đương triều nhìn không rõ, nghe không thông nên mới có một dấu hiệu không tốt đến để trừng phạt. Sự thật là như thế nào?
Lúc ấy là cuối thời Tôn Quyền tại vị, ông ta tin vào lời sàm ngôn, không nghe lời can gián, đức hạnh suy yếu, lại thích giết chóc. Năm sau, các vùng che chắn đất nước là Đan Dương, Câu Dung đến Cố Chương, liên tục phát sinh núi lở; các vùng thuộc huyện Trà Lăng nước sông tràn lan. Thái tử Tôn Hòa bị phế, một người con khác là Lỗ vương Tôn Bá bị buộc phải chết. Thừa tướng Chu Cứ bị giáng chức, đều ứng với hiện tượng “vũ trùng chi nghiệt” này.
Chim khách rơi vào đông quán, họa trực tiếp ứng trên thân Thái tử, vương tử, chẳng lẽ không phải thiên ý bày ra hay sao?
Điềm báo đại hung là lời cảnh báo của Thần
Hiện tượng “vũ trùng chi nghiệt” này cũng không phải phát ra một lần mà thôi. Qua hơn một năm, đến tháng giêng năm Thái Nguyên thứ 2, lại phát sinh việc chim khách xây tổ. Năm này Tôn Hòa thụ phong làm Nam Dương vương, ban thưởng ở Trường Sa.
Khi ông đi thuyền qua Vu Hồ, liền có chim khách xây tổ trên cột buồm của thuyền nơi ông ngồi. Thuộc hạ của Thái tử sau khi biết việc này, đều cực kỳ lo lắng, cho rằng cột buồm không thẳng bởi vì chim khách xây tổ mà lệch nghiêng; chính là điềm báo không yên ổn. Quả nhiên, một năm sau khi Tôn Quyền băng hà, Thừa tướng Đại tướng quân Tôn Tuấn làm loạn, Thái tử Tôn Hòa bị phế, sau đó bị buộc phải chết.
Văn hóa truyền thống thuận theo tư tưởng tinh thần Thiên nhân hợp nhất. Thông qua việc quan sát sự biến hóa của các hiện tượng thiên văn và sự xuất hiện của các dị tượng, mà quy chính lại các biện pháp chính trị của hoàng đế; từ đó đảm bảo cho quốc thái dân an.
Ông Trời có đức hiếu sinh, “vũ trùng chi nghiệt” là điềm đại hung, cũng là lời cảnh cáo. Từ khi điềm dữ xuất hiện đến khi phát sinh việc xấu, đều lưu lại một chút thời gian.
Đáng tiếc chính là, người chốn nhân gian rất khó phát sinh giác ngộ từ các thiên tượng, dị tượng, điềm đại hung, từ đó mà xoay chuyển vận thế.
Theo Epoch Times